Khoa Chăn nuôi - Thú y (Trường Đại học Nông Lâm Huế): Gắn kết đào tạo với doanh nghiệp là tất yếu! - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Khoa Chăn nuôi – Thú y (Trường Đại học Nông Lâm Huế): Gắn kết đào tạo với doanh nghiệp là tất yếu!

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trước những yêu cầu, thách thức mới của ngành chăn nuôi thú y, Khoa Chăn nuôi – Thú y (Trường Đại học Nông Lâm Huế) đã có nhiều bước “chuyển mình” trong quá trình đào tạo, gắn kết hơn với doanh nghiệp để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng. Đây cũng là hướng đi, chiến lược phát triển đào tạo tại Khoa trong tương lai.

     

    Đào tạo nhân lực Chăn nuôi Thú y trước những thách thức mới

     

    Theo PGS TS Nguyễn Xuân Bả, Trưởng Khoa Chăn nuôi Thú y (Trường Đại học Nông Lâm Huế), ngành chăn nuôi thú y của nước ta đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: Bệnh Dịch tả heo châu Phi diễn ra trên toàn quốc gây thiệt hại nặng nề, số lượng đàn heo và hộ chăn nuôi đã giảm nhanh chóng; giá gà thịt giảm mạnh đã làm cho nhà chăn nuôi lao đao. Cùng với đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra nhanh chóng cũng mang đến nhiều thách thức không nhỏ. Những yếu tố này đã ảnh hưởng tới hoạt động đào tạo ở các cơ sở đào tạo nhân lực về chăn nuôi thú y trên toàn quốc, trong đó có Khoa Chăn nuôi Thú y – Đại học Nông Lâm Huế, biểu hiện là số sinh viên đăng ký học có xu hướng giảm trong hai năm gần đây.

     

    Song nhìn vào mặt tích cực, hệ thống ngành chăn nuôi sẽ phải thay đổi để đáp ứng theo bối cảnh mới và đây cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng cho nhà tuyển dụng lao động trong hệ thống sản xuất mới.

     

    PGS TS Nguyễn Xuân Bả cũng nhận định, cơ hội việc làm cho ngành chăn nuôi thú y vẫn còn nhiều, nhưng thay vì hướng tới số lượng, các doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự có chất lượng (về chuyên môn, về ngoại ngữ và kỹ năng mềm). Vì vậy, Khoa xác định cần có nhiều thay đổi trong việc đào tạo sinh viên. Khoa xác định điều chỉnh chương trình đào tạo, sát với chuẩn đầu ra theo nhu cầu của các doanh nghiệp hơn (Chuyên gia của doanh nghiệp có tham gia cùng khoa trong việc điều chỉnh chương trình/cập nhật chương trình). Các học phần dành cho thuốc thú y, vắc xin, thú cưng sẽ được tăng. Các nhóm, câu lạc bộ chuyên về heo, gia cầm, thú cưng… được thành lập.

     

    Theo PGS TS Nguyễn Hữu Văn – Phó Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Huế, từ năm 1995 tới nay, Khoa đã có nhiều hoạt động phối hợp với các doanh nghiệp trong ngành, với nhiều hoạt động chung hiệu quả như: Các doanh nghiệp đã tiếp nhận sinh viên thực tập, tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp, đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên, hỗ trợ tham quan học tập của cán bộ giảng viên, sinh viên; Hỗ trợ bồi dưỡng thực tế cho giáo viên trẻ; Hỗ trợ xuất bản chuyên san khoa học; Đào tạo kỹ năng mềm; Cấp học bổng; Hợp tác đào tạo sinh viên theo định hướng doanh nghiệp; Hỗ trợ Câu lạc bộ sinh viên; Tổ chức nhiều Ngày hội định hướng và cơ hội việc làm cho sinh viên…

     

    Các Công ty có nhiều hoạt động với Khoa là:  Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam, Công ty Cổ phần GreeenFeed Việt Nam, Công ty CJ Vina, Công ty Olmix Viphavet, Công ty Cargill Việt Nam…

    Các nhà tài trợ chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo Khoa Chăn nuôi Thú y (Trường Đại học Nông Lâm Huế) tại Ngày hội định hướng cho sinh viên chăn nuôi Thú y năm 2019

     

    Cũng theo PGS TS Nguyễn Hữu Văn, nhờ các hoạt động phối hợp trên mà Khoa có thêm nguồn lực nghiên cứu khoa học và hỗ trợ sinh viên. Cùng với đó, các doanh nghiệp cũng có cơ hội được giới thiệu công ty, quảng bá hình ảnh và thương hiệu; tiếp cận và tuyển dụng nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu hoạt động của mình.

     

    Ông Đỗ Đức Lợi – Giám đốc Nhân sự Công ty CJ Vina Agri cho biết, sự gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo là yêu cầu khách quan của nền giáo dục hiện đại, học đi đôi với hành; là quá trình chuyển từ  đào tạo cái xã hội cần chứ không phải là đào tạo cái nhà trường có. Thời gian qua, Công ty CJ Vina Agri và Khoa Chăn nuôi Thú y (Trường Đại học Nông Lâm Huế) đã có mối quan hệ chặt chẽ, hợp tác sâu rộng. Cụ thể, Công ty CJ Vina Agri đã tạo điều kiện cho nhiều sinh viên của Khoa đào tạo thực tập tại các trang trại của CJ Vina và hỗ trợ chi phí đào tạo.

     

    “Chúng tôi đánh giá cao chất lượng đào tạo của Khoa, những kiến thức cơ bản của sinh viên đáp ứng được yêu cầu công việc của CJ Vina Agri. Công ty ty cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng Khoa và mong hai bên có nhiều hoạt động phối hợp, gắn kết hơn nữa” – ông Lợi nhấn mạnh.

     

    Đào tạo theo yêu cầu doanh nghiệp

     

    Trong việc phối hợp bền chặt với doanh nghiệp, phải kể tới hoạt động tổ chức đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp. Hiện tại, Khoa đang có 4 lớp (150 sinh viên) đào tạo theo đơn đặt hàng của Công ty Cổ phần Greenfeed Việt Nam. Theo đó, sinh viên của trường được phỏng vấn, tuyển chọn kỹ vào các lớp học này. Nội dung giảng dạy cho sinh viên được Khoa và Công ty bàn bạc, cân nhắc kỹ. Ngoài việc được các thầy cô giảng viên trong trường truyền đạt kiến thức, sinh viên còn được chuyên gia của công ty đào tạo về chuyên môn chăn nuôi thú y và kỹ năng mềm; được đi thực tế tại trại chăn nuôi và được cán bộ trại cầm tay chỉ việc.

     

    Có tham gia vào các lớp học này mới thấy được sự nhiệt huyết của các chuyên gia đào tạo đến từ GreenFeed, sự sôi nổi, năng động của sinh viên và sự quan tâm của các thầy cô giảng viên.

     

    Theo ông Nguyễn Duy Đông – Trưởng phòng Đào tạo cấp cao Công ty Cổ phần GreenFeed, bản thân ông thấy cảm phục các thầy cô giảng viên vì đã có nhiều hành động thiết thực, quan tâm sát sao, hết lòng với sinh viên từ ngày đầu vào trường. Cùng với đó, sinh viên của Khoa cũng tiếp thu rất nhanh các kiến thức trên cả giảng đường cũng như những hoạt động thực tế, chịu khó học hỏi, nỗ lực không ngừng. Ông Đông tin tưởng thế hệ sinh viên của Khoa sau khi ra trường sẽ là những nhân viên có chuyên môn, có kỹ năng mềm và thích ứng tốt với công việc. Điều này đã được chứng minh trong thực tế, khi sau tốt nghiệp gần 100% sinh viên của lớp đều đỗ khi phỏng vấn tuyển dụng và hiện đang yên tâm gắn bó lâu dài với công ty.

     

    Sinh viên Nguyễn Hồng Luyến, lớp Thú y GF50 cho biết: “Trong quá trình học em được thầy cô giảng viên của trường quan tâm, các chuyên gia GreenFeed định hướng trong nghề nghiệp và cuộc sống. Nhờ vậy, em yên tâm xác định con đường sẽ đi trong tương lai”.

    Sinh viên lớp GF50 chụp ảnh lưu niệm cùng các thầy cô giảng viên Khoa và chuyên gia đào tạo của Công ty Cổ phần GreenFeed Việt Nam

     

    Ngày hội việc làm: Nơi kết nối Nhà trường – Doanh nghiệp – Sinh viên

     

    Tại trường Đại học Nông Lâm Huế, Khoa Chăn nuôi Thú y là đơn vị duy nhất tổ chức liên tiếp sự kiện “Ngày hội việc làm” dành cho sinh viên. Từ năm 2015 -2018, Khoa đã tổ chức thành công 4 lần sự kiện “Ngày hội định hướng và cơ việc làm ngành Chăn nuôi Thú y”, với sự tham gia của gần 15.000 sinh viên và 10 – 15 doanh nghiệp cùng đồng hành. Ngày hội đã thực sự mang lại hiệu quả thiết thực cho cả cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp.

     

    Những Tân sinh viên tham gia ngày hội đã có định hướng ngay từ đầu ra cho việc học tập, nên đã có thái độ, động cơ học tập, rèn luyện tốt hơn. Tỷ lệ sinh viên bỏ học hoặc học tập kém đã giảm đáng kể ở Ngành Chăn nuôi Thú y. Bên cạnh việc có nhiều cơ hội việc làm ngay sau khi ra trường, sinh viên của khoa còn có nhiều cơ hội để tiếp cận với các doanh nghiệp, hiểu được doanh nghiệp mong muốn những năng lực gì ở sinh viên, các lĩnh vực hoạt động, giá trị cốt lõi, văn hóa… và nhu cầu lao động của các doanh nghiệp. Sau nhiều lần tổ chức ngày hội, các hoạt động giữa khoa và doanh nghiệp đã có nhiều thay đổi và đi vào thực chất, có trọng tâm hơn như: Mở các lớp đào tạo theo đơn đặt hàng của công ty GreenFeed (có 150 sinh viên tham gia); hình thành nên các câu lạc bộ chuyên môn (câu lạc bộ Chăn nuôi heo của công ty CJ Vina; câu lạc bộ Thú cưng; câu lạc bộ Một sức khỏe…

     

    Đặc biệt, Ngày hội định hướng cho sinh viên chăn nuôi Thú y năm 2019 diễn ra trong ba ngày 19, 20 và 21/9/ 2019 đã rất thành công với hàng loạt các chuỗi hoạt động thiết thực như: Các chuyên gia các doanh nghiệp trình bày/chia sẻ chuyên môn về chăn nuôi, thuốc thú y, bệnh gia súc, gia cầm, trang thiết bị chăn nuôi thú y…; đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm cho sinh viên và thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi Thú y; gian hàng giới thiệu các sản phẩm và cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp; tổng kết và xây dựng các hoạt động đào tạo và xây dựng chương trình hoạt động trong năm tới như “Câu lạc bộ Chăn nuôi heo công ty CJ Vina”,  chương trình trình đào tạo theo đặt hàng của Công ty GreenFeed…

     

    Điểm nhấn của Ngày hội là Hội thảo “Đào tạo nguồn nhân lực Ngành Chăn nuôi Thú y: Cơ hội và thách thức thời đại 4.0”, nhằm lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp/tổ chức sử dụng nhân lực ngành chăn nuôi thú y từ đó để Ban Chủ nhiệm Khoa và các thầy cô thảo luận lên phương án thay đổi về Chương trình, cách tiếp cận trong đào tạo để đáp ứng với nhà tuyển dụng.

     

    PGS.TS Trần Thanh Đức – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Huế khẳng định, Khoa Chăn nuôi Thú y là khoa đầu tàu, có số lượng sinh viên nhiều nhất Trường. Các hoạt động của Khoa Chăn nuôi thú y của khoa có tác động tích cực đối với các hoạt động của nhà trường. Ban Giám hiệu ghi nhận và hoan nghênh nỗ lực của các cán bộ, giảng viên trong Khoa và sự ủng hộ của các doanh nghiệp, để có thể tổ chức Ngày hội định hướng nghề nghiệp và cơ hội việc làm cho sinh viên Chăn nuôi Thú y.

     

    HÀ NGÂN

    Hy vọng, với sự nỗ lực của lãnh đạo, giảng viên, sự chung tay góp sức của các doanh nghiệp và sự nỗ lực của bản thân mỗi sinh viên, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của Khoa Chăn nuôi Thú y (Đại học Nông Lâm Huế) sẽ không ngừng được cải thiện, nâng cao, đáp ứng được yêu cầu của ngành trong thời đại 4.0 và hội nhập kinh tế quốc tế.

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.