Sau khi chứng kiến sản lượng thịt lợn suy giảm mạnh mẽ vì dịch tả lợn châu Phi, Trung Quốc đã đầu tư xây dựng các cơ sở chăn nuôi cao tầng, được ví như ‘khách sạn lợn’.
- Trung Quốc chi 17 tỷ USD nhập khẩu, Việt Nam chặn gấp lợn vượt biên
- Trứng gà tại Trung Quốc đội giá 30% do nắng nóng kỷ lục
- Nhập khẩu ngũ cốc, thịt lợn và đường của Trung Quốc vào tháng 6/2022
Cơ sở nuôi lợn cao 26 tầng của Zhongxin Kaiwei. Ảnh: sohu.com
Trong ba năm gần đây, người chăn nuôi ở Trung Quốc đã đầu tư hàng tỉ USD vào các cơ sở chăn nuôi lợn cao tầng khổng lồ. Xu hướng xây dựng này ban đầu chỉ dừng lại ở hai và ba tầng, nhưng nó nhanh chóng leo thang thành các cấu trúc cao trên 10 tầng với hàng chục nghìn con lợn mỗi tầng.
Cuối tháng 8, công ty tư nhân Zhongxin Kaiwei Modern Farming ở Hồ Bắc sẽ khánh thành ‘khách sạn lợn’; cao 26 tầng. Tọa lạc tại thành phố Ngạc Châu, trang trại đồ sộ của Zhongxin Kaiwei được giới thiệu là công trình chăn nuôi lớn nhất và cao nhất thế giới.
Cơ sở này gồm hai tòa nhà rộng 400.000 mét vuông, được trang bị máy cho ăn tự động và hệ thống lọc và khử trùng không khí thông minh, cũng như hệ thống xử lý chất thải dựa trên khí sinh học sẽ chuyển đổi phân lợn thành năng lượng sạch để phát điện và sưởi ấm.
Khi hoàn thành, ‘khách sạn lợn’ lớn nhất Trung Quốc này sẽ sản xuất khoảng 54.000 tấn thịt từ đàn lợn 600.000 con mỗi năm.
Các trang trại chăn nuôi lợn nhiều tầng như vậy cũng đã được xây dựng ở châu Âu. Mặc dù một số trang trại vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay thì hầu hết đã đóng cửa trong những năm qua, do gặp vấn đề về quản lý và bị công chúng phản đối. Tuy nhiên, không cơ sở nào ở châu Âu cao vượt quá ba tầng.
Cho đến năm 2019, các trại nuôi lợn đa tầng vẫn bất hợp pháp ở Trung Quốc. Nhưng khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát, đẩy giá thịt lợn lên cao, chính phủ Trung Quốc đã dỡ bỏ lệnh cấm trên nhằm tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu của người dân. Các ‘khách sạn lợn’ đã mọc lên trên khắp đất nước và ngày càng lớn hơn, cao hơn kể từ đó.
‘So với các trang trại chăn nuôi lợn truyền thống, mô hình này tiết kiệm đất và thân thiện với môi trường hơn, chúng tiết kiệm năng lượng và tài nguyên’, một nhà đầu tư khách sạn lợn tuyên bố. Tuy nhiên, mô hình này vẫn còn gây tranh cãi.
Ngoài lo ngại về chất lượng cuộc sống của những con vật được nuôi nhốt trong các cơ sở cao hàng chục tầng, giới chuyên gia cũng bày tỏ lo ngại về vấn đề an toàn sinh học của chúng.
Ông Zheng Zhicheng, Giám đốc phụ trách quan hệ công chúng của tập đoàn nông nghiệp New Hope Group, cho rằng nếu dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại các ‘khách sạn lợn’ sẽ gây thiệt hại lớn, vì khó kiểm soát hơn.
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
- Khách sạn lợn li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất