Trang trại nuôi gà cỏ mía của Công ty Năng lượng và Nông nghiệp Hương Sơn (Hà Tĩnh) được đầu tư hơn 3 tỷ đồng, góp phần nâng cao thu nhập và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
Gà trống sau 4 tháng nuôi đạt trọng lượng 2,7kg/con sẽ được đối tác thu mua với giá 6.200 đồng/kg
Trang trại nuôi gà cỏ mía của Công ty Năng lượng và Nông nghiệp Hương Sơn, đóng tại thôn Hoà Tiến, xã Sơn Tiến có diện tích rộng gần 5 ha.
Theo ông Võ Dương Oai – Phó Giám đốc Công ty Năng lượng và Nông nghiệp Hương Sơn, năm 2020 công ty đầu tư hơn 3 tỷ đồng xây dựng hệ thống chuồng trại nuôi gà cỏ mía theo hướng an toàn sinh học, công nghệ cao, với 8 chuồng nuôi khép kín. Đây là trang trại chăn nuôi gà cỏ mía lớn nhất trên địa bàn huyện Hương Sơn hiện nay.
Đàn gà mái sau thời gian nuôi hơn 2 tháng đang sinh trưởng và phát triển tốt
Tuy nhiên, từ năm 2020 – 2022, do không có kinh nghiệm trong chăn nuôi, lại vào thời điểm dịch bệnh COVID – 19 diễn biến phức tạp nên công ty lỗ nặng.
Rút kinh nghiệm từ bài học thất bại sau bước đi ban đầu “lạc nhịp”, đầu năm 2023, công ty quyết định chuyển hướng sang chăn nuôi liên kết với Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Vĩnh Phúc). Sau khi ký hợp đồng, Japfa Comfeed Việt Nam đầu tư con giống, thức ăn, hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm.
Nuôi gà theo hướng an toàn sinh học đòi hỏi chuồng trại phải có hệ thống phun sương hóa chất để ngăn ngừa, hạn chế dịch bệnh thâm nhập; nền chuồng cao ráo; nhiệt độ trong chuồng giữ ổn định từ 27-30 độ C nhờ hệ thống sưởi ấm bằng điện và máy lạnh.
Công nhân vệ sinh chuồng trại chuẩn bị cho lứa nuôi tiếp theo
Theo lãnh đạo Công ty Năng lượng và Nông nghiệp Hương Sơn, trong quá trình nuôi, để có lợi nhuận cao, việc chăm sóc, cho ăn hằng ngày là hết sức quan trọng. Người nuôi phải cân đối sao cho lượng thức ăn vừa phải, đủ để gà phát triển. Sau khi cho ăn, phải tắt toàn bộ hệ thống điện cho gà ngủ, hạn chế vận động tiêu tốn nhiều năng lượng, như vậy, đối tượng nuôi mới phát triển nhanh.
Ngoài ra, công ty còn đầu tư máng ăn tự động nhằm dễ kiểm soát, điều chỉnh lượng thức ăn, nước uống phù hợp với đàn gà. Cùng đó, thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh theo định kỳ.
Đặc biệt, khu vực chăn nuôi được kiểm soát chặt chẽ, hạn chế người ra vào; thực hiện nghiêm túc quy định về vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, phun tiêu độc khử trùng một lần/tuần, khử mùi bằng men vi sinh, nhất là thời điểm xuất bán và nhập nuôi lứa mới.
Từ đầu năm đến nay, công ty tiến hành nuôi gà ở 8 chuồng, mỗi chuồng 12.000 con (theo hình thức cuốn chiếu nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh, gà tăng trọng theo yêu cầu của đối tác).
Tháng 5/2023, đàn gà 96.000 con của công ty đã được xuất chuồng, đáp ứng theo yêu cầu của đối tác (trọng lượng gà đạt 2,7kg (gà trống) và 2,1kg (gà mái). Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam đã tiến hành thu mua với giá 6.200 đồng/kg (Japfa Comfeed đầu tư con giống, thức ăn, hướng dẫn kỹ thuật). Trừ các chi phí ở lứa nuôi đầu, công ty thu về lợi nhuận trên 400 triệu đồng.
Bên cạnh đó, trang trại của công ty hiện đang giải quyết việc làm cho 7 lao động, với mức lương hằng tháng từ 6 – 8 triệu đồng/người.
Phân chuồng gà được thu gom chuẩn bị vận chuyển bán cho các trang trại trồng cây ăn quả
Ông Lê Đình Phước – Phó Chủ tịch hội Nông dân Hương Sơn
Theo ông Phan Xuân Long – Chủ tịch UBND xã Sơn Tiến, sự có mặt của Công ty Năng lượng và nông nghiệp Hương Sơn không chỉ tạo điểm nhấn thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo thêm việc làm ổn định cho con em địa phương mà còn góp phần nâng thu nhập bình quân cho người dân xã Sơn Tiến lên 45 triệu đồng (năm 2022).
Liên kết với doanh nghiệp đang là xu hướng tất yếu trong chương trình tái cơ cấu ngành chăn nuôi của huyện Hương Sơn. Kết quả bước đầu của Công ty Năng lượng và Nông nghiệp Hương Sơn mở ra hướng chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững cho người dân địa phương.
- trang trại gà li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất