[Tạp chí Thức ăn Chăn nuôi] – Nhà máy phụ gia thức ăn chăn nuôi (TĂCN) đầu tiên của tập đoàn Olmix (Pháp) đã khánh thành ngày 10/10/2017 tại tỉnh Bình Dương. Đây cũng là nhà máy phụ gia tăcn đầu tiên mà tập đoàn Olmix đặt xây dựng tại châu Á.
Với tổng vốn đầu tư hơn 5 triệu Euro, đây được coi là bước đi đầu tiên Pháp chinh phục thị trường TĂCN Châu Á. Đồng thời, mở ra triển vọng thực phẩm không kháng sinh của ngành chăn nuôi Việt Nam.
Theo thống kê từ hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, ước tính sản lượng TĂCN năm 2016 của Vệt Nam đạt 20 triệu tấn, chỉ đứng sau Trung Quốc (180 triệu tấn) và Nhật Bản (24 triệu tấn). Tuy nhiên, từ năm 2016 bất cập trong ngành này trở nên rõ rệt khi thị phần nguyên liệu TĂCN trong nước hầu hết là nhập khẩu, đặc biệt là phụ gia TĂCN.
Bã thải từ 4 tỷ lít bia tiêu thụ ở Việt Nam hoàn toàn có thể dùng làm nguồn nguyên liệu chế biến protein. Lượng huyết (máu) của gần 2 triệu con trâu, bò giết mổ mỗi năm; các mỏ khoảng sản và nguồn tảo biển trong nước có thể đáp ứng nhu cầu chế biến này.
Lễ khánh thành
“Việc hạn chế lệ thuộc nhập khẩu nguyên liệu có thể làm được khi hầu hết các sản phẩm, các nhà đầu tư lớn với công nghệ hiện đại đều có mặt tại Việt Nam”, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (bộ NN&PTNT) khẳng định.
Theo ông Dương, việc nhà máy phụ gia tăcn đầu tiên ở Châu Á có mặt ở Việt Nam sẽ góp phần phát triển dòng sản phẩm đặc trưng khu vực, giảm giá thành và góp phần đưa sản phẩm chăn nuôi trong nước phát triển.
Tập đoàn Olmix đã có mặt tại 100 quốc gia, là một trong những đơn vị tiên phong về công nghệ sinh vật biển, dinh dưỡng và sức khỏe của cây trồng, vật nuôi và con người không sử dụng kháng sinh.
Ông Hervé Balusson, chủ tịch tập đoàn Olmix cho biết, công nghệ tinh chế tảo biển của Olmix là một trong những giải pháp được hi vọng sẽ góp phần tạo ra sản phẩm phụ gia TĂCN có nguồn gốc tự nhiên, cải thiện năng suất ngành chăn nuôi và giảm giá thành sản phẩm.
“Nhà máy này sẽ là bước tiến chiến lược của tập đoàn Olmix góp phần vào sự phát triển bền vững của nông nghiệp tại các nước mà Olmix có mặt”, ông Balusson nói.
Ông Trịnh Quang Thanh, giám đốc Olmix khu vực châu Á hi vọng nhà máy sẽ mở ra triển vọng cho ngành chăn nuôi trong nước. Ngoài các sản phẩm ưu việt hiện nay của tập đoàn Olmix như: Mistral, mT.x+, mFeed+…, dòng sản phẩm Algo-ceutical: Searup, Digestsea… Nhà máy sẽ sản xuất các sản phẩm phục vụ cho thị trường châu Á và Việt Nam như: mShell, Asead…
Chia sẻ về sự kiện này, ông Bertrand Lortholary, đại sứ quán Pháp tại Việt Nam cho rằng ngành chăn nuôi đóng vai trò quan trọng với cả Việt Nam và Pháp nhưng nhiều người vẫn còn quen nhìn giản đơn về kháng sinh và dự phòng sức khỏe vật nuôi.
“Mới đây, chính phủ Việt Nam có động thái sẽ cấm tăcn có kháng sinh. Bằng công nghệ, Pháp sẵn sàng đồng hành cùng ngành chăn nuôi và cộng đồng doanh nghiệp Việt mà vẫn đảm bảo được năng suất. Việc khánh thành nhà máy có ý nghĩa lớn với cả 2 đất nước”, ông Bertrand chia sẻ.
Được thiết kế và xây dựng theo quy chuẩn Fami QS, sản phẩm của nhà máy đầu tiên của Olmix tại châu Á sẽ đóng gói các quy cách bao bì 10kg và 25kg. Nhà máy hoạt động với công suất 130.000 lít dạng lỏng và gần 5.000 tấn/năm dạng bột phụ gia, dinh dưỡng động vật cung cấp cho các nhà máy TĂCN và các trang trại mỗi năm.
Khánh Chương
Tổng vốn đầu tư nhà máy 5 triệu Euro, tổng công suất giai đoạn 1 của nhà máy khoảng 5.000 tấn phụ gia TĂCN mỗi năm (tương đương 5 triệu tấn thức ăn mỗi năm) và tổng công suất được thiết kế lên đến 15.000 tấn sản phẩm mỗi năm
- thức ăn chăn nuôi li>
- Olmix Asialand Việt Nam li>
- tacn li>
- nhà máy phụ gia li> ul>
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
CN,17/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất