Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định, De Heus, Hùng Nhơn, Bel Gà song hành Bắc – Trung – Nam thúc đẩy phát triển chăn nuôi gia cầm quy mô lớn hơn, giá trị hơn.
Sáng 3/11, Lễ khánh thành Nhà máy ấp trứng gia cầm Vĩnh Phúc đã diễn ra tại Khu Công nghiệp Bình Xuyên, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Sự kiện đánh dấu định hướng chiến lược của Bel Gà trong việc đầu tư dài hạn vào sản xuất gà con 1 ngày tuổi hướng thịt và hướng trứng. Đồng thời, thể hiện cam kết của Bel Gà trong việc trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất con giống gia cầm chất lượng cao.
Nhà máy ấp trứng Bel Gà tại Vĩnh Phúc có tổng diện tích 11.920m², với công suất thiết kế tối đa 24 triệu gà con hướng thịt/năm. Chuỗi sản xuất của nhà máy sử dụng công nghệ tiên tiến từ châu Âu và toàn bộ quy trình sản xuất được kiểm soát nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế GLOBAL SLP.
Ông Carl Destrooper, Cổ đông Tập đoàn Yellow Bird từ Bỉ cho biết, sau hơn 10 năm hoạt động tại miền Nam Việt Nam, Bel Gà đã khánh thành nhà máy ấp đầu tiên tại miền Bắc. Ảnh: Hồng Thắm.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Carl Destrooper, Cổ đông Tập đoàn Yellow Bird từ Bỉ chia sẻ niềm vui khi đánh dấu một cột mốc quan trọng cho Bel Gà và tỉnh Vĩnh Phúc. Ông tự hào thông báo, sau hơn 10 năm hoạt động tại miền Nam Việt Nam, Công ty đã khánh thành nhà máy ấp đầu tiên tại miền Bắc.
“Dự án này không chỉ liên quan đến kinh doanh, mà còn là cam kết của Bel Gà đối với đổi mới, bền vững và cộng đồng. Khi nhu cầu về sản phẩm gia cầm chất lượng cao ngày càng tăng, Công ty cam kết đáp ứng nhu cầu này, đồng thời đảm bảo an toàn thực phẩm và phúc lợi động vật”, ông Carl Destrooper khẳng định.
Ông Carl Destrooper bày tỏ lòng biết ơn đối với đối tác De Heus vì những đóng góp quan trọng cho sự phát triển chung của dự án, cùng với sự hỗ trợ từ các đối tác khác. Ông mong muốn tất cả mọi người, từ nông dân đến các thành viên trong ngành sẽ cùng đồng hành với Bel Gà trong hành trình này.
Ông Koen De Heus, Cổ đông và Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Hoàng Gia De Heus Hà Lan nhấn mạnh cam kết của De Heus trong việc sản xuất thực phẩm an toàn và bền vững. Ảnh: Hồng Thắm.
Theo ông Koen De Heus, Cổ đông và Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Hoàng gia De Heus Hà Lan, sự kiện hôm nay là một dịp đặc biệt, đánh dấu khánh thành nhà máy ấp đầu tiên của Bel Gà tại miền Bắc Việt Nam. Đây là một bước tiến quan trọng sau hơn 10 năm thành công ở miền Nam.
Ông Koen De Heus nhấn mạnh cam kết của De Heus trong việc sản xuất thực phẩm an toàn và bền vững, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về thịt gia cầm trên toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam. Ông cho biết, Công ty đã quyết định đầu tư vào một nhà máy giết mổ và chế biến hiện đại tại Tây Ninh.
Ông Ben Cliteur, Tổng Giám đốc Bel Gà Việt Nam và Myanmar công bố quyết định mở rộng thêm nhà máy ấp tại Tây Ninh, dự kiến khởi công vào đầu năm 2025. Ảnh: Hồng Thắm.
Tổng Giám đốc Bel Gà Việt Nam và Myanmar Ben Cliteur chia sẻ niềm vui và nhấn mạnh rằng, cơ sở hiện đại này thể hiện cam kết của Công ty đối với chất lượng, với công nghệ tiên tiến từ Petersime Bỉ và vật liệu bền bỉ từ Bolidt và Polysto, nhằm cung cấp gà con 1 ngày tuổi hướng thịt và hướng trứng chất lượng hàng đầu cho khách hàng tại miền Bắc.
Ông Ben Cliteur cũng điểm lại hành trình của Bel Gà, từ 1 trang trại giống và 1 nhà máy ấp vào năm 2013 đến 6 trang trại và 4 nhà máy ấp hiện nay, với công suất hàng năm vượt quá 70 triệu gà con. Để chứng minh sự phát triển của Bel Gà, ông Ben Cliteur đã công bố quyết định mở rộng thêm nhà máy ấp tại Tây Ninh, dự kiến khởi công vào đầu năm 2025.
Cuối cùng, ông Ben Cliteur khẳng định cam kết của Bel Gà và đối tác De Heus trong việc cung cấp thực phẩm an toàn và chất lượng cao cho người tiêu dùng Việt Nam.
Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Bỉ tại Việt Nam Karl Van Den Bossche bày tỏ niềm tự hào về sự phát triển của liên doanh Bỉ – Hà Lan tại Việt Nam. Ảnh: Hồng Thắm.
Cũng tại lễ khánh thành, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Bỉ tại Việt Nam Karl Van Den Bossche bày tỏ niềm tự hào về sự phát triển của liên doanh Bỉ – Hà Lan tại Việt Nam, nhấn mạnh rằng sự thịnh vượng bắt nguồn từ hợp tác và niềm tin. Nước Bỉ, với chuyên môn trong ngành gia cầm, cung cấp công nghệ tiên tiến và phương pháp sản xuất, đảm bảo tiêu chuẩn cao và phúc lợi động vật.
Ông Karl Van Den Bossche đã khen ngợi sự mở rộng của Bel Gà từ miền Nam ra miền Bắc Việt Nam, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư không chỉ về tài chính mà còn về chuyển giao công nghệ và nâng cao kiến thức cho nông dân. Ông cũng chỉ ra nhu cầu ngày càng tăng về thực phẩm chất lượng cao và sự cần thiết phải giảm rào cản thương mại giữa EU và Việt Nam.
Cuối cùng, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Bỉ tại Việt Nam chúc nhà máy ấp mới thành công, bày tỏ hy vọng về mối quan hệ thương mại mạnh mẽ giữa Việt Nam và EU, đồng thời góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành gia cầm và nâng cao đời sống của người dân ở Vĩnh Phúc.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá cao sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong hệ thống liên kết chuỗi nông nghiệp công nghệ cao như: Tập đoàn De Heus, Tập đoàn Hùng Nhơn và Công ty Cổ phần Bel Gà. Ảnh: Hồng Thắm.
Chúc mừng cho sự kiện này, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá cao sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong hệ thống liên kết chuỗi nông nghiệp công nghệ cao, như: Tập đoàn De Heus, Tập đoàn Hùng Nhơn và Công ty Cổ phần Bel Gà, cũng như sự chung tay góp sức của các bộ, ban, ngành và đặc biệt là sự giúp đỡ, tạo điều kiện của lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc để dự án hoàn thành trước tiến độ với trách nhiệm cao.
Các đại biểu bấm nút khánh thành nhà máy ấp trứng Công ty TNHH BHD Việt Nam tại Vĩnh Phúc. Ảnh: Hồng Thắm.
Thứ trưởng chia sẻ, năm 2024, ngành nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là sau cơn bão số 3. Tuy nhiên xuất khẩu nông sản hết 10 tháng đầu năm 2024 vẫn đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm ngoái, dự kiến cả năm nay sẽ đạt trên 60 tỷ USD. Mặc dù vậy, trong cơ cấu xuất khẩu nông nghiệp, chăn nuôi vẫn còn nhiều dư địa phát triển, bởi hiện giá trị xuất khẩu chăn nuôi và các sản phẩm chăn nuôi vẫn ở mức thấp nhất, mới chỉ đạt 420 triệu USD.
Các đại biểu thực hiện nghi thức trồng cây tại Nhà máy ấp trứng Bel Gà chi nhánh Vĩnh Phúc. Ảnh: Hồng Thắm.
Lãnh đạo Bộ NN-PTNT cho hay, Tập đoàn De Heus, Tập đoàn Hùng Nhơn, Bel Gà đã xây dựng chuỗi liên kết sản xuất chăn nuôi công nghệ cao tại Việt Nam. Bộ NN-PTNT đánh giá rất cao điều này, đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ của ba doanh nghiệp với tầm nhìn khu vực và quốc tế, đó là phát triển trong xu thế chung của nền kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế xanh. Đây chính là đường link để chuyển tải công nghệ cao từ nước ngoài vào”.
“Ba doanh nghiệp De Heus, Hùng Nhơn và Bel Gà song hành với nhau khắp Bắc – Trung – Nam sẽ tạo sự lan tỏa, thúc đẩy phát triển chăn nuôi gia cầm quy mô lớn hơn, giá trị lớn hơn, không chỉ phục vụ thị trường trong nước với hơn 100 triệu dân, mà còn hướng tới xuất khẩu. Đây là mục tiêu quan trọng, trước mắt và lâu dài”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.
Thứ trưởng khẳng định, Nhà máy ấp trứng gia cầm Bel Gà tại Vĩnh Phúc chính thức đi vào hoạt động sẽ góp phần cung cấp nguồn gà giống chất lượng cao tại các tỉnh khu vực phía Bắc, không chỉ giúp giảm chi phí logistic và còn giảm stress vận chuyển đường dài đối với gà con.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến (cà vạt đỏ) cùng các quan khách tham quan Nhà máy ấp trứng gia cầm mới của Bel Gà tại Vĩnh Phúc. Ảnh: Hồng Thắm.
“Nhà máy sẽ góp phần quan trọng trong hệ sinh thái sản xuất khép kín, đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường, góp phần khẳng định chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và chinh phục thành công các thị trường khắt khe khác trên toàn thế giới”, Thứ trưởng nói thêm.
Hồng Thắm
Báo Nông nghiệp Việt Nam
- nhà máy ấp trứng gia cầm li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất