ILDEX Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ đa giá trị cho ngành chăn nuôi Việt Nam - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • ILDEX Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ đa giá trị cho ngành chăn nuôi Việt Nam

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Để ngành chăn nuôi Việt Nam muốn vượt qua những thử thách, bất ổn và tiếp tục phát triển hội nhập, thì công nghệ là giải pháp xử lý được những yếu tố giới hạn về không gian, tài nguyên và sự đòi hỏi ngày càng cao của an toàn thực phẩm, môi trường sinh thái.

    Toàn cảnh buổi họp báo

     

    Đó là thông tin được đề cập tại buổi họp báo giới thiệu ILDEX Vietnam 2024 vừa được tổ chức sáng ngày 28/7/2023, tại KS Melia, Hà Nội. ILDEX Vietnam 2024, Triển lãm Quốc tế lần thứ 9 về Chăn nuôi, ngành Sữa, Chế biến thịt và Nuôi trồng thủy sản sẽ được tổ chức từ ngày 29-31/5/2024, tại Trung tâm Hội trợ và Triển lãm Sài Gòn, SECC ở TP. Hồ Chí Minh.

     

    Chăn nuôi Việt Nam: Cơ hội và thách thức đan xen

    Ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi – Bộ NN&PTNT, phát biểu tại họp báo

     

    Theo ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi – Bộ NN&PTNT, ngành chăn nuôi Việt Nam thời gian vừa qua đã khẳng định được vai trò đảm bảo an ninh thực phẩm, tạo sinh kế cho người dân…. Ngành đã có bước chuyển dịch quan trọng từ chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ sang hiện đại hơn, chuyên nghiệp hơn. Gần đây có nhiều doanh nghiệp lớn trong nước như Hòa Phát, Mavin, Ba Huân, Masan, Vinamilk, TH… và nhiều tập đoàn FDI như C.P, CJ, Japfa, Emivest… đầu tư vào ngành chăn nuôi.

     

    Ông Dương Tất Thắng cũng cho rằng, ngành chăn nuôi bên cạnh những thuận lợi như hành lang pháp lý đầy đủ (Luật Chăn nuôi, Chiến lược chăn nuôi, các nghị định, thông tư..); đã tham gia nhiều hiệp định, hợp tác quốc tế như CPTPP, EVFTA…; thị trường tiêu dùng với hơn 100 triệu dân và hàng chục triệu khách du lịch mỗi năm… Thì, ngành cũng đối mặt với những thách thức như thị trường đầu ra bấp bênh, giá thành chăn nuôi so với các nước phát triển còn cao, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp…

     

    Còn theo TS Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam thì cho rằng,  sau thời gian dài phát triển, ngành chăn nuôi Việt Nam đã xuất hiện những nút thắt, những vấn đề bất cập thiếu bền vững trong phát triển, đó là: xuất hiện ngày càng nhiều các loại dịch bệnh nguy hiểm; quy mô các đàn vật nuôi cao gây áp lực lên các yếu tố tài nguyên, môi trường; phương thức ăn chăn nuôi thay đổi, chăn nuôi trang trại, công nghiệp thay thế nhanh, lấn át các loại hình chăn nuôi truyền thống, vốn là đặc trưng của chăn nuôi Việt Nam; an toàn vệ sinh thực phẩm, thân thiện với môi trường, đối xử nhân đạo với vật nuôi và kinh tế chia sẻ…

     

    “Đây không chỉ là thử thách của chăn nuôi toàn cầu nói chung, mà còn là áp lực lớn hơn với chăn nuôi Việt Nam nói riêng, vì chúng ta không có không gian chăn nuôi rộng như nhiều nước trên thế giới, nhưng chúng ta vẫn phát triển chăn nuôi nhằm mục tiêu an ninh dinh dưỡng cho đất nước và sinh kế của người nông dân. Không thể một sớm một chiều có thể chuyển ngay được với những người nông dân chăn nuôi sang làm công nghiệp, dịch vụ… như các nước phát triển được”, TS Nguyễn Xuân Dương khẳng định.

     

    TS Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam

     

    Công nghệ: Yếu tố giúp ngành chăn nuôi phát triển bền vững

     

    Ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi  khẳng định dư địa ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn còn, vì vậy, ngành chăn nuôi cần tiếp tục đổi mới công nghệ, trình độ quản lý, với 3 trụ cột chính là giống, thức ăn chăn nuôi và môi trường; tăng cường đảm bảo an toàn sinh học, nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh toàn cầu; yếu tố môi trường cần được chú trọng; chú ý tới chăn nuôi tuần hoàn, chuyển đổi số…

     

    Ông Dương Tất Thắng nhấn mạnh, yếu tố công nghệ rất quan trọng với việc phát triển ngành chăn nuôi bền vững và triển lãm ILDEX 2023 có vai trò quan trọng đối với việc chuyển giao các tiến bộ, khoa học công nghệ…

     

    Sau đại dịch Covid-19, thì tháng 8/2022 ILDEX 2022 được tổ chức, đã thu hút đông đảo các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực như thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thức ăn bổ sung, thiết bị công nghệ chuồng trại, chế phẩm sinh học phù hợp với ngành chăn nuôi Việt Nam… ILDEX đã giúp cộng đồng chăn nuôi trong nước xích lại gần nhau để giao lưu, tham khảo, học hỏi những mô hình mới, cách làm hay, sản phẩm dịch vụ phù hợp, công nghệ tiên tiến…

     

    Ông cũng tin tưởng rằng, ILDEX Vietnam 2024 sẽ là điểm đến để các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, vì công nghệ là yếu tố quan trọng, tiên phong trong chăn nuôi.

     

    Còn TS Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam đặt vấn đề: Lựa chọn giải pháp nào để vượt qua những thử thách, những vấn đề bất ổn nên, để chăn nuôi Việt Nam tiếp tục phát triển hội nhập.

     

    “ Đó nhất định là giải pháp công nghệ, vì chỉ có công nghệ mới có thể giúp chăn nuôi Việt Nam xử lý được những mâu thuẫn của những yếu tố giới hạn về không gian, tài nguyên và sự đòi hỏi ngày càng cao của vấn đề an toàn thực phẩm, môi trường sinh thái”, TS Nguyễn Xuân Dương khẳng định.

     

    “Hội Chăn nuôi Việt Nam hi vọng và lựa chọn diễn đàn ILDEX, do VNU Asia Pacific và ITECH thực hiện để giới thiệu với người chăn nuôi Việt Nam trong thập niên tới những công nghệ, mô hình chăn nuôi, chế biến thực phẩm tốt nhất, thân thiện với con người, môi trường và vật nuôi..”, TS Nguyễn Xuân Dương chia sẻ thêm.

     

    Còn theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho rằng,  ILDEX Vietnam 2024 là điểm hẹn đáng tin cậy cho cộng đồng doanh nghiệp, chuyên gia và những người hoạt động trong ngành chăn nuôi và quốc tế. Ildex khẳng định được uy tín và vai trò là sự kiện chuyên ngành chăn nuôi hàng đầu khu vực, là cầu nối quan trọng cho các nhà kinh doanh và nâng cao kỹ thuật trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

     

    ILDEX Vietnam 2024 có gì mới?

    Ông Nguyễn Trung Chính, Giám đốc Công ty Cổ phần Triển lãm Công nghệ và sự kiện quốc tế (ITEC)

     

    Theo ông Nguyễn Trung Chính, Giám đốc Công ty Cổ phần Triển lãm Công nghệ và sự kiện quốc tế (ITEC) khẳng định, ILDEX 2024 là nền tảng hoàn hảo để xây dựng và nâng cao nhận diện thương hiệu cho những công ty muốn thâm nhập vào thị trường Việt Nam và mở rộng mạng lưới kinh doanh.

     

    ILDEX Vietnam 2024  sẽ có quy mô lớn hơn với 200 công ty hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới và dự kiến sẽ có hơn 10.000 khách tham quan thương mại. Nhận thấy sự tăng trưởng đáng kể trong ngành kinh doanh chế biến thịt ở Việt Nam và Đông Nam Á, ban tổ chức giới thiệu một khu nổi bật có tên là Meat Pro Pavillion. Khu gian hàng này sẽ giới thiệu nhiều thương hiệu chế biến và đóng gói thịt khác nhau, cùng với các buổi giới thiệu sản phẩm và các chương trình hội nghị chuyên sâu..

    Bà Panadda Kongma, Giám đốc điều hành và kinh doanh Nông nghiệp, VNU Asia Pacific

     

    Theo bà Panadda Kongma, Giám đốc điều hành và kinh doanh Nông nghiệp, VNU Asia Pacific chia sẻ thêm, ILDEX Vietnam 2024 Sự kiện được duy nhất được VIV bảo trợ thương hiệu diễn ra 2 năm một lần tại Việt Nam. ILDEX Vietnam 2024 được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Chính phủ Việt Nam, các Bộ, Ban, ngành và các Hiệp hội chuyên ngành như: Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam.

     

    Các chủ đề chính của năm 2024: Công nghệ kiểm soát carbon trong nhà máy thức ăn chăn nuôi; công nghệ giết mổ, chế biến và chuồng trại; nông nghiệp xanh, nông nghiệp thân thiện với môi trường…

     

    Khách hàng mục tiêu của ILDEX Vietnam 2024 là trang trại chăn nuôi, thú y, dược phẩm, nguyên liệu, nhà sản xuất thiết bị, nhà phân phối, dịch vụ; phụ gia thức ăn chăn nuôi/nhà sản xuất nguyên liệu, nhà phân phối, dịch vụ; trang trại chăn nuôi, nhà phân phối, dịch vụ; trang trại chăn nuôi, nhà sản xuất, nhà phân phối, dịch vụ; nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi; logistic/chế biến/đông lạnh; lò mổ, chế biến thực phẩm, nhà sản xuất bao bì…

     

    “ILDEX Vietnam đóng vai trò là nền tảng mạnh mẽ cho rất cả các thương hiệu giới thiệu sản phẩm và cải tiến của họ tại thị trường Việt Nam. Tôi tin tưởng rằng, ILDEX Vietnam 2024 sẽ là một triển lãm thương mại đặc biệt, củng cố hơn nữa cam kết của chúng tôi với thị trường Việt Nam”, bà Panadda Kong ma, Giám đốc điều hành và kinh doanh nông nghiệp VNU Asia Pacific.

    Các đại biểu tham dự họp báo chụp ảnh lưu niệm

    HÀ NGÂN 

     

    Mọi chi tiết về ILDEX Vietnam 2024, vui lòng truy cập: https://www.ildex-vietnam.com/

    VNU Asia Pacific (for English & Thai)
    Tel: +66 2 111 6611 ext. 221, 220
    Email: [email protected][email protected]

    Công ty CP Triển lãm Công nghệ và Sự kiện Quốc tế (ITEC)
    Tel: +84 24 3556 2292  
    Email: [email protected][email protected]  

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.