Thực hiện chương trình cải tạo đàn bò vàng nhằm nâng cao tầm vóc và thể trạng, Trung tân Giống vật nuôi đã triển khai Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật lai tạo bê lai giữa bò đực BBB và bò cái nền lai Zebu trên địa bàn tỉnh Yên Bái”.
Bò lai F1 BBB do Trung tâm Giống cây trồng, Vật nuôi phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo.
Sau 15 năm thực hiện chương trình cải tạo đàn bò vàng nhằm nâng cao tầm vóc và thể trạng, trong đó nội dung chủ yếu là thực hiện công tác truyền tinh nhân tạo giống bò Red Sind và Brahman (lai Zebu) cho đàn bò cái địa phương, hiện nay, 90 xã, phường, thị trấn ở Yên Bái đã có đàn bò cái sinh sản hướng thịt lai Zebu, với tỷ lệ máu ngoại từ 50% trở lên. Công tác cải tạo đàn bò đã đạt được hiệu quả rõ nét, nâng cao được tầm vóc và khả năng sản xuất của đàn bò nội.
Tuy nhiên, phương thức chăn nuôi hiện nay chủ yếu là chăn thả khai thác nguồn thức ăn xanh là chủ yếu, diện tích trồng cỏ không đáng kể, việc tận dụng các sản phẩm phụ nông nghiệp làm thức ăn cho đàn trâu, bò vẫn còn hạn chế cho nên hiệu quả của nghề chăn nuôi bò chưa cao, đàn bò có xu hướng giảm mạnh.
Ông Nguyễn Huy Bái – Giám đốc Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi cho biết: “Để tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển đàn bò thịt trên nền của đàn bò cái đã được cải tạo tại các xã, phường, thị trấn trong tỉnh, trong năm 2015 và 2016, Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai thực hiện Dự án khoa học “Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật lai tạo bê lai giữa bò đực BBB và bò cái nền lai Zebu trên địa bàn tỉnh Yên Bái”. Dự án được triển khai tại một số xã của huyện Trấn Yên, Yên Bình và Văn Chấn. Mục tiêu cụ thể: lựa chọn bò cái sinh sản Zebu để tổ chức lai tạo với giống bò BBB; sau 2 năm lai tạo được 150 bê lai F1 BBB; tiến hành xây dựng mô hình điểm chăn nuôi bò lai BBB tại nông hộ với số lượng 15 bê lai BBB được lai…”.
Qua khảo sát Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi đã lựa chọn được 450 bò cái sinh sản có ngoại hình đẹp, độ tuổi dưới 7 năm, trọng lượng 250kg trở lên, tổ chức lai tạo bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo giữa bò đực BBB và bò cái nền Zebu.
Từ tháng 3/2015 đến tháng 10/2016, Trung tâm đã tổ chức phối giống cho 167 bò, trong đó phối đạt 150 bò cái nền lai Zebu sinh sản. Tỷ lệ phối giống của đàn bò sau 19 tháng thực hiện trong Dự án là khá cao, 150 con được phối giống đạt trên tổng số 450 bò cái điều tra, chiếm tỷ lệ 37,5% số bò tham gia.
Kết quả: số bò phối đạt lần đầu 141/167 con, đạt 84,4%; số bò phối đạt lần 2 là 9/11 con, đạt 5,3% so với tổng số và đạt 81% so với số bò phối lại. Ngay sau khi bê sinh ra, Trung tâm đã chọn 30 mẫu tiến hành cân trọng lượng bê lai F1 BBB: bê đực đạt 29,5kg, bê cái đạt 27,8kg, trung bình 28,6kg, tương đương với kết quả bê lai F1 BBB được thụ tinh nhân tạo tại thành phố Hà Nội.
Trên cơ sở con lai được lai tạo thành công con lai F1, Trung tâm tiến hành xây dựng các mô hình chăn nuôi bò lai F1 BBB tại nông hộ, mỗi điểm mô hình từ 1 đến 2 bò lai BBB. Qua theo dõi, sau 3 tháng trọng lượng 30 bê lúc 90 ngày tuổi đạt khá cao, trung bình bê đực đạt 89,6kg/ con, bê cái đạt 86,8kg/ con. Tăng trọng bình quân giai đoạn 0 đến 3 tháng tuổi bê đực đạt 0,66kg/con/ngày, bê cái đạt 0,65kg/con/ngày. Trung bình 0,66kg/con/ngày.
Sau 6 tháng nuôi tại các mô hình nông hộ, Trung tâm tiếp tục tiến hành đo trọng lượng 26 bê, trung bình đạt 157,3kg/ con, tăng trọng 0,76kg/con/ngày. Tăng trọng bình quân giai đoạn 3 đến 6 tháng tuổi bê đực tăng trọng 0,77kg/con/ngày, bê cái tăng trọng 0,76kg/con/ngày.
Giai đoạn này bê tăng trọng khá tốt, nhưng chưa có sự sai khác lớn giữa bê đực và bê cái, bởi giai đoạn này bê vẫn chưa thành thục về tính nên ưu thế tăng trọng của con đực còn chưa rõ nét, mặt khác cũng cho thấy bê cái F1 BBB có khả năng tăng trọng tốt. Trọng lượng của bê trong mô hình cao hơn bê ngoài mô hình do có sự đầu tư chăm sóc tốt hơn. Bê trong mô hình có khả năng tăng trọng cao hơn bê ngoài mô hình.
Sau hai năm triển khai Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật lai tạo bê lai giữa bò đực BBB và bò cái nền lai Zebu trên địa bàn tỉnh Yên Bái”, Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi đã tổ chức khảo sát và lựa chọn được 450 bò cái sinh sản đủ tiêu chuẩn để phối giống bằng tinh bò BBB.
Kết quả đã phối giống thụ thai được 150 bò cái sinh sản bằng tinh bò BBB và xây dựng thành công được 15 mô hình chăn nuôi bò lai F1 BBB trong nông hộ. Kết quả thực hiện Dự án cho thấy việc lai tạo và chăn nuôi giống bò F1 BBB hoàn toàn phù hợp với điều kiện chăn nuôi tại Yên Bái và khả năng triển khai trên diện rộng rất khả thi.
Vì vậy, tỉnh cần có chính sách hỗ trợ để các địa phương tiếp tục triển khai việc tuyển chọn bò cái nền Zebu và tổ chức phối giống bằng tinh bò BBB, tạo ra con lai F1 nuôi thịt để nâng cao khả năng sản xuất của đàn bò Yên Bái trong những năm tới.
Minh Hằng
Nguồn: Báo Yên Bái
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- tin tức chăn nuôi li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi hữu cơ li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- vietgap li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất