Khởi nghiệp với dự án cám gạo lên men - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Khởi nghiệp với dự án cám gạo lên men

    Tốt nghiệp đại học và xin được việc làm ổn định ở TPHCM nhưng anh Võ Nguyễn Công Sơn (31 tuổi, ngụ khóm Sa Nhiên, phường Tân Quy Đông, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) đột ngột nộp đơn xin nghỉ việc để về nhà thuê kho làm cám gạo lên men khiến người thân và bạn bè sửng sốt. Bố mẹ đã can ngăn anh bởi không dễ có việc làm trong thời buổi hiện nay, nhưng cuối cùng cũng không thay đổi được quyết tâm của anh.

    Khởi nghiệp với dự án cám gạo lên men

    Khởi nghiệp từ 4 triệu đồng

     

    Anh Sơn kể, gia đình anh không có đất vườn và kinh tế chủ yếu dựa vào việc làm mướn của cha mẹ. Sau khi tốt nghiệp THPT, thi đậu cùng lúc hệ cao đẳng và đại học, anh quyết định chọn ngành Công nghệ Sinh học của Trường ĐH Cần Thơ bởi đây là ngành công nghệ mới, cũng là sở thích của anh từ nhỏ.

     

    Trong quá trình học chuyên ngành không ít lần anh nảy sinh ý tưởng làm dự án nhưng ngặt nỗi không có tiền. Đến khi ra trường, anh Sơn viết một số ý tưởng về việc lên men cám gạo gửi cho một số nhà máy nhưng đều bị từ chối. Năm 2011, anh được nhận vào một nhà máy thức ăn làm nhân viên kiểm định chất lượng nguyên liệu. Sau hai năm làm việc, công ty giảm biên chế khiến anh bị… sa thải.

     

    Trước những khó khăn cơm áo gạo tiền, anh Sơn lên TPHCM xin việc. Sau nhiều lần nộp hồ sơ, anh được một công ty nhận vào làm nhân viên kinh doanh thuốc thú y thủy sản với mức lương 5 triệu đồng/tháng.

     

    Trong thời gian này, anh được đi nhiều nơi và thấy được nhu cầu của thức ăn vi sinh phục vụ chăn nuôi rất cao, nên lần nữa ý tưởng “cám gạo lên men” lại bùng cháy. Nghĩ là làm, năm 2014, anh xin nghỉ việc, thành lập cơ sở mua bán và sơ chế phụ phẩm nông nghiệp dùng trong chăn nuôi Thiên Ân, với sản phẩm cám gạo lên men BranB.O.

     

    “Tôi nghĩ đến việc lên men cám gạo dùng cho chăn nuôi vì đó là tinh bột, có thành phần dinh dưỡng cao, tăng phần sinh khối đạm và sản phẩm này rất tiềm năng trong tương lai. Sau khi nghỉ việc ở quê, tôi nhận được tiền bảo hiểm xã hội 4 triệu đồng và dùng nó làm chi phí khởi nghiệp. Lúc tôi nghỉ việc ở TPHCM, trở về nhà mua máy nghiền cám, ai cũng phản đối”, anh Sơn nhớ lại.

     

    Điểm khác biệt trong sản phẩm của anh là trong quá trình lên men, vi sinh liên tục sống trong môi trường nghèo dinh dưỡng. Vì vậy, khi sử dụng trong nước sẽ cạnh tranh nguồn dinh dưỡng với tảo, tạo thêm tính năng cho sản phẩm. Với một lượng dưỡng chất dồi dào, sản phẩm cám gạo lên men có thể sử dụng cho các loài vật nuôi như: heo, bò, gà, vịt…

     

    Ban đầu, anh Sơn gửi sản phẩm cám gạo lên men cho người dân nuôi cá tra, ếch và tôm để nhờ họ đánh giá. Do mọi công việc phần lớn làm thủ công cũng như chưa có đầu ra, nên mỗi ngày anh chỉ làm 10kg, rồi đi đến nhiều nơi… gửi tặng. Sau một thời gian, sản phẩm của anh tạo được lòng tin của người tiêu dùng và họ quay sang đặt hàng.

     

    Đầu năm 2015, anh Sơn đưa sản phẩm của mình cho một nhân viên thú y ở TP Sa Đéc nhờ người này góp ý, xây dựng cơ sở pháp lý và cùng góp vốn làm ăn. Sau đó chưa đầy một năm, vì lý do gia đình, người này rút hết vốn. “Lúc đó mỗi tháng chia lời mỗi người chỉ được từ 1 triệu đồng/tháng. Sau khi rút vốn, tôi phải đi nhiều nơi để phát triển thị trường và may mắn doanh số bán ra không ngừng tăng lên 350 – 400kg/tháng”, anh Sơn nhớ lại.

    Khởi nghiệp với dự án cám gạo lên men

    Dự án của anh Sơn đạt giải Nhất cuộc thi khởi nghiệp tại TP Cần Thơ

     

    Từ cám gạo đến “cá sạch”

     

    Theo lời anh Sơn, mặc dù ở xứ hoa nhưng Đồng Tháp có khu chế biến gạo nên nguồn nguyên liệu sản xuất rất dồi dào. Anh cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện khâu lên men, bởi phải gom nguyên liệu trong thời gian 3 ngày để khi ủ đạt được chất lượng tốt nhất.

     

    Quá trình ủ thiếu máy móc, nên phải mất nhiều thời gian mày mò thiết kế. Nhưng anh chọn dự án trên để khởi nghiệp là vì đây sẽ là một ngành có triển vọng và được xem là mũi nhọn. Mục tiêu mà anh hướng đến không phải bán vi sinh mà là cám gạo lên men, bởi sản phẩm này có giá rẻ hơn so với nước ngoài.

     

    “Lúc đầu, máy nghiền được thiết kế bằng sắt nhưng sau đó bị vi sinh ăn mòn phải thay bằng inox. Hiện mỗi tháng, cơ sở cung ứng khoảng 500kg, với giá 85 ngàn đồng/kg cho nông dân chăn nuôi thủy sản ở một số tỉnh. Giá thành này sau khi trừ chi phí đem về nguồn lợi nhuận từ 10 – 18 ngàn đồng/kg”, anh Sơn cho biết.

     

    Dẫn chúng tôi tham quan cơ sở có những bồn cá đầy ắp, anh Sơn cho biết đang triển khai dự án tận dụng nguồn cám gạo lên men để tạo ra nguồn thực phẩm sạch. Loại này hỗ trợ xử lý nước trong bể và tối ưu hóa thức ăn. “Hiện 2.300 con cá sạch Nhật được nuôi trong thùng nhựa 1.200 lít và đang phát triển ổn định. Việc nuôi cá bằng cám gạo cho phép hạn chế xài kháng sinh, làm ra sản phẩm an toàn, hạn chế nguồn nước thải ra môi trường và được xử lý trước khi thải. Ngoài ra, nếu nuôi theo hình thức này số đầu con được thả với mật độ dày”, anh Sơn cho biết.

     

    Sau một thời gian tích lũy vốn, mới đây anh Sơn vay tiền và đang xây dựng nhà kho kết hợp với mô hình nuôi cá trong bể, với diện tích gần 900m2. Từ hoạt động này anh muốn phát đi thông điệp với các đối tác rằng: “Cá sạch với giá vừa phải”. Bởi anh muốn dùng những công nghệ và nguyên liệu ở Việt Nam để cho ra sản phẩm với giá thấp. Việc xây dựng cơ sở là để vừa có nơi chăn nuôi, vừa đào tạo nhân sự nhằm mở rộng quy mô kinh doanh trong tương lai. Phát triển theo mô hình này sẽ không gây ô nhiễm môi trường, nước thải có thể tận dụng trồng rau sạch.

     

    Được biết, trước khi dự án “Cám gạo lên men” đạt giải Nhất cuộc thi khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long năm 2017 tổ chức tại TP Cần Thơ, dự án còn nhận được giải đồng hành khởi nghiệp do Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức.

     

    Kim Thoa

    Nguồn: Giáo dục và Thời đại

    Nói về lý do bỏ phố về quê khởi nghiệp, anh Sơn chia sẻ: “Tôi không muốn làm công cho nhà máy bởi dù mình hoạt động sôi nổi cỡ nào thì khách hàng cũng là của họ chứ không phải của mình. Nếu mình ra ngoài sẽ có nhiều cơ hội và phát huy hết năng lực cũng như không quá lệ thuộc vào đồng lương của người chủ”.

    6 Comments

    1. Lê Văn Mừng 0988028120

      Cần biết số điện thoại Anh Sơn để liên hệ mời hợp tác dự án “cám gạo lên men”

    2. Lê Văn Mừng 0988028120

      Cần gặp anh Sơn để hợp tác phát triển dự án của anh, “Cám gạo lên men”.

    3. Trương van đức

      Tôi muốn lấy 1 ít 0968985883

    4. Trương văn đức

      Tôi mua 10 gói dung thử 0968985883

    5. ngô văn thành

      tôi muốn mua dùng thử 0962889605

    6. Hoa

      Toi muốn mua sản phẩm 0915992375.

    Để lại comment của bạn

    Tin mới nhất

    T7,28/12/2024

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.