[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Vừa qua, ngày 16/11/2019, Khoa Chăn nuôi Thú y – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (TUAF) đã long trọng kỷ niệm 50 năm thành lập. 50 năm xây dựng và trưởng thành, Khoa đã đào tạo cho đất nước một đội ngũ kĩ sư, bác sĩ thú y gần 10 000 người; trên 600 Thạc sĩ và 40 Tiến sĩ.
Toàn cảnh Lễ kỉ niệm 50 năm thành lập Khoa Chăn nuôi Thú y
Tới dự Lễ kỉ niệm có các thế hệ giảng viên, sinh viên của Khoa; các cơ quan ban ngành như: Cục Thú y, Hội Thú y Việt Nam, Hội Chăn nuôi Việt Nam, Chi cục Chăn nuôi Thú y các tỉnh…; các trường đại học đào tạo chuyên ngành Chăn nuôi Thú y; các doanh nghiệp….
Đông đảo các đại biểu tham dự Lễ kỉ niệm
Phát biểu tại buổi Lễ, TS Phan Thị Hồng Phúc – Trưởng Khoa Chăn nuôi Thú y cho biết, Chăn nuôi Thú y là một trong hai khoa được hình thành từ năm 1969 cùng với sự ra đời của Trường Đại học Kỹ thuật miền núi (nay là Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên). Trong 50 năm qua, cùng với sự phát triển chung của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa Chăn nuôi Thú y đã không ngừng trưởng thành và phát triển.
Những ngày đầu thành lập, Khoa chỉ có 10 cán bộ giảng viên, chia làm 2 tổ bộ môn, cơ sở vật chất của Khoa còn rất đơn sơ và thiếu thốn, chỉ có 3 gian nhà cấp 4 lợp giấy dầu.Từ năm 1984 đến nay, Khoa đã có 5 lần di chuyển địa điểm, số lượng giảng viên của Khoa không ngừng tăng lên, từ 10 cán bộ giảng viên năm 1969, đến nay Khoa có 66 cán bộ giảng viên, được biên chế ở 3 bộ môn.
TS. Phan Thị Hồng Phúc – Trưởng Khoa Chăn nuôi Thú y – Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Về cơ sở vật chất, Khoa chia làm 3 khu: khu nhiệm sở có 9 phòng làm việc, 1 phòng họp: khu thực hành với 9 phòng thí nghiệm; khu mô hình rộng 5ha với 2 trại chăn nuôi gia cầm, 1 trại chăn nuôi lợn và 1 bệnh xá thú y và mô hình đồng cỏ.
Về đội ngũ cán bộ giảng viên, hiện nay Khoa có 66 cán bộ giảng viên, trong đó có giảng viên có học hàm GS và PGS chiếm 25%, giảng viên có trình độ Tiến sĩ chiếm 80%; 100% số giảng viên có trình độ Thạc sĩ trở lên. Khoa có 02 Anh hùng lao động, 02 Nhà giáo nhân dân và 08 Nhà giáo ưu tú; quản lý 04 chuyên ngành đào tạo bậc đại học, với tổng số 35 lớp, gồm 1500 sinh viên (không kể hệ phi chính quy); đào tạo 2 chuyên ngành Thạc sĩ với 70 học viên và 3 chuyên ngành bậc Tiến sĩ với 8 Nghiên cứu sinh.
Để nâng cao chất lượng đào tạo, Khoa đã thực hiện tốt việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội, chú trọng kỹ năng nghề, kỹ năng mềm cho sinh viên thông qua mô hình Nhà trường – Doanh nghiệp. Đến năm 2019, Khoa đã có 50 giáo trình, 25 đầu sách tham khảo và chuyên khảo được in ở nhà xuất bản cấp quốc gia.
Khoa đẩy mạnh hợp tác doanh nghiệp trong và ngoài nước trong việc tiếp nhận sinh viên thực tập nghề nghiệp, thực tập tốt nghiệp, trong đào tạo lớp đặt hàng hàng với doanh nghiệp, trong việc xây dựng mô hình học tập, tham gia các hoạt động ngoại khóa, hỗ trợ học bổng sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và tạo đầu ra cho việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp. Hiện nay, Khoa đã hợp tác với 40 doanh nghiệp, trên 80 trang trại và 100% số sinh viên thực tập tốt nghiệp được gắn với các cơ sở sản xuất, các trang trại của doanh nghiệp.
Hiện khoa đang đào tạo 04 lớp theo đơn đặt hàng của tập đoàn Hòa Phát, tập đoàn Đức Hạnh Marphavet, Công ty Agriviet, Công ty Biovet…
Đặc biệt từ năm 2016 đến nay, Khoa và nhà trường đã tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài và đưa hơn 300 sinh viên đi thực tập hưởng lương tại các nước tiên tiến như Úc, Đan Mạch, Israel, Đức, Nhật.. Sinh viên thực tập nước ngoài được được hưởng lương và công nhận tín chỉ thực tập.
Ngoài việc kết hợp thực tập tại các doanh nghiệp, khoa cũng đặc biệt chú trọng tới đầu tư các thiết bị hiện đại trong phòng thí nghiệm, xây dựng các mô hình học tập tại trường rộng 5ha như mô hình bệnh xá Thú y, Trại gà, Trại lợn, đồng cỏ… các mô hình này đã giúp sinh viên bước đầu tiếp cận mô hình thực tế trước khi xuống thực tập tại cơ quan, doanh nghiệp.
Song song với các hoạt động đào tạo, Khoa cũng có đổi mới trong công tác quản lí sinh viên gắn liền với giảng viên chủ nhiệm và cố vấn học tập, chú trọng công tác tư tưởng cho sinh viên, đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên năm thứ nhất.
Để sinh viên ra trường có việc làm tốt, hàng năm Khoa tổ chức hội chợ việc làm 2 lần, thiết lập kênh thông tin việc làm trên website và chuyên trang việc làm trên Facebook của khoa, thông qua các hoạt động này, 100% sinh viên ra trường có việc làm thu nhập cao và ổn định.
Sinh viên của Trường Đại học Nông Lâm trong một tiết mục văn nghệ chào mừng Lễ kỉ niệm
Công tác nghiên cứu khoa học luôn được Khoa chú trọng và thu được nhiều thành tựu. Trong 5 năm gần đây, giảng viên và sinh viên của Khoa đã và đang được chủ trì thực hiện trên 200 đề tài nghiên cứu Khoa học; trong đó 03 đề tài cấp Nhà nước, 03 đề tài cấp Bộ trọng điểm, 29 đề tài cấp bộ, tỉnh, 3 dự án hợp tác quốc tế và nhiều đề tài cấp Đại học, cấp trường…
Với các đề tài trên, nhiều thầy cô và sinh viên đã nhận được các giải thưởng cao quý như: giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Kovalevslaia, giải thưởng Khoa học trẻ, giải thưởng Vifotex, giải nghiên cứu khoa học trẻ tỉnh Thái Nguyên… Trong ngày 9/11 nhóm tác giả dự án Dova Chicken (Chăn nuôi, phát triển giống gà đen long xước của đồng bào Mông tại cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang) đội trưởng là sinh viên Giàng Mi Dình, K49 CNTY, Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã xuất sắc vượt qua 80 sản phẩm dự thi để dành giải đặc biệt Chủng kết cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo năm 2019.
Với những thành tích đã đạt được, Khoa Chăn nuôi Thú y luôn được đánh giá là tập thể Lao động xuất sắc, được tặng thưởng 01 Huân chương lao động hạng Ba và nhiều bằng khen các cấp. Nhiều Thầy Cô trong Khoa đã được tặng thưởng Huân chương lao động Hạng Ba, nhiều Bằng khen các cấp, vinh danh trong chương trình Vinh quang Việt Nam – 30 năm đổi mới.
Cũng theo TS Phan Thị Hồng Phúc, có được thành quả trên là kết quả của cả một quá trình phấn đấu không mệt mỏi của các thế hệ cán bộ, giảng viên và sinh viên trong Khoa. Ngày nay, được làm việc trong một môi trường nghiên cứu, giảng dạy và học tập tốt hơn nhiều so với trước đây, Thầy và Trò Khoa Chăn nuôi Thú y mãi mãi trân trọng và biết ơn các Thầy cô giáo, các thế hệ đi trước đã dâng hiến nhiệt huyết, trí tuệ cho sự nghiệp trồng người; đã truyền lửa, truyền cảm hứng đến lớp lớp thế hệ trẻ để các em có được kiến thức, đạo đức, kỹ năng và lòng yêu nghề, yêu quê hương đất nước…Khoa xin hứa luôn giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp mà các thế hệ cha anh đã dày công vun đắp, tiếp tục xây dựng Khoa Chăn nuôi Thú y phát triển toàn diện trên một tầm cao mới”, TS Phan Thị Hồng Phúc nhấn mạnh.
PGS. TS. Trần Văn Phùng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
PGS. TS. Trần Văn Phùng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên biểu dương những thành tích và sự cố gắng nỗ lực của các thế hệ cán bộ, giảng viên và lớp lớp sinh viên của Khoa Chăn nuôi Thú y trong 50 năm hình thành, xây dựng và phát triển.
PGS. TS. Trần Văn Phùng cũng khẳng định, trong quá trình xây dựng và phát triển của Trường, Khoa Chăn nuôi Thú y có những đóng góp to lớn. Trong chiến tranh, nhiều hệ thầy giáo và sinh viên của Khoa đóng góp xương máu cho nền độc lập nước nhà. Trong công cuộc đổi mới, Thầy và Trò của Khoa đã miệt mài giảng dạy học tập, vượt mọi gian khó, hoàn thành công tác đào tạo. Hiện, Khoa Chăn nuôi Thú y là khoa đầu tàu của trường với số lượng sinh viên theo học nhiều nhất; có nhiều gia đình mà các thế hệ đều là cựu sinh viên của Khoa. Khoa Chăn nuôi Thú ycũng đứng đầu trong việc đổi mới đào tạo và kết nối với các doanh nghiệp, chú trọng kỹ năng mềm cho sinh viên. Cụ thể, Khoa thường xuyên tổ chức Ngày hội việc làm, giúp doanh nghiệp tìm được nguồn nhân lực phù hợp và sinh viên có nhiều cơ hội việc làm. “Hi vọng, thời gian tới, với nội lực mạnh mẽ của Khoa và sự quan tâm của Trường, của các doanh nghiệp và sự hợp tác các cơ quan ban ngành, Khoa Chăn nuôi Thú y tiếp tục là Khoa dẫn đầu của Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, là địa chỉ đào tạo ngành chăn nuôi thú y uy tín”, PGS. TS. Trần Văn Phùng nhấn mạnh.
TS. Phạm Văn Đông – Cục trưởng Cục Thú y
Phạm Văn Đông – Cục trưởng Cục Thú y cho biết, 50 năm là chặng đường dài với nhiều thăng trầm, gian khổ, từ lúc cơ sở vật chất thô sơ và lực lượng 10 người, đến nay, Khoa có cơ sở vật chất khang trang, bề thế, có đội ngũ giảng viên trình độ cao, đào tạo ra được gần 10.000 kĩ sư và hàng trăm thạc sĩ, tiến sĩ… Đây là nguồn nhân lực vô cùng quan trọng, cùng với đội ngũ nhân lực chăn nuôi thú y chất lượng cao mà các trường Đại học nông nghiệp khác đào tạo, đã đóng góp quan trọng vào việc phát triển nhanh chóng của ngành chăn nuôi và thủy sản của Việt Nam trong thời gian qua. Cụ thể, năm 2018 nước ra đã sản xuất ra 5,4 triệu tấn thịt các loại, sữa gần 1 triệu tấn và trứng trên 13 tỷ quả… tạo nguồn thực phẩm dồi dào, đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh cho người tiêu dùng trong nước yên tâm sử dụng và xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Hong Kong, Myanmar…
“Cục Thú y mong muốn Khoa Chăn nuôi Thú y Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tiếp tục đào tạo đội ngũ cán bộ chăn nuôi thú y nhiều và chủ động hơn trước những yêu cầu của thực tiễn sản xuất và hội nhập kinh tế quốc tế”, TS Phạm Văn Đông bày tỏ.
TS Nguyễn Văn Vượng – Nguyên Bí thư tỉnh ủy, trưởng đoàn đại biểu tỉnh Thái Nguyên
TS Nguyễn Văn Vượng – Nguyên Bí thư tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu tỉnh Thái Nguyên – Cựu sinh viên Khoa Chăn nuôi Thú y bày tỏ lòng biết ơn các thế hệ Thầy Cô đã chung tay xây dựng Khoa, để Khoa có được những thành tựu như ngày hôm nay. Cùng với đó, ông cũng gửi gắm tới các bạn sinh viên:“Thế hệ chúng tôi nhiều người “thèm”được học, nhưng chiến tranh cướp đi tất cả. Bây giờ, giờ các bạn lớn lên trong hòa bình, có nhiều cơ hội, lựa chọn, hãy làm tất cả những gì để chuẩn bị cho mình đầy đủ hành trang nhất để lập thân, lập nghiệp, xây dựng đất nước giàu mạnh. Từng là giảng viên của Khoa, rồi làm quản lý của Trường, sau đó là các chức vụ trong chính quyền, tôi luôn tự hào từng là sinh viên, từng trưởng thành từ Khoa Chăn nuôi Thú y và Trường Đại học Nông Lâm”.
Đại diện doanh nghiệp có hợp tác với Khoa, ông Nguyễn Thanh Tùng – Phó Tổng giám đốc cấp cao Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam cho rằng, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và Khoa Chăn nuôi Thú y nói riêng là một trong những cái nôi đào tạo kĩ sư, bác sĩ, cứ nhân lành nghề cho ngành Nông nghiệp, đặc biệt là cho các tỉnh phía bắc. Nhiều cán bộ cấp cao chủ chốt, kỹ sư, công nhân của CP Việt Nam từng học tập, trưởng thành dưới mái trường của Khoa. Các cán bộ và kỹ sư đã và đang hàng ngày cống hiến sức lực và kinh nghiệm cho CP, đưa trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về chăn nuôi theo chuỗi giá trị từ trang trại tới bàn ăn.
Ông Nguyễn Thanh Tùng – Phó Tổng giám đốc cấp cao Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP. Việt Nam
CP Việt Nam vinh dự là 1 trong những đối tác chiến lược trong hợp tác đào tạo và tuyển dụng với Khoa. Cụ thể, CP thường xuyên việc trao học bổng trong khuyến khích học tập cho sinh viên, nhận sinh viên thực tập hay đồng hành cùng Khoa trong việc chia sẻ những kiến thức, kĩ năng mềm cho sinh viên. Ông Nguyễn Thanh Tùng cũng hi vọng, mối hợp tác quan hệ giữa Trường, Khoa và CP Việt Nam sẽ ngày càng bền chặt, khăng khít hơn; chúc Khoa ngày phát triển và trở thành địa chỉ uy tín hàng đầu đào tạo về chăn nuôi thú y không chỉ trong trường, mà còn trong hệ thống đào tạo ngành chăn nuôi thú y của Việt Nam.
Một số hình ảnh khác tại Lễ kỉ niệm:
Đại diện Công ty Đức Hạnh Marphavet – ông Phạm Văn Sơn – Phó Tổng giám đốc trao tài trợ kinh phí hỗ trợ đào tạo 2020 – 2025 cho Khoa Chăn nuôi Thú y.
Lãnh đạo Khoa Chăn nuôi Thú y tặng hoa và Kỉ niệm chương cho đại diện các doanh nghiệp có quan hệ hợp tác, hỗ trợ cho Khoa trong thời gian qua.
HÀ NGÂN
- Thái Nguyên li>
- Chăn nuôi Thú y li> ul>
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Đan Mạch sẽ trở thành quốc gia đầu tiên đánh thuế carbon với gia súc
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 11 năm 2024
- Anh xác nhận cúm gia cầm H5N1 ở một trại nuôi gia cầm thương mại
- Nuôi chim có lông 7 màu được cấp mã nuôi động vật quý hiếm
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Theo mùa vịt chạy đồng
Tin mới nhất
T4,20/11/2024
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Đan Mạch sẽ trở thành quốc gia đầu tiên đánh thuế carbon với gia súc
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 11 năm 2024
- Anh xác nhận cúm gia cầm H5N1 ở một trại nuôi gia cầm thương mại
- Nuôi chim có lông 7 màu được cấp mã nuôi động vật quý hiếm
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Theo mùa vịt chạy đồng
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất