[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chiều ngày 12/5/2022, tại Hà Nội, Tập đoàn Mavin, Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) và Quỹ Châu Á mới nổi IFC thuộc Công ty Quản lý Tài sản IFC đã ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư và công bố đối tác chiến lược. Theo đó, IFC sẽ đầu tư 52 triệu USD vào Tập đoàn Mavin dưới hình thức cổ phần phổ thông để phát triển ngành heo.
Dưới sự chứng kiến của Lãnh đạo Bộ NN&PTNT, Đại sứ Quán Australia tại Việt Nam và các đối tác, Tập đoàn Mavin, Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) và Quỹ Châu Á mới nổi IFC thuộc Công ty Quản lý Tài sản IFC đã ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư (Ảnh: Hà Ngân)
Hỗ trợ phát triển đàn heo giống chất lượng cao và mở rộng công suất chăn nuôi heo
Khoản hỗ trợ này sẽ giúp Mavin phát triển 3 trang trại chăn nuôi heo gồm: trang trại quy mô 62 ha tại huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai; trang trại quy mô 100 ha tại huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An; trang trại quy mô 45 ha tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Với sự hỗ trợ của IFC, đến năm 2025, dự kiến quy mô đàn heo giống của Tập đoàn Mavin sẽ tăng lên 7.500 con heo cụ kị (GGP) và ông bà (GP), đạt tổng số là 15.600 con; quy mô đàn heo bố mẹ (PS) tăng lên 72.000 con, đạt tổng 87.400 con. Số lượng đàn giống tăng lên như trên sẽ làm quy mô các trang trại chăn nuôi heo thịt thương phẩm tăng lên gấp 3 lần, đạt khoảng 150 trang trại, tăng năng lực cung cấp của Mavin cho thị trường lên khoảng 900.000 heo thịt mỗi năm.
Đây là nỗ lực của IFC nhằm giúp khắc phục hậu quả của Dịch tả heo Châu Phi (ASF) đối với ngành chăn nuôi heo khu vực Châu Á. Khoản đầu tư này của IFC sẽ hỗ trợ Tập đoàn Mavin phát triển đàn heo giống chất lượng cao và mở rộng công suất chăn nuôi heo tại Việt Nam.
Bên cạnh hỗ trợ về tài chính, IFC cũng sẽ tư vấn và hỗ trợ Tập đoàn Mavin tiên phong cải tiến các điều kiện về phúc lợi động vật bao gồm triển khai và áp dụng mô hình chăn nuôi heo theo nhóm, giúp cải thiện thông lệ chăn nuôi tại Việt nam, đáp ứng và phù hợp với tiêu chuẩn của Châu Âu về phúc lợi động vật.
Mở ra một trang mới với Tập đoàn Mavin
Ông David John Whitehead – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mavin (Ảnh: Hà Ngân)
Phát biểu tại buổi lễ, ông David John Whitehead – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mavin cho biết, ông vinh dự, tự hào với những thành quả Mavin đạt được của ngày hôm nay. Năm 2004, Mavin khởi đầu bằng nhà máy thức ăn chăn nuôi heo công suất nhỏ có tên gọi Mavin Ausfeed, với một số ít nhân viên. 18 năm qua, tập thể Mavin luôn chăm chỉ, nỗ lực hoàn thiện và ấp ủ ước mơ, cũng như có chiến lược rõ ràng. Hiện nay Mavin đã có 2600 nhân viên và một trụ sở lớn tại Hà Nội; đã trở thành 1 trong 500 công ty lớn nhất Việt Nam, 1 trong 10 công ty thức ăn chăn nuôi lớn nhất Việt Nam, 1 trong 5 nhà chăn nuôi heo lớn nhất Việt Nam. Mavin tự hào thay đổi bền vững nông nghiệp nước nhà, phát triển mô hình liên kết chăn nuôi heo, tiên phong áp dụng công nghệ cao. Mavin cũng là doanh nghiệp chăn nuôi đầu tiên số hóa các lĩnh vực hoạt động từ thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi, chế biến thực phẩm, dược thú y để hoạt động ngày càng hiệu quả và linh hoạt hơn. Hơn thế nữa, Mavin thể hiện trách nhiệm cộng đồng bằng việc hợp tác với World Vision.
Ông David cho chia sẻ thêm: “Trong quãng thời gian đó, chúng tôi đối mặt với khủng hoảng tài chính, Cúm gia cầm, Dịch tả lợn châu Phi, Dịch covid-19, dù không dễ dàng nhưng chúng tôi đã vượt qua và chứng tỏ khả năng thích ứng, thích nghi và sự linh hoạt. Và hôm nay, là một ngày đặc biệt, chúng tôi sẵn sàng công bố chiến lược, ký kết với IFC để mở ra một trang mới cho Mavin”.
“Mục tiêu của chúng tôi là trở thành Nhà sản xuất thực phẩm an toàn, chất lượng, đảm bảo dinh dưỡng. Đó là lý do Tập đoàn Mavin mong muốn thu hút các nguồn lực để hỗ trợ giúp tăng nhanh công suất sản xuất và nâng cao chất lượng thịt thành phẩm, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm thực phẩm an toàn và có thể truy xuất được nguồn gốc. Sự hỗ trợ của IFC về nguồn lực tài chính, chuyên môn và kinh nghiệm sẽ giúp Tập đoàn Mavin trở thành công ty đi đầu về chế biến thực phẩm từ thịt heo an toàn, theo chuỗi giá trị “Từ Nông trại tới Bàn ăn” tại Việt Nam, giúp Tập đoàn Mavin chúng tôi đáp ứng các thông lệ sản xuất tốt nhất về chăn nuôi heo trên thế giới”, ông David John Whitehead, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Mavin phát biểu.
“Thêm vào đó, để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng đối với vấn đề phúc lợi động vật trong chăn nuôi, chúng tôi sẽ phát triển mô hình chăn nuôi heo theo nhóm (group housing) trong các trang trại của Mavin, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về phúc lợi động vật. Với sự hỗ trợ của IFC, chúng tôi tin rằng Mavin sẽ là một trong những công ty đầu tiên ở Việt Nam áp dụng chăn nuôi heo theo nhóm, góp phần nhân rộng mô hình chăn nuôi đáp ứng tiêu chuẩn phúc lợi động vật trong toàn ngành” – ông David Whitehead cho biết thêm.
Ông Daryll Dong, Quyền Giám đốc Quốc gia của IFC tại Việt Nam, Campuchia và Lào (Ảnh: Hà Ngân)
“Khoản đầu tư vào Mavin là một phần trong nỗ lực ứng phó khủng hoảng chung của IFC đối với Dịch tả heo Châu Phi vốn lây lan nhanh và gây chết heo hàng loạt, có nguy cơ nghiêm trọng đối với an ninh lương thực, đặc biệt tại một quốc gia như Việt Nam, nơi mà thịt heo là nguồn đạm động vật chủ yếu”, ông Daryll Dong, Quyền Giám đốc Quốc gia của IFC tại Việt Nam, Campuchia và Lào phát biểu.
“Đầu tư của IFC vào Mavin sẽ góp phần tăng cường khả năng chống đỡ của ngành chăn nuôi heo Việt Nam bằng việc đẩy mạnh sản xuất theo chuỗi đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn sinh học và tăng cường năng lực sản xuất sản phẩm thịt heo sạch. Bằng việc hỗ trợ một doanh nghiệp đi đầu trong chuỗi cung cứng thực phẩm từ heo tại Việt Nam là Tập đoàn Mavin, chúng tôi kỳ vọng sẽ giúp tăng năng lực sản xuất thịt heo của Việt Nam theo một cách bền vững hơn, đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất tốt nhất của ngành trên toàn cầu, góp phần gia tăng khả năng chống chịu, cải thiện năng suất và nâng cao sức cạnh tranh của ngành sau những ảnh hưởng của Dịch tả heo Châu Phi.” , ông Daryll Dong cho biết thêm.
Tập đoàn Mavin cũng nhận được sự hỗ trợ hiệu quả của Công ty PwC (Việt Nam), đối tác tư vấn tài chính độc quyền, đã đồng hành với Tập đoàn Mavin trong quá trình đàm phán với IFC để đảm bảo khoản đầu tư đáp ứng tất cả các yêu cầu về thẩm định và quản trị doanh nghiệp.
Hướng đi đúng đắn, bền vững
Phát biểu tại sự kiện ký kết, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, Việt Nam là quốc gia nông nghiệp và đang hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp xanh, sạch, hiện đại.
Bất chấp những điều kiện khó khăn trong năm 2021, ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng tốt, trong đó chăn nuôi là trụ đỡ quan trọng.
Trong vài năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào nông nghiệp, cùng với đó là lực lượng doanh nghiệp nông nghiệp ngày càng vững mạnh. Đặc biệt, không chỉ có các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà nhiều tập đoàn lớn cũng đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao với quy mô lớn.
Trong đó, Tập đoàn Mavin là một trong những doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam, đi đầu trong phát triển khép kín chuỗi giá trị từ nông trại tới bàn ăn, góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao. “Đây là hướng đi đúng đắn, bền vững”, Thứ trưởng khẳng định.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến (Ảnh: Mavin)
Vui mừng trước mối hợp tác chiến lược giữa IFC và Tập đoàn Mavin, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến kỳ vọng, đây sẽ là nguồn lực quý giúp Mavin nói riêng và các công ty nông nghiệp Việt Nam nói chung đánh giá lại, thay đổi để đáp ứng các thông lệ trên thế giới.
Ba dự án mà IFC tham gia đầu tư vào Mavin tại Nghệ An, Gia Lai, Đồng Tháp là các Dự án chăn nuôi quy mô lớn, có ý nghĩa không chỉ với Tập đoàn Mavin mà còn cho cả các địa phương nơi dự án đầu tư.
Bên cạnh góp phần tăng ngân sách và tạo công ăn việc làm tại các địa phương, mô hình liên hợp chăn nuôi khép kín của Mavin sẽ giúp người nông dân tiếp cận với nguồn giống tốt, thức ăn chăn nuôi đạt chuẩn của Mavin, góp phần cung cấp các sản phẩm từ thịt chất lượng cao, an toàn và truy xuất được nguồn gốc, từ đó xây dựng chuỗi liên kết nông sản bền vững.
HÀ NGÂN
Mavin và chuỗi giá trị “Từ Nông trại đến Bàn ăn”
Được thành lập từ năm 2004, Tập đoàn Mavin hoạt động khép kín trong các lĩnh vực chế biến thức ăn chăn nuôi (Mavin Feed), chăn nuôi (Mavin Farm), chế biến thực phẩm (Mavin Foods) và sản xuất thuốc thú y (Mavin Vet). Tập đoàn Mavin là một trong những công ty lớn nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp.
Mavin Feed sở hữu 5 nhà máy thức ăn chăn nuôi tại Hưng Yên, Nghệ An, Bình Định và Đồng Tháp, với tổng công suất 1,24 triệu tấn sản phẩm mỗi năm.
Công ty chăn nuôi Mavin Farm là một trong 5 nhà chăn nuôi heo lớn nhất của Việt Nam với tổng đàn gồm 3.950 con heo cụ kị và ông bà cung cấp bởi 6 trang trại heo giống của Mavin trên toàn quốc, 20.300 heo bố mẹ trong 19 trang trại của Mavin và 370.000 heo thịt được chăn nuôi trong 52 trang trại thuê và gia công của Công ty.
Công ty Liên doanh thực phẩm Mavin (Mavin Foods), được thành lập năm 2013, sở hữu một Nhà máy chế biến thực phẩm ở miền Bắc Việt Nam với tổng công suất 10.000 tấn mỗi năm.
Công ty Cổ phần Dược Thú y Cai Lậy, một thành viên của Tập đoàn Mavin, được thành lập từ năm 1990 và được Mavin mua cổ phần chi phối từ năm 2013, có trụ sở tại tỉnh Tiền Giang, miền Nam Việt Nam. Công ty hiện là 1 trong những doanh nghiệp Dược thú y lớn nhất tại Việt Nam, với mạng lưới 400 nhà phân phối trên toàn quốc. Nhà máy đạt chuẩn WHO-GMP cung cấp đa dạng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe vật nuôi trên 7 dây chuyền sản xuất.
- mavin li>
- Tập đoàn Mavin li>
- Mavin Group li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất