[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong 55 năm xây dựng và trưởng thành, Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế (HUAF) đào tạo được 12.000 kỹ sư chăn nuôi và bác sĩ thú y; 250 thạc sĩ Chăn nuôi và thạc sĩ Thú y; 23 Tiến sĩ, góp phần phát triển ngành Chăn nuôi Việt Nam bền vững.
Sáng ngày 1/9/2022, Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế (HUAF) tổ chức kỷ niệm 55 năm thành lập (1967-2022) với chủ đề: “Nhìn lại chặng đường 55 năm xây dựng, phát triển để cùng hướng tới tương lai”.
Năm 1967, khoa Chăn nuôi Thú y chính thức được thành lập tại tỉnh Hà Bắc (nay là tỉnh Bắc Giang), kể từ đó, những thế hệ thầy trò đầu tiên của Khoa bắt đầu viết nên trang sử vẻ vang với sứ mệnh đặc biệt của một đất nước đang trong khói lửa chiến tranh bằng tầm nhìn to lớn trong niềm tin vào ngày thống nhất đất nước. Đến năm 1983, trường và khoa đã chuyển vào với miền Trung thân yêu.
Xuyên suốt 16 năm ở Hà Bắc, 39 năm ở thành phố Huế là những chặng đường đầy gian khó, nhọc nhằn, nhưng cũng đầy ắp những thành quả của biết bao thế hệ thầy trò Khoa Chăn nuôi Thú y, với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, thúc đẩy sự phát triển ngành chăn nuôi thú y của các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và cả nước. Trong suốt chặng đường 55 năm qua, lớp lớp các thế hệ sinh viên của khoa đã tung cánh muôn phương góp phần bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.
Phát biểu tại lễ kỉ niệm, PGS.TS. Nguyễn Hữu Văn – Trưởng Khoa Chăn nuôi Thú y (HUAF) đã ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang và điểm lại một số nét chính trong suốt 55 năm xây dựng và phát triển:
Tập thể các thầy cô nhân dịp 55 năm thành lập
Về xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên, những ngày đầu thành lập và khi mới tuyển dụng hầu hết cán bộ giảng viên chỉ có trình độ đại học, theo thời gian đã có 6 GS, 21 PGS, và hàng chục TS đã thành đạt và có nhiều cống hiến cho sự nghiệp giảng dạy và NCKH của Khoa. Hiện tại, khoa có 52 người, trong đó 02 GS, 10 PGS, 14 TS, 16 ThS,… là khoa có lực lượng cán bộ giảng viên có học hàm học vị cao đông nhất ở trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế cũng như top đầu so với các khoa Chăn nuôi Thú y của các trường bạn ở Việt Nam.
Về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, cho đến nay khoa đã đào tạo được khoảng 12.000 kỹ sư chăn nuôi và bác sĩ thú y; 250 thạc sĩ Chăn nuôi và thạc sĩ Thú y; 23 Tiến sĩ (trong đó có 10 TS học theo chương trình tiếng Anh ngay tại khoa ta từ 2017-2020 cho nước bạn Lào và Campuchia)
Qui mô đào tạo hiện nay là khoảng 1000 sinh viên có mặt hàng năm, có số lượng sinh viên đông nhất (chiếm 25% toàn trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế).
Về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và HTQT, thời kỳ ở Hà Bắc: công trình nghiên cứu con lợn lai giai đoạn 1975-1983 (trong đó có khoa Chăn nuôi Thú y (HUAF) đã được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và sự ra đời của bài ca “Con lợn lai” đã cất lên thương hiệu khoa Chăn nuôi Thú y trường II.
Ngay sau khi chuyển vào Huế: Khoa là đơn vị đầu tiên thực hiện chương trình Móng Cái hóa đàn lợn và lai kinh tế F1, đào tạo dẫn tinh viên, đưa kỹ thuật trồng cỏ, nuôi bò sữa, bò thịt, vịt siêu trứng, siêu thịt… vào khu vực miền Trung.
Cho đến nay, nhiều đề tài hợp tác quốc tế, đề tài Nhà nước, cấp Bộ trọng điểm, cấp Bộ, cấp Đại học Huế, cấp Trường và các đề tài liên kết với các địa phương, doanh nghiệp đã được triển khai góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành chăn nuôi ở khu vực miền Trung cũng như cả nước.
Hơn nữa, khoa Chăn nuôi Thú y cũng luôn là đơn vị đứng đầu trong toàn trường, cũng như trong ĐH Huế về công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và xuất bản nhiều bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học có uy tín trong nước và quốc tế.
Hơn nửa thế kỷ qua, từ chiếc nôi khoa Chăn nuôi Thú y, nhiều thế hệ sinh viên ra trường đã có nhiều cống hiến cho ngành, cho tổ quốc; nhiều anh chị đã giữ những cương vị chủ chốt từ trung ương đến địa phương, các trường, viện nghiên cứu và các tập đoàn doanh nghiệp ngành Chăn nuôi Thú y.
Cũng nhân dịp này, thay mặt Khoa, PGS.TS. Nguyễn Hữu Văn trân trọng cảm ơn những tình cảm mà các tổ chức và cá nhân dành cho Khoa Chăn nuôi Thú y trong suốt chặng đường 55 năm qua: Đảng uỷ, BGH nhà trường qua các thời kỳ; các thế hệ cán bộ giảng viên khoa Chăn nuôi Thú y; các tổ chức quốc tế, Bộ, ngành, Viện nghiên cứu trong nước; các sở NN&PTNT, các Trung tâm khuyến nông, đặc biệt là các Chi cục Chăn nuôi và Thú y các tỉnh miền Trung; các doanh nghiệp trong lĩnh vực Chăn nuôi và Thú y về việc tuyển dụng, đào tạo, nghiên cứu khoa học; các anh chị em cựu sinh viên và sinh viên đang theo học ở trường tại Khoa.
P.V
- Khoa Chăn nuôi Thú y li>
- R.E.P Biotech và HUAF li> ul>
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 11 năm 2024
- Anh xác nhận cúm gia cầm H5N1 ở một trại nuôi gia cầm thương mại
- Nuôi chim có lông 7 màu được cấp mã nuôi động vật quý hiếm
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Theo mùa vịt chạy đồng
- JBS – Tập đoàn sản xuất thịt hàng đầu thế giới muốn lựa chọn Việt Nam trở thành địa bàn chiến lược
- Tuyên Quang: Ra mắt Chi hội Nông dân nghề nghiệp chăn nuôi lợn đen sinh sản xã Hùng Lợi
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- 13.624 khách tham quan triển lãm Vietstock 2024 và Aquaculture Vietnam 2024
- An Giang: Nuôi bò thịt theo hướng tuần hoàn, lợi nhuận tăng 29%
Tin mới nhất
T3,19/11/2024
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 11 năm 2024
- Anh xác nhận cúm gia cầm H5N1 ở một trại nuôi gia cầm thương mại
- Nuôi chim có lông 7 màu được cấp mã nuôi động vật quý hiếm
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Theo mùa vịt chạy đồng
- JBS – Tập đoàn sản xuất thịt hàng đầu thế giới muốn lựa chọn Việt Nam trở thành địa bàn chiến lược
- Tuyên Quang: Ra mắt Chi hội Nông dân nghề nghiệp chăn nuôi lợn đen sinh sản xã Hùng Lợi
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- 13.624 khách tham quan triển lãm Vietstock 2024 và Aquaculture Vietnam 2024
- An Giang: Nuôi bò thịt theo hướng tuần hoàn, lợi nhuận tăng 29%
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất