[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Bệnh cúm gia cầm từ những năm 2000 đến nay đã xảy ra ở nhiều nước, ảnh hưởng rất lớn tới ngành chăn nuôi gia cầm toàn cầu. Trong đó, có ngành sản xuất trứng gia cầm.
Xu hướng tiêu dùng đang chuyển dịch từ thịt lợn sang thịt và trứng gia cầm.
Tuy nhiên, theo thống kê của FAO giai đoạn từ năm 2000 – 2014, tổng sản lượng trứng gia cầm toàn cầu đã tăng 36,5%, bình quân tăng 2,8%/ năm. Năm 2014, tổng số gà đẻ trứng thế giới là 7,2 tỷ con và sản xuất 1.320 tỷ quả trứng, tương đương 70 triệu tấn trứng.
Dự báo trong thập niên tới, sản xuất trứng gia cầm vẫn tiếp tục là ngành có tốc độ tăng trưởng khả quan nhất trong ngành chăn nuôi trên phạm vi toàn cầu. Mặc dù cúm gia cầm (HPAI) vẫn còn tiếp tục xảy ra ở một số nước. Song tổng sản lượng trứng gia cầm vẫn được các chuyên gia dự báo là sẽ cán mốc 100 triệu tấn vào năm 2024. Trong đó, trên 90% tổng sản lượng trứng là trứng gà.
Châu Á – Thái Bình Dương, vẫn là khu vực sản xuất nhiều trứng gà nhất toàn cầu. Năm 2014, châu lục này có 4,2 tỷ gà đẻ trứng, sản xuất 41 triệu tấn trứng chiếm tổng số 59% toàn cầu. Vị trí thứ hai là châu Âu, sản xuất 11 triệu tấn trứng, chiếm tỷ trọng 16% toàn cầu. Thứ ba là Bắc Mỹ, với sản lượng trứng là 6,2 triệu tấn và tỷ trọng là 9%. Lần lượt tiếp theo là Nam Mỹ với sản lượng 4,7 triệu tấn và tỷ trọng 6,75% và châu Phi sản xuất 3 triệu tấn và chiếm tỷ trọng 4,5% toàn cầu.
Cũng theo FAO, năm 2013, sản lượng trứng gia cầm sản xuất hàng năm vẫn tập trung ở nhóm 20 nước. Trong đó, Top 5 nước đứng đầu sản xuất 56%, Top 10 nước sản xuất 68%, Top 15 nước sản xuất 73% và Top 20 sản xuất 77,5% tổng sản lượng trứng toàn cầu. Trung Quốc và Mỹ là 2 quốc gia dẫn đầu trong top 20.
Theo Tổng cục Thống kê Trung Quốc, sản lượng trứng sản xuất tại nước đứng đầu top 20 năm 2013 là 575 tỷ quả, tăng 3 tỷ quả so với năm 2012, và 2014, đạt tương đương về khối lượng trứng sản xuất là 28,94 triệu tấn, chiếm tỷ trọng 41,34% toàn cầu.
Quốc gia đứng thứ 2 là Mỹ, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA): Sản lượng trứng gà sản xuất năm 2013 là 85 tỷ quả, năm 2014 tăng lên 87 tỷ quả. Tính cả đàn gia cầm thì tổng sản lượng trứng gia cầm năm 2014 của Mỹ là 99,6 tỷ quả, tăng 2 tỷ quả so với năm 2013. Năm 2015, do ảnh hưởng của cúm gia cầm, tổng số sản lượng trứng gà ở Mỹ giảm hơn năm 2014, đạt 85,8 tỷ quả. Nhưng tổng sản lượng trứng gia cầm là 102 tỷ quả, tăng 1,4 tỷ quả so với năm 2014.
Thời gian qua, hai quốc gia có sản lượng trứng sản xuất tăng nhanh nhất là Mexicô và Thổ Nhĩ Kỳ. Sản lượng trứng Mexicô sản xuất năm 2014 đạt 2,57 triệu tấn, tăng 47,4% so với năm 2000. Còn Thổ Nhĩ Kỳ năm 2014, sản xuất 17,145 tỷ trứng, tăng 42,25% so với năm 2005.
Trong xu thế phát triển của ngành sản xuất trứng gia cầm, thống kê của FAO từ năm 1998 cho thấy, số trang trại nuôi gà đẻ trứng quy mô lớn ngày càng tăng. Năm 2.000, trang trại nuôi gà đẻ trứng quy mô lớn mới chỉ cung ứng 4% nhu cầu tiêu thụ trứng toàn cầu nhưng tới năm 2020 sẽ cung ứng trên 30%.
Tiêu thụ trứng trên đầu người ngày càng tăng do thu nhập tăng và xu hướng tiêu dùng đang chuyển dịch từ thịt lợn sang thịt và trứng gia cầm.
Năm 2014, FAO thống kê bình quân tiêu thụ trứng/người toàn cầu đạt 179 quả. Châu Âu và Bắc Mỹ là khu vực ăn nhiều trứng nhất thế giới. Châu Phi tiêu thụ thấp nhất, chỉ bằng 25% bình quân toàn cầu. Châu Á tiêu thụ xấp xỉ bình quân toàn cầu. Các nước có truyền thống ăn nhiều trứng (trên 300 quả/người/năm) là Mexico, Nhật bản, Trung Quốc, Malaysia.
Người Việt chưa có thói quen ăn nhiều trứng, chỉ bằng khoảng 60% mức tiêu thụ trứng bình quân toàn châu Á. Mặc dù xu hướng tiêu thụ trứng ở Việt Nam đang tăng, bình quân 72,5 quả/người năm 2010. Năm 2015 đã tăng lên 96,2 quả/người; 2016 trở đi dự kiến sẽ đạt trên 100 quả/người.
TS Đoàn Xuân Trúc
(Tài liệu tham khảo: www.WattAgNet.com
và www.ThePoultrySite.com)
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- chăn nuôi gà li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li> ul>
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
Tin mới nhất
T6,27/12/2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất