Trước tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép gia cầm giống từ Trung Quốc gia tăng, Bộ NN&PTNT vừa có công văn số 6287/BNN-TY yêu cầu Ban chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, UBND các tỉnh kiểm soát chặt.
Giống gia cầm nhập lậu ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi trong nước. Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Cụ thể, trong văn bản trên, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nêu rõ: Theo phản ánh của người dân và một số cơ quan truyền thông, thời gian qua hiện tượng buôn bán, vận chuyện trái phép gia cầm giống qua biên giới, đặc biệt từ phía bắc vào Việt Nam có chiều hướng gia tăng, làm tăng nguy cơ xâm nhiễm các loại dịch bệnh nguy hiểm như bệnh cúm A/H5N1, cúm A/H7N9,… làm ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi gia cầm của nước ta.
Được biết, thời gian gần đây, lực lượng chức năng liên tiếp bắt giữ các vụ nhập lậu gia cầm giống từ Trung Quốc. Mới đây nhất, đêm 8/9, Đồn biên phòng Trà Cổ (Bộ đội biên phòng Quảng Ninh) đã bắt quả tang Đoàn Văn Bách (31 tuổi, trú xã Tiền An, TX. Quảng Yên, Quảng Ninh) và Nguyễn Văn Hà (21 tuổi, trú xã Bình Ngọc, TP. Móng Cái) đang điều khiển xuồng máy không đăng ký, đăng kiểm, chở 10.000 con gà giống.
Sau đó, cơ quan chức năng đã thu giữ, tiêu hủy số gà trên, phạt hai đối tượng mỗi người 5 triệu đồng.
Trước đó, vào khoảng 08h30′, ngày 16/7/2020, Đội Quản lý thị trường số 3 phối hợp với Đội 389 tỉnh Lạng Sơn, Đội 3 Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Lạng Sơn, Công an huyện Lộc Bình, Hải quan Chi Ma, Biên phòng Cửa khẩu Chi Ma tổ chức tuần tra kiểm soát phát hiện tại khu vực đồi Khuổi Lăm, thôn Cốc Nhãn xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình, có một số đối tượng đang mang vác hàng.
Khi các lực lượng tiến hành vây bắt, các đối tượng đã bỏ chạy và vứt bỏ lại 16 lồng hàng gồm 8.300 con gia cầm giống không rõ nguồn gốc xuất xứ gồm: Vịt, ngan, ngỗng con giống (khoảng 7-10 ngày tuổi), trị giá số tiền trên 100 triệu đồng.
Ngày 30/6, Đội Kiểm soát Hải quan, Cục Hải quan Cao Bằng đã phát hiện, thu giữ 4 ô tô tải chở 14.520 con gà giống nhập lậu từ nước ngoài đang vận chuyển vào Việt Nam.
Bộ NN&PTNT đã có nhiều văn bản gửi các cơ quan liên quan, UBND các tỉnh, thành phố đề nghị chỉ đạo tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyện trái phép gia cầm giống qua biên giới phía bắc vào Việt Nam. Tuy nhiên, tình trạng nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm nêu trên chưa được xử lý triệt để và có chiều hướng gia tăng.
Trước thực trạng này, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị đề nghị Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 quốc gia), UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyện trái phép gia cầm giống qua biên giới vào Việt Nam.
Theo đó, Bộ NN&PTNT đề nghị Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo, đôn đốc Ban chỉ đạo 389 của các tỉnh biên giới trong việc ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm ra, vào Việt Nam.
Đôn đốc và kiểm tra việc tổ chức triển khai đồng bộ các biện pháp ngăn chặn tình trạng vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm ra, vào Việt Nam.
Bộ NN&PTNT cũng đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đặc biệt tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, giết mổ, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm không đảm bảo an toàn làm lây lan dịch bệnh; bảo đảm ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm ra, vào Việt Nam tại các đường mòn, lối mở.
Chỉ đạo Ban chỉ đạo 389 cấp tỉnh phối hợp chặt chẽ, chủ động chia sẻ thông tin, dữ liệu với các cơ quan thú y Trung ương đóng tại địa phương và cơ quan thú y địa phương.
Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tại địa phương tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm trái phép ra, vào Việt Nam.
Đỗ Hương
Nguồn: báo Chính Phủ
- nhập lậu li>
- nhập lậu gia cầm li>
- gia cầm giống nhập lậu li> ul>
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất