[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về nhân lực, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (TUAF) chính thức đưa chương trình đào tạo Bác sĩ Thú y chuyên ngành Thú cưng vào giảng dạy. Đây cũng là cơ sở đào tạo đầu tiên tại Việt Nam trong hệ thống các trường Chăn nuôi – Thú y tại Việt Nam đưa chuyên ngành này vào khung chương trình từ năm 2023.
Nhu cầu về nhân lực chuyên ngành Thú cưng
Theo đó, từ năm 2022, Khoa Chăn nuôi thú y (TUAF) đã tiến hành khảo sát ba nhóm đối tượng chính về nhu cầu nguồn nhân lực bác sĩ thú y, chuyên ngành Thú cưng, bao gồm:
- Các cơ quan Nhà nước như: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh; Chi cục Chăn nuôi Thú y, Trạm Thú y, Trung tâm Giống vật nuôi các tỉnh…;
- Các Doanh nghiệp hoạt động động trong lĩnh vực Chăn nuôi, Thú y.
- Các, Bệnh viện Thú y, phòng khám Thú y, các cơ sở chăm sóc, làm đẹp cho Thú cưng..
Kết quả khảo sát cho thấy, nhu cầu nhân lực bác sĩ thú y chuyên ngành Thú cưng trong tương lai (giai đoạn 2022 – 2027) chủ yếu thuộc về nhóm đối tượng Phòng khám và Bệnh viện Thú y (chiếm 54 %), sau đó đến nhóm các Doanh nghiệp (44%) và một số ít (7%) từ khối các cơ quan Nhà nước. Từ kết quả khảo sát trên, khoa Chăn nuôi Thú y đã xây dựng chương trình đào tạo theo hướng người học sau khi tốt nghiệp vừa có thể thực hiện được các kỹ năng chẩn đoán, phòng và trị bệnh cho vật nuôi nói chung và có có thể tự khởi nghiệp trong lĩnh vực chuyên sâu về Thú cưng.
Đội ngũ lãnh đạo, giảng viên của Khoa Chăn nuôi Thú y (TUAF) và các chuyên gia nước ngoài tại trạm cứu hộ động vật.
Phù hợp với chiến lược phát triển của TUAF
Việc mở chuyên ngành Thú cưng xuất phát từ sứ mệnh, mục tiêu và định hướng phát triển; phù hợp với chiến lược phát triển của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên là đào tạo đa ngành nghề; tập trung phát triển các ngành có ứng dụng thực tiễn cao, trong đó, ưu tiên phát triển ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu thực tế và cấp thiết liên quan đến các dịch vụ đang ngày càng phát triển của đất nước.
Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với tầm nhìn của Trường, là đến năm 2030, Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên sẽ là một trong những trường đại học hàng đầu ở Việt Nam, được công nhận là cơ sở giáo dục đại học đảm bảo chất lượng trong hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục khu vực Đông Nam Á (AUN-QA).
Việc mở chương trình đào tạo về Thú cưng sẽ góp phần thúc đẩy việc đạt được chiến lược phát triển Nhà trường trong tương lai. Đào tạo nguồn nhân lực theo hướng định hướng nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Với hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã trở thành một trung tâm đào tạo và chuyển giao khoa học – công nghệ hàng đầu Việt Nam về nông, lâm nghiệp, quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển nông thôn cho các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc Việt Nam.
Nhà trường đã có đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn tốt với trên 60% là các giảng viên có trình độ Tiến sĩ. Dựa vào các cơ sở pháp lý, chuyên ngành Thú cưng đã được thông qua và ban hành tại Trường Đại học Nông Lâm (Đại học Thái Nguyên) với mục tiêu chung là đào tạo Bác sỹ thú y – chuyên ngành Thú cưng có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên – xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo để giải quyết những vấn đề trong lĩnh vực thú y và chuyên sâu về Thú cưng.
Lãnh đạo Khoa Chăn nuôi Thú y (TUAF) chụp ảnh lưu niệm với các doanh nghiệp nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Khoa.
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp: Sau khi tốt nghiệp, người học có thể có khả năng đảm nhiệm công tác quản lý và điều hành, cán bộ nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật tại các phòng khám thú y, dịch vụ Spa thú y, Bệnh viện Thú y; các Hiệp hội, tổ chức, Trạm cứu hộ.. liên quan đến lĩnh vực thú y, Thú cưng; các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thú y, Thú cưng; các cơ quan hành chính sự nghiệp từ cấp xã, phường trở lên. Các cơ sở giáo dục, đào tạo: trung tâm dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học có liên quan đến ngành Thú y, chuyên ngành Thú cưng.
Thời gian đào tạo: 5 năm
Hình thức đào tạo: Đào tạo theo tín chỉ, tập trung liên tục. Các học phần do giảng viên trường Đai học Nông Lâm Thái Nguyên và một số chuyên gia hàng đầu của Việt Nam và Quốc tế thuộc lĩnh vực Thú cưng tham gia giảng dạy.
Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt. Địa điểm học tập và thực tập: Tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và các Viện/Trường/Doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Đối tượng tuyển sinh: Là những thí sinh tốt nghiệp THPT, dựa vào điểm thi của thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, đạt điểm đảm bảo chất lượng đầu vào được Nhà trường xác định và công bố theo quy định của Bộ GD&ĐT. Phạm vi tuyển sinh: Tuyển sinh trên toàn quốc.
Chi tiết liên hệ:
Hotline khoa Chăn nuôi Thú y: 0988 706 238 (Zalo) 0982 601 389 (Zalo)
Fanpage: https://www.facebook.com/KHOACNTYDHNLTHAINGUYEN
Websitte: http://vet.tuaf.edu.vn/
Tâm An
Tiềm năng phát triển ngành Thú cưng tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, số lượng người nuôi Thú cưng tại Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là tại các thành phố, thị xã, thị trấn. Theo xu thế chung, khi đời sống vật chất càng đầy đủ thì nhu cầu tinh thần của con người ngày càng cao. Họ bắt đầu tìm kiếm những hoạt động khác để làm phong phú cuộc sống, trong đó phải kể tới nuôi Thú cưng.
Với thói quen nuôi chó, mèo trong nhà có từ xưa, ngày nay con người, đặc biệt là những người trẻ Việt Nam đang biến việc nuôi chó, mèo thành một phong cách sống, dành nhiều tình cảm và chăm sóc vật nuôi như một thành viên trong gia đình. Thú cưng nuôi trong nhà có rất nhiều loại khác nhau, ở Việt Nam những loại Thú cưng được ưa chuộng và nuôi nhiều nhất gồm: chó, mèo, cá cảnh, chim cảnh, thỏ, chuột hamster, nhím cảnh… Những loài vật nuôi này được ưa chuộng bởi chúng dễ chăm sóc và đặc biệt phù hợp với môi trường cũng như điều kiện sống của các hộ gia đình tại Việt Nam.
Tuy nhiên, chó và mèo là 2 loài Thú cưng được nuôi nhiều hơn cả. Các giống chó được nuôi nhiều nhất tại Việt Nam như: chó Poodle, chó Pug, chó Chihuahua, chó husky, chó Alaska, chó Golden, chó đốm, becgie lai và chó ta. Đối với mèo, các giống mèo được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam như: mèo Ba tư lông dài, mèo Ba tư lông ngắn, mèo Mỹ tai xoắn, mèo Thổ Nhĩ Kỳ, Mèo rừng Bengal,..
Theo thống kê tính đến năm 2022, cả nước có khoảng 10 triệu chó, mèo cảnh, trong đó có 8 triệu chó cảnh và 2 triệu mèo cảnh. Cũng theo theo báo cáo của Pet Fair Asia, doanh số của ngành Chăm sóc Thú cưng tại khu vực Đông Nam Á là 4 tỷ USD, trong đó Việt Nam chiếm 13% đương với 500 triệu USD và dự báo tăng trưởng 11% một năm, điều này khẳng định tiềm năng của thị trường Thú cưng là rất lớn, điều đó mở ra rất nhiều cơ hội cho các sản phẩm và dịch vụ Thú cưng phát triển.
Doanh số ngành Chăm sóc Thú cưng tại khu vực Đông Nam Á và Châu Á
Hiện tại, các mặt hàng, sản phẩm và dịch vụ thú y chăm sóc cho Thú cưng ngày càng phổ biến và trở nên đa dạng hơn. Các cửa hàng bán thức ăn, phụ kiện, đồ chơi,… hay các dịch vụ spa Thú cưng gia tăng mạnh mẽ về cả số lượng và quy mô.
Bên cạnh các cửa hàng bán đồ thức ăn, phụ kiện Thú cưng thì đi kèm với nó là các dịch vụ, cửa hàng kinh doanh gắn liền với Thú cưng cũng được mở rộng tại các thành phố lớn.
Qua đó có thể thấy rằng tiềm năng phát triển ngành Thú cưng tại Việt Nam đang rộng mở, kéo theo đó là nhu cầu về nguồn nhân lực bác sĩ Thú cưng để đảm bảo sức khỏe, sức sinh sản, làm đẹp cho Thú cưng…
Trong khi đó nguồn nhân lực có trình độ cao về lĩnh vực Thú cưng này đang khan hiếm: Đây là vấn đề nan giải đối với các phòng khám thú y hiện nay. Nguồn nhân lực chất lượng cao được đào tạo chuyên môn bài bản là yếu tố quan trọng xây dựng nên một thương hiệu uy tín của các cơ sở khám chữa bệnh cho Thú cưng. Tuy nhiên số lượng bác sĩ thú y chuyên ngành Thú cưng chuyên nghiệp, có trình độ lại ít hơn nhiều lần so với nhu cầu thực tế, là thách thức lớn cho các phòng khám thú y.
H.P
- Thú cưng li>
- Khoa Chăn nuôi Thú y TUAF li> ul>
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
Tin mới nhất
T6,27/12/2024
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất