[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Nhà máy sản xuất vắc xin thú y thuộc Tập đoàn Japfa được xây dựng tại KCN Yên Mỹ II, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, có mức đầu tư lên tới 30 triệu USD.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến thăm nhà máy vắc xin 30 triệu USD của Japfa
Chiều 7/2/2022, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cùng Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long đến thăm và khảo sát dự án Nhà máy sản xuất vắc xin thú y thuộc Tập đoàn Japfa.
Tiến sĩ Teguh Prajitno – Giám đốc nhà máy vắc-xin tại Indonesia kiêm Giám đốc nhà máy vắc-xin tại Việt Nam cho biết, nhà máy có trang thiết bị và công nghệ hiện đại, khi đi vào hoạt động, nhà máy dự kiến sản xuất một số loại vắc-xin quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh như AI, PRRS, CSF, FMD…
Tiến sĩ Teguh Prajitno cũng thay mặt công ty cảm ơn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y đã tạo điều kiện để Japfa đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vacxin thú y tại Việt Nam.
Với lợi thế hệ thống trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm rộng khắp các tỉnh, thành trên cả nước của Tập đoàn Japfa, nhà máy Vaksindo đi vào hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu và sản xuất vắc-xin phù hợp, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho các trang trại chăn nuôi, góp phần nâng cao an toàn thực phẩm và đóng góp trực tiếp vào sự phát triển kinh tế nông nghiệp Việt Nam.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá cao nỗ lực hoàn thiện dự án của Công ty Vaksindo Việt Nam. Ông cho biết, sử dụng vắc xin trên vật nuôi là một trong những công cụ phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả nhất, do đó việc đầu tư xây dựng nhà máy vắc xin là đúng chủ trương của Đảng và Nhà Nước.
Chính vì thế, Bộ NN&PTNT sẽ chỉ đạo các đơn vị của Cục Thú y đồng hành với doanh nghiệp trong quá trình xây dựng và triển khai sản xuất. Việc đầu tư nhà máy vắc xin của Tập đoàn Japfa thể hiện tầm nhìn dài hạn, xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh hướng tới mục tiêu xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi.
Với mức đầu tư trên 30 triệu USD, nhà máy vắc-xin Vaksindo Việt Nam là dự án có công suất lớn nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Khởi công xây dựng từ đầu năm 2022, đến nay nhà máy đang gấp rút hoàn thiện các hạng mục theo tiêu chuẩn GMP-WHO để đưa vào vận hành. Dự án được thiết kế theo tư vấn, giám sát của các chuyên gia Đức và Nhật Bản, đảm bảo an toàn sinh học nghiêm ngặt với con người và môi trường. Ngoài ra, Vaksindo Việt Nam còn sử dụng công nghệ lõi tiên tiến để sản xuất vắc-xin được tham vấn và ứng dụng từ các tập đoàn cung cấp nổi tiếng trên thế giới.
P.V
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất