Indonesia: Hướng tới ngành chăn nuôi heo hiệu quả và chất lượng - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Indonesia: Hướng tới ngành chăn nuôi heo hiệu quả và chất lượng

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngành chăn nuôi heo của Indonesia đang phát triển mạnh mẽ. Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp Indonesia, đàn heo của cả nước năm 2016 đạt 8.1 triệu con, tăng 3.92% so với năm trước. Sản xuất thịt heo tăng 3.67%, đạt 342.346 tấn.

    Indonesia: Hướng tới ngành chăn nuôi heo hiệu quả và chất lượngNgành chăn nuôi heo ở indonesia đang phát triển mạnh mẽ

     

    Thịt heo chiếm 10% tổng sản lượng thịt ở Indonesia. Các khu vực sản xuất thịt heo nhiều nhất ở quốc gia này bao gồm: Bali, Bắc Sumatera, Đông Nusa Tenggara, Tây Kalimantan và Bắc Sulawesi.

     

    Trước những thách thức khi gia nhập Cộng đồng Kinh tế Đông Nam Á (AEC), bà Ellen Joan Kumaat, giảng viên của trường Đại học Ratulangi ở Manado, Bắc Sulawesi hi vọng rằng, các công ty trong nước sẽ tập trung nâng cao tính hiệu quả và chất lượng sản phẩm, bắt kịp trình độ và tiêu chuẩn của các quốc gia khác trong khu vực và toàn cầu.

     

    “Chỉ có cách đó thì người chăn nuôi ở Indonesia mới có thể giữ vững được thị trường nội địa và mở ra cơ hội xuất khẩu thịt heo sang các thị trường khác,” bà Ellen nói.

     

    Năm 2012, Indonesia đã từng xuất khẩu 35.370 tấn thịt heo sang thị trường Singapore, mang lại doanh thu hơn 62 triệu USD.

     

    Thách thức của ngành

     

    Mặc dù Bộ Nông nghiệp nước này đã dự đoán rằng ngành sản xuất thịt heo sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, nhưng mặt khác vẫn còn nhiều tồn tại gây ảnh hưởng đến năng suất và sự phát triển của ngành.

     

    Theo ông Sauland Sinaga, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Động vật Dạ dày đơn cho biết, tình trạng thiếu hụt nguồn cung ngô hiện đang là thách thức lớn nhất của ngành, bởi Bộ Nông nghiệp Indonesia đã cho dừng nhập khẩu ngô.

     

    “Trong tình thế này, người chăn nuôi buộc phải tìm các nguyên liệu thay thế sẵn có ở địa phương,” tiến sĩ Sinaga nói.

     

    Biến đổi khí hậu cũng là một thách thức lớn, buộc người chăn nuôi phải cải thiện hiệu quả quản lý trang trại, tăng cường an ninh sinh học và đưa các công nghệ xây dựng chuồng trại mới vào ứng dụng.

     

    “Chất lượng con giống cũng là một vấn đề lớn,” ông Sinaga nói. “Năng suất của Indonesia vẫn kém hơn so với các nước trong khu vực. Chính phủ cần tăng cường hỗ trợ người nuôi về công tác giống thì mới có thể khắc phục được tình trạng này và cải thiện năng lực cạnh tranh cho ngành chăn nuôi heo.”

     

    Bên cạnh đó, theo Giáo sư Komang Budaarsa, Chủ tịch Hiệp hội Các Nhà Khoa học Nghiên cứu về Heo cho biết, các vấn đề xã hội cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành.

     

    Chẳng hạn như ở Tây Java, người nuôi heo buộc phải treo chuồng vì các lý do liên quan đến tôn giáo, mùi hôi, nước thải và ảnh hưởng đến đời sống của cư dân quanh vùng.

     

    “Chúng tôi hi vọng chính phủ sẽ tạo ra một khu vực chăn nuôi heo tập trung. Điều này có lợi cho cả người dân và người nuôi, đồng thời khuyến khích các nhà đầu tư tiềm năng tham gia vào lĩnh vực này,” GS Budaarsa nói.

     

    Cũng theo GS Budaarsa, việc khoanh vùng chăn nuôi heo tập trung cũng sẽ tạo cơ hội cho người dân nuôi loài đặc sản lợn đen – loài lợn có phẩm chất thịt cao cấp và giá cao.

     

    “Giá của một con heo sữa đen quay kiểu bali-guling là 192 USD/con, trong khi heo thường chỉ có giá 115 USD/con”.

     

    Vấn đề dịch bệnh

     

    Một trong những loại bệnh ở heo phổ biến nhất tại Indonesia là bệnh tiêu chảy. Theo ông Suchiwa Kupradinun, tư vấn kỹ thuật về sức khoẻ và quản lý trại heo cho biết, ở Indonesia heo bị tiêu chảy phổ biến nhiều nhất ở giai đoạn 7 – 10 ngày tuổi, và nguyên nhân là do người nuôi có thói quen bẻ răng heo vào ngày đầu tiên.

     

    “Heo con khi bị bẻ răng quá sớm dễ bị stress, dẫn đến tiêu chảy. Người nuôi nên bẻ răng heo khi heo được 3-4 ngày tuổi,” ông Suchiwa nói.

    Ngoài ra, heo con ở giai đoạn 7 – 10 ngày tuổi cũng rất dễ bị bệnh cầu trùng, nhiễm Ecoli, ông Suchiwa nói thêm. Ở Thái Lan, Việt Nam cũng gặp vấn đề tương tự.

     

    Theo ông Suchiwa, người nuôi nên tiến hành lấy mẫu phân và máu của heo thường xuyên để kiểm tra tình hình sức khoẻ heo.

     

    “Quan sát các biểu hiện lâm sàng và cận-lâm sàng vẫn chưa đủ, chúng ta cần phải tìm ra căn nguyên của vấn đề và tìm cách phòng ngừa, chữa trị sớm thì mới mong giảm thiểu được tác động của dịch bệnh và đảm bảo năng suất cho đàn heo,” ông Suchiwa nói.

    Hà Thu

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.