[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Mỗi năm, ngành chăn nuôi Việt Nam sử dụng đến hàng chục tấn kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi (TĂCN) nhằm kích thích tăng trưởng, nâng cao sức đề kháng cho gia súc, gia cầm. Nhưng, trước những hệ lụy tiêu cực mà việc lạm dụng kháng sinh gây ra cho vật nuôi và chính con người, rất cần thiết phải tìm ra những biện pháp thay thế!
Thay thế kháng sinh hiện đang là bài toán khó trong chăn nuôi
Hàng chục tấn kháng sinh “tẩm” vào TĂCN
Tại hội thảo về TĂCN tổ chức gần đây tại Hà Nội, ông Chu Đình Khu, Trưởng phòng TĂCN (Cục Chăn nuôi) đưa thông tin: Giai đoạn 2010 – 2015, ngành công nghiệp TĂCN Việt Nam tăng trưởng kỷ lục: 8,4%/ năm và được đánh giá là chưa có ngành nào tăng trưởng cao như vậy. Năm 2015, Việt Nam sản xuất gần 16 triệu tấn thức ăn công nghiệp. Dự báo tới năm 2020, nước ta sẽ sản xuất được hơn 19 triệu tấn. Nhưng, nguyên liệu TĂCN nuôi nhập khẩu như ngô, đậu tương, premix…cũng lên tới hơn 5 tỷ USD.
Theo GS.TS Vũ Duy Giảng – chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực dinh dưỡng vật nuôi: Kháng sinh dùng trong thức ăn chăn nuôi chỉ khoảng từ 20 – 50 mg /kg, tức chỉ khoảng 20 – 50 g/tấn. Như vậy, nếu tính toán trên tổng số lượng TĂCN công nghiệp kể trên, lượng kháng sinh “dội” vào gia súc, gia cầm cũng lên lên tới hàng chục tấn. Việt Nam được xếp vào nhóm các nước sử dụng kháng sinh nhiều nhất thế giới.
Nhiều nghiên cứu ở giai đoạn cách đây 20 – 30 năm tại Việt Nam cho thấy, sử dụng kháng sinh kháng sinh tăng trưởng trong chăn nuôi chỉ có tác dụng giúp vật nuôi tăng thêm khoảng 10 – 15% về mặt tăng trọng và tăng hiệu quả sử dụng (tiết kiệm được) thức ăn khoảng 15 – 16%. Tuy nhiên, ở giai đoạn hiện nay, khi tình hình vệ sinh thú y, an toàn sinh học trong chăn nuôi đã tốt lên, thì tác dụng của kháng sinh kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi cũng giảm đi. Cụ thể hiện nay, nó chỉ giúp tăng trọng thêm 7 – 10%, và tiết kiệm được khoảng 10% thức ăn.
Mới đây, kết quả điều tra của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) tại 94 nhà máy sản xuất, kinh doanh TĂCN công nghiệp trên địa bàn 18 tỉnh, thành phố cả nước cho thấy, nhiều cơ sở sử dụng hàm lượng kháng sinh trong sản xuất TĂCN gà, lợn cao hơn mức quy định.
Ông Thái Mạnh Hùng, Giám đốc Kỹ thuật Công ty Biospring cho rằng việc sử dụng kháng sinh tràn lan trong chăn nuôi gây ra 4 hệ lụy. Đó là: phá vỡ hệ vi sinh vật đường ruột; gây nên hiện tượng kháng thuốc; tồn dư kháng sinh trong thực phẩm; truyền gen kháng sinh. Đây là vấn đề khá nghiêm trọng. Vì vậy, cần phải có những bước đi thay thế kháng sinh thích hợp.
Giải pháp thay thế kháng sinh trong TĂCN
Do nảy sinh nhiều lo ngại đến ATTP cũng như sức khỏe con người. Từ những năm 1980, một số nước phát triển đã bắt đầu xây dựng lộ trình kiểm soát và tiến tới cấm sử dụng kháng sinh cũng như chất kích thích sinh trưởng trong TĂCN.
Ông Chu Quân, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty TĂCN Hòa Phát (Tập đoàn Hòa Phát) cho rằng, vật nuôi ở giai đoạn còn nhỏ sức đề kháng còn rất yếu nên việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn có ý nghĩa rất quan trọng. Vì thế, có thể sử dụng kháng sinh trong thức ăn ở một giai đoạn nhất định và kiểm soát chặt ở các giai đoạn tiếp theo (không sử dụng thức ăn có kháng sinh trong thời điểm xuất bán).
Để quản lý kháng sinh trong TĂCN, Bộ NN&PTNT đã ban hành danh mục cấm sử dụng một số loại kháng sinh trong TĂCN quy định tại Thông tư số 28/2014/TT-BNNPTNT và Thông tư số 42/2015/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2015. Tuy nhiên, trên thực tế, việc chấp hành các quy định vẫn còn rất nhiều hạn chế. Bởi vậy, cuối tháng 5/2016 vừa qua, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư 06 quy định danh mục, hàm lượng 15 loại kháng sinh được phép sử dụng trong TĂCN gia súc, gia cầm với mục đích kích thích sinh trưởng tại Việt Nam. Quy định này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 15/7/2016 tới đây.
Trong chăn nuôi, để thay thế kháng sinh trong TĂCN cần bắt đầu từ cách thức chăn nuôi và dinh dưỡng với mục đích chính đảm bảo sức khỏe vật nuôi. Muốn thế, nhất thiết phải đảm bảo sức khỏe đường ruột cho gia súc, gia cầm. Ngoài ra, cần thiết phải đảm bảo sức khỏe an toàn sinh học trong trại, nó không đơn giản là việc rắc thuốc sát trùng mà phải quan tâm đến việc tiêm vắcxin, sản xuất vắcxin đúng đắn và công tác chẩn trị vật nuôi.
Về mặt dinh dưỡng, phải tiếp tục đẩy mạnh việc sử dụng TĂCN cân đối để đảm bảo khẩu phần ăn tốt nhất cho vật nuôi. Hiện nay, chúng ta đã có 70 – 80% lượng TĂCN là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, tăng cường sử dụng thức ăn hỗn hợp sẽ đảm bảo được dinh dưỡng tốt nhất, GS Giảng cho biết thêm.
Đồng thời với đó là nhóm giải pháp sử dụng các phụ gia thay thế. EU trước khi đi tới quyết định cấm hoàn toàn kháng sinh trong kháng sinh tăng trưởng và phòng bệnh, họ đã có hàng chục năm trước đó nghiên cứu về các phụ gia kháng sinh tăng trưởng thay thế.
Một hướng đi được nhiều doanh nghiệp và người chăn nuôi quan tâm hiện nay là sử dụng vi sinh vật có lợi trong việc phòng ngừa dịch bệnh cho vật nuôi.
Trong chăn nuôi, probiotics làm tăng tốc độ tăng trưởng, giảm hệ số chuyển hóa thức ăn và giảm tỉ lệ do tiêu chảy. Hơn nữa, nhờ tăng trưởng tiêu hóa và tích lũy protein thức ăn làm cho lượng Nitơ thải ra môi trường giảm đi, giúp cải thiện môi trường chăn nuôi rõ rệt.
Dù bằng cách này hay cách khác, việc tiến tới loại bỏ kháng sinh trong TĂCN là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, cần có lộ trình và biện pháp phù hợp với thực trạng ngành chăn nuôi nước ta hiện nay.
Nguyễn Huệ
Theo số liệu gần đây cho thấy: 100 % cơ sở chăn nuôi đều sử dụng kháng sinh; 68% cơ sở sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh; 24,4% cơ sở còn tự trộn kháng sinh vào thức ăn chăn nuôi.
Một ví dụ điển hình, xã Ngọc Lũ (huyện Bình Lục – Hà Nam), có tổng đàn hơn 100.000 con lợn, 300.000 con gà. Cả xã có 32 cơ sở bán thuốc thú y, mỗi năm các cơ sở này bán cho người chăn nuôi gần 1 tấn thuốc kháng sinh. Trong đó, kháng sinh trộn vào thức ăn cho lợn và gà là phổ biến nhất.
- phương pháp chăn nuôi li>
- thủ tục hành chính li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- ngành sữa li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi lợn li>
- chăn nuôi gia súc li>
- giá lợn hơi li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- dự báo giá heo hơi li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi gà li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- dự báo giá lợn li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- ngành sữa việt nam li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- dịch cúm gia cầm li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất