Khi nào bệnh dịch tả heo châu phi (ASF) sẽ có vaccine? đây là câu hỏi được nhiều người chăn nuôi, kỹ thuật và chuyên gia quan tâm khi bệnh dịch tả heo châu Phi đang diễn biến rất phức tạp ở nước ta. Để trả lời câu hỏi này VietDVM chia sẻ bài phỏng vấn Ông Fernando Rodríguez giám đốc trung tâm nghiên cứu thú y CReSA (CReSA – The Centre de Recerca en Sanitat Animal) được đăng tải trên Pig333.
Tại sao đến giờ chúng ta vẫn chưa có vaccine phòng bệnh dịch tả heo châu phi (ASF)?
Tại sao đến giờ chúng ta vẫn chưa có vaccine phòng bệnh dịch tả heo châu Phi (ASF)?
Dịch tả heo châu phi là một bệnh gần như đã bị lãng quên đặc biệt là ở khu vực các nước châu Phi là nguồn gốc nơi virus được phát hiện đầu tiên. Bệnh dịch tả heo châu Phi cũng góp một phần không nhỏ gây ra sự đói nghèo và thiếu dinh dưỡng ở các khu vực mà nó đã đi qua.
Thậm chí khi bệnh đã trở thành đại dịch ở châu Âu, thì cũng có chưa đến “một tá” nhóm nghiên cứu quan tâm về chủ đề này, chỉ có ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là có các nghiên cứu được thực hiện nhiều hơn. Vì vậy, cũng không có gì lạ khi hơn 60 năm chúng ta đã biết về virus này nhưng chỉ có 1454 bài báo nói chung về ASF hay 167 bài viết về vaccine và ASF đã được công bố.
Câu hỏi đầu tiên chúng tôi đưa ra là: Tại sao chúng ta lại ngạc nhiên khi không có vaccine phòng bệnh dịch tả heo châu Phi? Phòng bệnh để kiểm soát bệnh: đó có phải là phương châm của chúng ta trong tương lại.
Bản thân virus ASF đã rất phức tạp, tuy nhiên chu kỳ dịch tễ của nó cũng đa dạng.
Động vật mẫn cảm với virus gây bệnh dịch tả heo châu Phi là: heo nhà và heo rừng châu Âu, cùng với điều kiện ở châu Phi khá phức tạp do có hai nguồn mang mầm bệnh tự nhiên là: ve Ornithodoros và lợn lòi châu phi.
Hình ảnh qua kính hiển vi điện tử của tế bào heo bị nhiễm virus ASF
Tuy nhiên, đó chỉ là những hiểu biết ban đầu về Bệnh dịch tả heo châu Phi do chưa có quá nhiều nghiên cứu về ASF trong lịch sử .
Năm 2000, việc đóng của phòng nghiên cứu hàng đầu về Bệnh dịch tả heo châu Phi (tính tại thời điểm đó), vì cho rằng Bệnh dịch tả heo châu Phi không còn là mối đe dọa với chăn nuôi toàn cầu nữa đã khiến những hiểu biết của chúng ta về Bệnh dịch tả heo châu Phi càng trở nên ít ỏi.
Và để đến bây giờ chúng ta đang phải vội vàng tìm hiểu về nó.
Hiện tại chúng ta đang ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển vaccine phòng ASF? Bạn đang nghiên cứu theo xu hướng nào ? Khi nào vaccine phòng ASF sẽ ra đời?
Bất kể những thông tin ít ỏi từ các nghiên cứu trước đó, gần đây thì chúng tôi đã có những bước tiến quan trọng trong quá trình nghiên cứu vaccine phòng ASF, và giờ đây chúng tôi đã gần hơn bao giờ hết bằng việc đưa các những tin rất lạc quan. Đối với một số loại vaccine chúng tôi có thể nhận xét tổng quát như sau:
• Vaccine vô hoạt cổ điển: Loại vaccine này không hoạt động tạo ra kháng thể chống lại virus ASF ít nhất là theo cách mà chúng ta đã làm cho đến nay, rất có thể là do chúng không có khả năng tạo ra tế bào T độc, loại tế bào cần thiết để tiêu diệt tế bào bị nhiễm virus.
• Vaccine nhược độc, dù được sản xuất theo phương pháp cổ điển hay thông qua kỹ thuật di truyền thì chúng đều cho mức bảo hộ khá tốt ít nhất là với các virus gốc. Tính đến hiện tại, vaccine sống nhược độc vẫn được coi là phương pháp gần với thị trường hơn cả và hầu hết các nhóm nghiên cứu về chủ đề này đều đặt hy vọng vào nó.
Điều này đã được nhắc đến trong một báo cáo gần đây của Ủy ban châu Âu được soạn thảo bởi các chuyên gia trong lĩnh vực này. Sẽ là không dễ dàng bởi vì các chủng virus gốc (prototypes) hiện tại bao gồm một chủng được phát triển bởi phòng thí nghiệm của bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (United States Department of Agriculture – USDA) ở đảo Plum và một chủng khác có được bởi sự hợp tác của trung tâm sinh học phân tử Severo Ochoa và trung tâm nghiên cứu Thú Y (CreSA-IRTA) sẽ cần phải được cải thiện trong tương lai gần, đặc biệt là độ an toàn và khả năng DIVA của chúng (DIVA – Differentiating Infected from Vaccinated Animals) cho phép phân biệt giữa con vật được tiêm vaccine và con vật bị nhiễm bệnh. Sự liên minh giữa USDA-ARS và CReSA-IRTA sẽ đảm bảo tối ưu hóa về chủng virus gốc.
Lợi nhuận trong kinh doanh và đầu tư khi nghiên cứu này thành công được đảm bảo bởi EU cho phép sử dụng chúng tại thị trường này. Chúng ta lạc quan về khả năng sẽ có một vaccine nhược độc ra thị trường trong vòng 5 đến 10 năm nữa, nhưng cũng phải luôn nhớ rằng thời hạn này được đưa ra bởi một nhà khoa học, chứ không phải một doanh nghiệp.
• Vaccine nhược độc và vaccine dưới đơn vị: Cũng trong một báo cáo của Ủy ban châu âu đã khuyến khích chúng tôi phát triển một loại vaccine trong tương lai dựa trên công nghệ vaccine dưới đơn vị. Do tính phức tạp của virus có hơn 200 protein khác nhau và rất khó để đưa cả chúng vào cơ thể động vật vì vậy chúng được trình diện với hệ miễn dịch chọn lọc nhất. Đề xuất này thận trọng hơn trong thời gian thương mại hóa sản phẩm.
Mặc dù có nhiều lợi thế về tính an toàn và khả năng phân biệt giữa con vật được tiêm vaccine và con vật bị nhiễm bệnh, chúng tôi vẫn cân nhắc về hiệu lực của vaccine thấp để chống lại chủng virus ASF cường độc. Chúng tôi vẫn phải hợp tác nghiên cứu để xác định cả hai kháng nguyên có trách nhiệm bảo vệ virus và cơ chế miễn dịch của sự bảo vệ đó. Tóm lại, loại vaccine này vẫn cần nhiều hơn nữa sự đầu tư cho các nghiên cứu cơ bản.
Với những dữ liệu đã tìm ra cho đến này thì mức bảo hộ của vaccine mong đợi sẽ là bao nhiêu?
Rất khó để có thể từ kết quả ở phòng thí nghiệm suy ra kết quả ngoài thực địa. Một điều duy nhất chúng tôi có thể khẳng định ở thời điểm hiện tại là vaccine virus gốc được tạo ở phòng thí nghiệm có độ bảo hộ 100% cho heo trải qua thí nghiệm công cường độc với chủng Georgia. Độ bảo hộ được hiểu là khả năng bảo vệ heo không bị chết (heo ở nhóm đối chứng chết trong vòng 10 ngày). Và trong một thời gian ngắn, một số heo giảm lượng virus tìm thấy trong máu và dịch tiết mũi khi so với nhóm đối chứng.
Những mục tiêu nào mà vaccine này cần hướng tới?
Quan trọng là vaccine phải đạt được độ an toàn và khả năng phân biệt giữa con vật được tiêm vaccine và con vật bị nhiễm bệnh. Chúng ta không thể không bỏ qua điều này vì nó vẫn là một vaccine sống vì vậy phải được sử dụng rất thận trọng. Còn khi sử dụng vaccine dưới đơn vị thì dễ dàng hơn và ít thận trọng hơn.
Mặc dù vaccine theo đường tiêm có thể rất phổ biến và được chấp nhận trong ngành chăn nuôi heo công nghiệp, nhưng chúng ta không nên quên một công thức vaccine dùng theo đường uống để có thể sử dụng như một mồi nhử cho heo rừng, tương tự như cách đã làm trong kiểm soát bệnh lao và dịch tả heo cổ điển đang được thử nghiệm.
Cân nhắc các tác động của bệnh trong những năm qua, liệu có đủ nguồn lực toàn cầu để nghiên cứu không?
Ngày nay có thể phải quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này và nhiều kinh phí được phân bổ cho các hoạt động nghiên cứu hơn, nhưng điều này sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu nó không được duy trì theo thời gian.
Những sự chỉ trích không chỉ dành cho các nhà chức trách họ thường không xem bệnh này là nghiêm trọng mà còn dành cho các nhà nghiên cứu vì đôi khi chúng ta xem sự xuất hiện của bệnh như là một cơ hội để các quỹ đầu từ vào nghiên cứu mà không hoạt động nhiều nhất có thể giải quyết khó khăn này. Các nguồn đầu tư trên thế giới là hạn chế nên nói chung chúng ta phải cân nhắc sử dụng như thế nào cho hợp lý. Nhân đây tôi cũng xin cảm ơn quỹ đầu tư từ chính phủ Tây Ban Nha từ năm 2004 cho nghiên cứu của chúng tôi và tin vào nghiên cứu này thậm chí trước khi ASF trở nên đe dọa trực tiếp đến nền kinh tế. Điều này đã tạo điều kiện cho các công ty như Boehringer Ingelheim và đến nay là các công ty khác quan tâm đến dự án của chúng tôi. Chúng tôi cảm thấy rất may mắn.
Nguồn: VietDVM
- vaccine phòng bệnh li>
- bệnh Dịch tả heo Châu Phi li>
- chống dịch tả lợn châu Phi li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất