Không chỉ có thanh long, dưa hấu, thịt và trứng gia cầm hiện đang rớt gá mạnh, nhiều cơ quan, doanh nghiệp kêu gọi người tiêu dùng tăng tiêu thụ để giảm bớt khó khăn.
Sáng ngày 13/2, Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh phát đi thông báo kêu gọi đoàn viên công đoàn, công nhân viên lao động, các cơ quan, xí nghiệp, đơn vị sự nghiệp tích cực hỗ trợ tiêu thụ nông sản (dưa hấu, thanh long) và sản phẩm gia cầm (trứng, thịt) để giảm bớt khó khăn với người trồng tỉa, chăn nuôi.
Ông Trần Đoàn Trung – Phó Chủ tịch thường trực Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh – cho biết, dịch cúm Covid-19 đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp và đời sống của một bộ phận công nhân viên chức, người lao động, nhất là trong các ngành sản xuất, chế biến lượng thực, thực phẩm. Trước tình hình trên, Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh đề nghị công đoàn viên, người lao động, cán bộ công nhân viên trên địa bàn thành phố tăng cường sử dụng các nhóm thực phẩm có lợi cho sức khỏe vào lúc giữa ca cho người lao động như thịt, cá, trứng, trái cây để tăng sức khỏe và hỗ trợ nhà sản xuất.
Hưởng ứng công văn kêu gọi của Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh, Công đoàn khối Doanh nghiệp thương mại Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh đã phát động triển khai đến các công đoàn cơ sở. Ngay sau khi phát đi thông báo, đã có hàng trăm tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hưởng ứng đặt mua trứng gà của Công ty Ba Huân với giá 12.000 đồng/vỉ (loại 10 trứng/vỉ), bằng phân nửa giá ngoài thị trường.
Trứng gia cầm đang bị tồn kho và khó tiêu thụ do dịch cúm tác động và sức mua giảm
Do ảnh hưởng bởi dịch cúm gia cầm, dịch cúm Covid -19 và do sau kỳ nghỉ Tết tình hình tiêu thụ giảm, thịt gà và trứng gà giảm giá mạnh là tiếp tục khó tiêu thụ. Tại các trại chăn nuôi gà ở Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, hiện giá gia cầm (gà, vịt) giảm liên tục kể từ sau Tết đến nay. Tại Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, thời điểm trước Tết, giá gà công nghiệp lông trắng 25.000-26.000 đồng/kg, loại gà 2-2,5 kg/con. Hiện nay giá đã giảm xuống còn 12.000-13.000 đồng/kg, mức giảm tới 50% trong thời gian chưa đến một tháng và thấp nhất so với hàng chục năm gần đây. Đối với loại gà công nghiệp loại từ 3 – 4 kg/con, giá bán khoảng 10.000 đồng/kg. Tương tự, gà thả vườn (gà lông màu) hồi trước Tết Nguyên đán giá bán 55.000 – 65.000 đồng/kg, hiện chỉ đạt 25.000 đồng/kg. Loại gà tam hoàng trước Tết 50.000-60.000 đồng/kg, hiện chỉ bán 17.000 đồng/kg.
Giá gà xuống dốc, giá vịt cũng giảm theo và khó tiêu thụ. Tại Bình Dương, Đồng Nai, giá vịt 18.000 đồng/kg, trong khi trước Tết là 45.000-50.000 đồng/kg. Ông Nguyễn Văn Hùng, chủ trại chăn nuôi gà ở huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai cho biết, giá gà bán ra hiện nay chỉ bằng phân nửa giá thành chăn nuôi, khiến cho người nuôi lỗ nặng. Nguyên nhân giá gia cầm lao dốc như hiện nay do sức mua trên thị trường thấp và dịch cúm gia cầm, cùng với dịch cúm Covid -19 tác động. Bà Hà Thi Minh, chủ trại chăn nuôi gà vịt ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chia sẻ, giá gà vịt giảm sâu là do nhiều bếp ăn tập thể ở trường học và công ty ngừng hoạt động.
Giá gia cầm hiện giảm sâu không chỉ do nhu cầu tiêu thụ trên thị trường thấp, dịch cúm Covid -19 tác động mà còn ảnh hưởng bởi dịch cúm gia cầm do chủng virus A/H5N6 đã xuất hiện ở một số địa phương. Theo Cục thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cả nước hiện có 8 ổ dịch cúm gia cầm do chủng virus A/H5N6 xuất hiện tại bốn tỉnh thành phố gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nội và Quảng Ninh, đồng thời một lượng lớn gia cầm đã được tiêu hủy. Như vậy, ngành chăn nuôi gia cầm hiện đang lâm vào cảnh có nhiều yếu tố bất lợi đến tình hình chăn nuôi lẫn tiêu thụ. Vì thế sự chung tay của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tăng cường sử dụng các loại thực phẩm từ gia cầm là một cách để góp phần giải tỏa bớt khó khăn với người chăn nuôi và khơi thông thị trường.
Trần Thế
Nguồn: Báo Công Thương
- chăn nuôi gia cầm li>
- gia cầm li>
- thịt gia cầm li>
- giải cứu li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất