Lây lan nhanh
Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Khánh Hòa, tính từ ngày xuất hiện (11-4-2019) đến 20-10, bệnh dịch tả heo châu Phi (ASF) đã xảy ra tại 485 hộ, 106 thôn, 46 xã của 5 địa phương gồm: Diên Khánh, Cam Lâm, Khánh Vĩnh, Nha Trang và Cam Ranh. Đã có hơn 9.400 con heo với tổng khối lượng hơn 540 tấn buộc phải tiêu hủy.
Cơ quan chức năng tiêu hủy một đàn heo dương tính với ASF tại Cam Lâm.
2 tháng gần đây, ASF có dấu hiệu bùng phát mạnh, lây lan nhanh. Chỉ tính từ ngày 26-8 đến 29-9, ASF đã phát sinh thêm ở 1 địa phương mới (TP. Cam Ranh), 12 xã mới phát sinh thuộc địa bàn các địa phương: Cam Lâm, Cam Ranh, Diên Khánh và Nha Trang.
Trong 3 tuần đầu của tháng 10, tình hình dịch bệnh trở nên phức tạp với tốc độ lây lan nhanh hơn. Tổng số lượng heo và khối lượng heo buộc phải tiêu hủy chiếm tới 54% so với lũy kế kể từ khi xuất hiện. Cụ thể, từ ngày 30-9 đến 20-10, đã có hơn 5.100 con heo với tổng trọng lượng hơn 295 tấn phải tiêu hủy. Đáng chú ý, ở Cam Lâm, ASF đã xuất hiện ở hộ có đàn heo lớn (tổng đàn 971 con), hộ có nhiều kinh nghiệm chăn nuôi (tổng đàn 378 con). Ngoài ra, có 5 xã phát sinh ASF lần 2, 1 xã phát sinh lần 3…
Có nhiều yếu tố tác động tiêu cực khiến cho khả năng lây lan dịch bệnh càng trở nên cao hơn như: Đàn heo của các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và gia trại chăn nuôi không đủ điều kiện áp dụng an toàn sinh học; tình hình thời tiết đang chuyển sang mùa mưa, ảnh hưởng đến khả năng đề kháng của vật nuôi cũng như thuận lợi cho vi rút gây bệnh tồn tại và phát tán trong môi trường.
Ở góc độ khác, giá bán heo hơi đang tăng cao hơn nhiều so với giá hỗ trợ tiêu hủy, nhu cầu mua bán, vận chuyển heo giữa các địa phương tăng nên công tác kiểm soát dịch bệnh rất khó khăn. Ngoài ra, quy định chỉ được tiêu hủy đối với heo dương tính với ASF, người dân được giữ lại những con heo khỏe mạnh (trong cùng ô chuồng, dãy chuồng với heo mắc bệnh) để nuôi hoặc vận chuyển đi nơi khác cũng khiến cho công tác phòng, chống dịch gặp khó. Chính quyền địa phương, cơ quan chức năng và hộ chăn nuôi trong nhiều trường hợp đã phải tiến hành tiêu hủy nhiều lần trên cùng 1 đàn/chuồng heo. Việc này không chỉ gây mất thời gian, tốn kém nhân lực, kinh phí, mà hoạt động kiểm soát dịch bệnh cũng trở nên khó khăn hơn.
Cơ quan chuyên môn nhận định, thời gian tới, ASF có nguy cơ tiếp tục lây lan, diễn biến phức tạp. Bệnh có khả năng xâm nhiễm vào các cơ sở chăn nuôi tập trung, quy mô và số lượng lớn, gây hậu quả khó lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển chăn nuôi heo…
Không tổ chức tái đàn
Khuyến cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với các địa phương trong việc tăng cường phòng, chống ASF là không tổ chức tái đàn. Để tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành và địa phương trong việc triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống ASF, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương tiếp tục tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống và khống chế ASF theo tinh thần Chỉ thị số 34 ngày 20-5 của Ban Bí thư; Chỉ thị số 667 ngày 4-6 của Thủ tướng Chính phủ và văn bản chỉ đạo của các bộ, ngành, Tỉnh ủy, UBND tỉnh.
Sở đề nghị cấp huyện chỉ đạo các xã tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, thường xuyên sát trùng, tiêu độc và áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học; khuyến cáo hộ chăn nuôi sử dụng các chế phẩm vi sinh trong thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho đàn heo; không tái đàn nếu cơ sở chăn nuôi không đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học. Cùng với đó, tổ chức giám sát chặt việc nhập đàn để nuôi trên địa bàn; chỉ cho phép nhập đàn đối với những cơ sở an toàn dịch bệnh; cơ sở có quy trình và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn sinh học theo quy định, cơ sở đăng ký tham gia chương trình giám sát dịch bệnh.
Ngoài ra, các địa phương cần công khai minh bạch chính sách hỗ trợ, kịp thời hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh để người dân yên tâm thực hiện các biện pháp chống dịch.
Hồng Đăng
Nguồn: Báo Khánh Hòa
- dịch tả heo châu Phi li>
- Khánh Hòa li>
- heo khánh hòa li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
Tin mới nhất
T4,13/11/2024
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Sau thời gian bị dịch bệnh thì sau bao lâu chủ trại được tái đàn. Thủ tục như thế nao?