Sau thời gian nuôi thử nghiệm, từ năm 2021, ông Trương Văn Lâm (khu phố 2, thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy PĐịnh, tỉnh Bình Định) quyết định thành lập Cơ sở nuôi cầy vòi hương Thanh Phương. Nhờ làm chủ kỹ thuật nuôi, tích cực học hỏi, cải tiến cách nuôi cầy vòi hương thương phẩm, cơ sở của ông được nhiều người tín nhiệm.
Ông Lâm từng nuôi nhiều trâu, bò nhưng ở nơi cư trú đồng ruộng bị thu hẹp, xét thấy nếu tiếp tục nuôi trâu bò sẽ không có thu nhập bền vững nên sau một thời gian tìm hiểu thấy cầy vòi hương có giá trị cao, ông tìm hiểu đặc tính, cách nuôi và quyết định bán đàn trâu, bò lấy tiền mua 6 cặp cầy vòi hương.
Ông Lâm và con trai, kiểm tra sức khỏe cầy vòi hương. Ảnh: N.N
Khu vực chuồng trại của cơ sở Thanh Phương sạch sẽ, nuôi khoảng 40 con cầy vòi hương, có hệ thống quạt thông gió bài bản. Ông Lâm cho biết, cầy vòi hương thuộc loài ăn tạp nhưng chỉ ăn đồ tươi, ngon. Cầy ăn sống thịt cá nhưng phải được rửa sạch, lấy ruột, bỏ vảy; riêng trái cây phải chín. Đây là loài “ăn sạch, uống sạch, ở sạch”, chỉ cần một chút lơ là, con vật sẽ bị tiêu chảy ngay.
Cầy vòi hương chỉ ăn một lần trong ngày và ngủ rất nhiều, nên không tốn nhiều công chăm. Để phát triển đàn cầy tốt không chỉ ông Lâm mà cả các con ông cũng tích cực tham khảo nhiều cơ sở nuôi tốt và nghiên cứu ra nhiều giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế chuồng trại, địa phương. “Cha con tôi như bác sĩ gia đình của chúng vậy. Sáng sáng, dạo một vòng quanh chuồng, nhìn từng con xem có gì bất ổn không. Đến mùa sinh sản, phải chọn con bố, con mẹ hợp lý để tránh chuyện bị cận huyết”, ông Lâm chia sẻ.
3 năm qua, việc nuôi cầy vòi hương giúp kinh tế gia đình ông Lâm khá lên đáng kể, lợi nhuận từ hoạt động này khoảng 300 triệu đồng/năm. Cả người con trai lớn của ông Lâm sau khi lập gia đình, ra ở riêng, cũng tiếp tục theo đuổi việc nuôi loại động vật này. “Hiện tại, cha con tôi chủ yếu nuôi để bán con giống. Khi nào thị trường con giống bão hòa thì nghiên cứu đến việc nuôi bán thịt, giá thịt trên thị trường hiện tại khoảng 1 triệu đồng/kg”, ông Lâm cho hay.
NGỌC NGA
Nguồn: Báo Bình Định
- nuôi cầy hương li>
- nuôi cầy vòi hương li> ul>
- Toàn Thắng Corporation hợp tác chiến lược với Hannam Bio (Hàn Quốc): Nâng tầm thủy sản Việt Nam
- Nhận diện nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con dựa trên quan sát phân
- Bình Gia: Nhân rộng mô hình nuôi gà dưới tán rừng hồi
- Vĩnh Linh: Trao 5.000 gà giống cho hội viên nông dân nghèo
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 14/01/2025
- Phát triển chăn nuôi tuần hoàn nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường
- Philippines cho phép nhập khẩu thịt gia cầm và thịt lợn từ Argentina
- Đưa gà Đông Tảo vươn ra thị trường thế giới
- Tín chỉ gà đẻ không nhốt lồng – cánh cửa mở cho chăn nuôi bền vững tại Việt Nam
- Bộ NNPTNT trình Chính phủ dự thảo Nghị định mới: Đột phá về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật
Tin mới nhất
T5,16/01/2025
- Toàn Thắng Corporation hợp tác chiến lược với Hannam Bio (Hàn Quốc): Nâng tầm thủy sản Việt Nam
- Hội Chăn nuôi Hà Nội: Nhìn lại hành trình phát triển năm 2024
- Nhận diện nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con dựa trên quan sát phân
- Bình Gia: Nhân rộng mô hình nuôi gà dưới tán rừng hồi
- Vĩnh Linh: Trao 5.000 gà giống cho hội viên nông dân nghèo
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 14/01/2025
- Phát triển chăn nuôi tuần hoàn nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường
- Philippines cho phép nhập khẩu thịt gia cầm và thịt lợn từ Argentina
- Trong ngày 12/1, liên tiếp trại chăn nuôi bị cháy do chập điện gây thiệt hại lớn
- Đưa gà Đông Tảo vươn ra thị trường thế giới
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất