Với hàng trăm công ty nuôi gia cầm cung cấp thịt và trứng cùng hàng chục ngàn chuồng trại của hộ gia đình trên cả nước nhưng đến nay chưa có công ty nào vươn lên dẫn dắt thị trường này và giữ được khoảng cách cạnh tranh.
Các doanh nghiệp lớn, các nhà đầu tư gần đây bắt đầu chú trọng mạnh hơn vào thị trường này để tìm kiếm cơ hội.
Thương hiệu quen thuộc
Năm 2017, Bel Gà – một công ty khởi nghiệp về giống gia cầm – đã ký khoản vay 4 triệu USD với IFC để mở rộng chăn nuôi gia cầm. Nhận nguồn tài chính này đồng nghĩa Bel Gà nhận được sự hỗ trợ của các tập đoàn toàn cầu có kinh nghiệm lâu năm và có hệ thống quản lý chuyên nghiệp trong lĩnh vực gà giống, gồm Tập đoàn Belgabroed – một nhà sản xuất dẫn đầu thị trường Bỉ trong ngành chăn nuôi gia cầm và De Heus – tập đoàn dinh dưỡng động vật của Hà Lan thuộc top 15 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi toàn cầu.
Trước khi nhận đầu tư, Bel Gà là công ty nuôi gà thịt đầu tiên đạt chứng nhận Global G.A.P trong lĩnh vực gia cầm tại Việt Nam. Việc đạt tiêu chuẩn khắt khe này đưa Bel Gà thành công ty đầu tiên được IFC chọn lựa trong chương trình hỗ trợ nâng cao an toàn thực phẩm và tăng cường phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Ông Kyle Kelhofer – Giám đốc IFC Khu vực Đông Dương cho biết, nguồn đầu tư này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiện đại, cải thiện hiệu quả và tiết giảm chi phí, nâng cao giá trị thương hiệu để tiếp cận các thị trường mới và bền vững hơn.
Theo đánh giá của IFC, tiêu dùng thực phẩm tại Việt Nam chiếm khoảng 15% GDP với mức tăng trưởng 18% hằng năm. Tuy nhiên, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm thấp đã cản trở tiềm năng phát triển của ngành, ảnh hưởng xấu sức khỏe người dân và hạn chế cơ hội tham gia vào các chuỗi cung ứng ngành thực phẩm hiện đại. IFC đặt tham vọng hỗ trợ xây dựng năng lực cho ngành này qua các chương trình nâng cao nhận thức và đào tạo đội ngũ chuyên gia về an toàn thực phẩm. Tổ chức này ước tính tổng doanh số của các công ty tham gia dự án sẽ gia tăng khoảng 30 triệu USD và tổng vốn đầu tư dài hạn có thể thu hút thêm 25 triệu USD sau khi dự án kết thúc một năm.
Thị trường gia cầm và trứng cung cấp nội địa lâu nay quen thuộc với các thương hiệu như CP Vietnam, Ba Huân, Vĩnh Thành Đạt, Dabaco, 3F Viet, Thanh Đức, ĐKT… bên cạnh các công ty nước ngoài nuôi gia cầm tại Việt Nam và xuất khẩu. Thị phần gia cầm và trứng, bên cạnh số ít thương hiệu nổi bật, còn có hàng ngàn hộ nuôi, có thể cung cấp trực tiếp đến các đại lý, chợ hay nhà hàng, khách sạn để cạnh tranh.
Một doanh nghiệp trong ngành cho biết thịt và trứng gia cầm vốn có vòng đời nhanh, dễ rủi ro, “người nào giải quyết được khâu hậu cần để giảm chi phí mới cạnh tranh được, về lâu dài thị trường đòi hỏi cao hơn các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, chắc chắn sẽ có sự sắp xếp lại”.
“Tay to” nhập cuộc
Dự báo khi các “tay to” gia nhập thị trường sẽ có các bước quy hoạch trang trại để đạt được quy mô lớn và chuyên nghiệp. Một trong những thương vụ đầu tư dự báo làm thay đổi việc cạnh tranh của các công ty lớn là VinaCapital tuần rồi công bố đầu tư 32,5 triệu USD vào Công ty CP Ba Huân. Với khoản đầu tư này, VinaCapital trở thành nhà đầu tư chiến lược tại Ba Huân và quỹ này cho biết sẽ tăng thêm vốn trong 12 tháng tới nếu đạt được thỏa thuận mục tiêu kinh doanh.
Ba Huân có 17 năm phát triển từ một công ty gia đình thành một trong những doanh nghiệp cung cấp trứng và thịt gia cầm tươi, thực phẩm chế biến vào loại hàng đầu Việt Nam, đặc biệt tại thị trường TPHCM. Công ty này cũng đã phát triển mô hình kinh doanh theo chuỗi khép kín, sản phẩm ra thị trường có thể truy xuất nguồn gốc qua mã số in trên bao bì. Lợi thế của Ba Huân còn ở mạng lưới phân phối gồm 2.000 đại lý và điểm bán lẻ trên khắp cả nước.
Theo số liệu tự công bố, Ba Huân đang cung cấp hơn 1,7 triệu trứng gia cầm ra thị trường mỗi ngày, nắm hơn 30% thị phần trứng đã qua xử lý tiệt trùng; cùng với cung cấp 25 tấn thịt chế biến từ 15.000 con gà mỗi ngày. Theo số liệu của DBS Bank, lượng thịt gà tiêu thụ tại Việt Nam có mức tăng trưởng kép hằng năm (CARG) 8,6%. Theo dự báo dựa trên tốc độ đô thị hóa và sự mở rộng của tầng lớp trung lưu, thu nhập dành cho chi tiêu tăng lên, tiêu thụ thịt sẽ đạt gần 17kg/người/năm trước năm 2021 và tăng gấp đôi so với mức 8kg của năm 2015.
Dù vậy, phần lớn nhà cung cấp vẫn là các nông hộ nhỏ lẻ, nguồn lực hạn chế và khó mở rộng quy mô để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ông Andy Ho – Giám đốc điều hành Tập đoàn VinaCapital đánh giá: “Ba Huân là doanh nghiệp đã xây dựng được thương hiệu về thực phẩm an toàn. VinaCapital chú trọng đầu tư vào các doanh nghiệp thực phẩm an toàn, ứng dụng công nghệ cao để phục vụ cho tiêu dùng nội địa, Ba Huân nắm bắt tốt các xu hướng này”.
VinaCapital ước tính, Ba Huân sẽ đạt doanh thu hơn 90 triệu USD năm 2018, dự kiến sau 12 tháng sẽ xem xét tăng thêm vốn đầu tư để mở rộng sản xuất giai đoạn 2 và hoàn thành mục tiêu nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp và nâng cấp các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội nhằm tiệm cận các tiêu chuẩn quốc tế. Toàn bộ vốn đầu tư sẽ được Ba Huân tái cơ cấu doanh nghiệp và tăng công suất cho các mảng sản xuất kinh doanh cốt lõi của Công ty. Cụ thể, tăng gấp đôi công suất các trang trại nuôi gà lấy thịt hiện tại và xây trang trại nuôi gà lấy trứng, tăng công suất nhà máy chế biến thực phẩm và xử lý trứng.
Ngành chăn nuôi thường gặp rủi ro nhưng theo VinaCapital, Ba Huân có bề dày trong lĩnh vực thực phẩm an toàn, ứng dụng công nghệ cao và thương hiệu được người tiêu dùng Việt Nam tín nhiệm. Với các tư vấn chiến lược từ VinaCapital, Công ty có đầy đủ tiềm năng để niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán trong khoảng từ 3 – 5 năm tới.
Tập đoàn Hòa Phát từ năm 2017 bắt đầu gia nhập lĩnh vực này và bất ngờ công bố sẽ đạt 300 triệu trứng hằng năm từ năm 2020. Công suất này dự báo có thể sánh với công ty lớn ở phía Bắc như Dabaco năm 2017 tiêu thụ khoảng 120 triệu quả trong mục tiêu khép kín chuỗi sản xuất đến năm 2019 sẽ sản xuất 360 triệu quả trứng gà/năm.
Việc tham gia của các công ty lớn nhắm đến hoàn chỉnh chuỗi an toàn vệ sinh thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn đã thúc đẩy cạnh tranh chuyên nghiệp hơn. Với công nghệ nuôi gà được chuyển giao từ Tập đoàn ISE Foods (Nhật), công suất 175 triệu quả/năm, ĐTK đã đẩy mạnh phát triển chuỗi giá trị khép kín 3F (Feed – Farm – Food) và chính thức tham gia vào các khâu của chuỗi, từ cung ứng nguyên liệu, sản xuất thức ăn chăn nuôi, con giống, chăn nuôi đến chế biến thực phẩm.
Tuyết Ân
Nguồn: Báo Doanh nhân Sài Gòn
- nông nghiệp Việt Nam li>
- ngành thực phẩm li>
- ba huân li>
- Bel Gà li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- trứng gà ĐTK li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- trứng gia cầm li>
- gia cầm li>
- Tập đoàn Hòa Phát li>
- thực phẩm an toàn li>
- an toàn thực phẩm li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất