Dù biên lợi nhuận của trứng gia cầm không cao, nhưng việc VinaCapital quyết đầu tư 32,5 triệu USD vào một doanh nghiệp gia đình như Ba Huân đang đặt ra câu hỏi, thị trường trứng gia cầm có tiềm năng lớn, hay đây chỉ là một toan tính chiến lược của quỹ đầu tư tài chính này?
Chọn hợp tác cùng ngành hay các quỹ đầu tư?
Thị phần trứng gia cầm tại Việt Nam đang có sự phân chia rõ ràng. Nếu như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tập đoàn lớn chi phối trên 50% thị phần trứng gà tươi, thì các doanh nghiệp Việt Nam lại đang giành lợi thế với trứng vịt tươi và chế biến.
Đối với doanh nghiệp trong ngành trứng gia cầm, nguồn vốn để mở rộng kinh doanh bài bản luôn cần thiết. Một số chủ doanh nghiệp trong ngành chia sẻ, trong trường hợp buộc phải đổi một lượng cổ phần để lấy khoản tài chính nhất định, thì nên chọn đối tác chiến lược cùng ngành để có thể bổ trợ cho nhau kinh nghiệm quản trị, sản xuất và hệ thống phân phối, thay vì một công ty tài chính luôn chịu áp lực từ cổ đông góp vốn với những đồng tiền phải sinh lời tối đa trong thời gian ngắn tối thiểu.
Cạnh tranh trong ngành trứng gia cầm sẽ không còn âm thầm như 5 năm trước, khi hàng loạt tên tuổi lớn tuyên bố tham gia phân chia lại thị phần
Thông thường, sau khoảng 5 – 7 năm đầu tư tại một doanh nghiệp tư nhân, các quỹ đầu tư sẽ thoái vốn qua nhiều hình thức, như niêm yết doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, bán lại cổ phần cho các nhà đầu tư khác, nhượng lại cho doanh nghiệp hoặc kết hợp các hình thức trên. Đơn cử, Mekong Capital sở hữu 32,5% cổ phần và tham gia điều hành tại Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động từ năm 2007. Sáu năm sau, Mekong bán bớt một phần vốn cho quỹ tư nhân khác và đến khi Thế giới Di động niêm yết trên sàn chứng khoán (năm 2014), họ tiếp tục chào bán cổ phần còn lại.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, một chủ doanh nghiệp trứng gia cầm phân tích, trứng gia cầm là mặt hàng có biên lợi nhuận rất thấp, khoảng dưới 5%, nên doanh nghiệp cần những chiến lược phát triển dài hạn, thay vì chọn một quỹ đầu tư tư nhân với tầm nhìn 3 – 5 năm và chỉ tập trung tăng lợi nhuận để rút vốn khi đạt mức lợi tức đầu tư mong đợi. Về trường hợp VinaCapital đầu tư 32,5 triệu USD vào Ba Huân, vị chủ doanh nghiệp này cho rằng, Ba Huân nên chọn hợp tác cùng Tập đoàn Masan, thay vì bán 34% cho VinaCapital.
Dẫu sao, thương vụ hợp tác này đã hoàn tất và phải cần thêm ít nhất 3 năm để chứng minh năng lực thực sự của mỗi bên. Vấn đề đặt ra là, VinaCapital sẽ làm cách nào để tối đa hóa giá trị của Ba Huân trước khi rút vốn?
Danh mục đầu tư của VinaCapital vào các doanh nghiệp khá đa dạng, từ vật liệu xây dựng đến thực phẩm, đồ uống. Có lẽ, quỹ này sẽ phải dành nhiều nguồn lực cho sự thay đổi tư duy của bộ máy lãnh đạo, hệ thống quản trị cũng như cách vận hành sản xuất đối với một công ty gia đình hoạt động trong lĩnh vực sản xuất truyền thống (trứng gia cầm) đã tồn tại 17 năm qua như Ba Huân. Trước mắt, sẽ có từ 3 – 5 nhân sự của VinaCapital tham gia vào Hội đồng Quản trị Ba Huân như một cách tái cấu trúc toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.
“Tôi chỉ là nông dân, họ tham gia giúp mình là được rồi”, bà Phạm Thị Huân, Giám đốc Công ty cổ phần Ba Huân nói.
Tháng 2 vừa qua, Công ty cổ phần Ba Huân điều chỉnh tăng vốn điều lệ từ 222,36 tỷ đồng lên 280,69 tỷ đồng và được VinaCapital định giá 100 triệu USD. Theo đó, cổ đông nước ngoài là Hawke Investment Pte.Ltd tăng tỷ lệ nắm giữ tại Ba Huân từ 16,39% lên 33,77%, tương đương 9,48 triệu cổ phần. Tuy nhiên, khi được hỏi về tỷ lệ các cổ phần còn lại, bà Huân nói: “Chúng tôi là công ty gia đình, nên chẳng chia cổ phần gì cả”.
Hiện Ba Huân chiếm lĩnh trên 30% thị phần trứng tiệt trùng tại Việt Nam. Bình quân mỗi ngày, Ba Huân cung cấp khoảng 1,7 triệu trứng tại thị trường TP.HCM, doanh thu không dưới 1 tỷ đồng. Đây là lý do quan trọng để Vinacapital quyết định “đổ” tiền vào.
Áp lực cạnh tranh
Ba Huân đặt kỳ vọng sẽ đạt mức doanh thu 90 triệu USD trong năm nay, khi đang từng bước đánh chiếm thị phần của nhiều đối thủ khác tại miền Bắc với việc xây dựng nhà máy xử lý trứng gia cầm có quy mô 2 ha, tổng vốn đầu tư trên 100 tỷ đồng, công suất xử lý 65.000 trứng/giờ. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực đang tập trung hàng loạt cái tên “đáng gờm” có đủ cả thương hiệu lẫn tiềm lực tài chính để theo đuổi mô hình từ trang trại đến bàn ăn.
Một “đối thủ” khác là Công ty TNHH MTV Gia cầm Hòa Phát, công ty thành viên của “ông lớn” ngành thép Hòa Phát, cũng cho biết sẽ cung cấp khoảng 20 triệu trứng gà trong năm nay dựa vào 2 trang trại tại tỉnh Phú Thọ, gồm một trại gà giống bố mẹ có quy mô 22.000 con, đi vào hoạt động từ tháng 8/2017 và một trại gà thương phẩm với quy mô 600.000 gà đẻ trứng/năm, bắt đầu chăn nuôi từ tháng 3/2018.
Trứng chế biến có “cửa” xuất khẩu?
Ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, hiện nay, lượng cung trứng gia cầm đang tương đối cân bằng với nhu cầu tiêu thụ trong nước. Vì vậy, nếu ngành trứng gia cầm mở rộng quy mô sản xuất, phải tìm đường xuất khẩu.
Khi được VinaCapital rót vốn đầu tư, bà Huân hy vọng có thể xuất khẩu trứng gà. Tuy nhiên, nhiều chủ doanh nghiệp trong ngành cho rằng, trứng tươi (trứng gà, trứng vịt, trứng chim cút…) khó có “cửa” xuất ngoại, ít nhất trong 5 năm tới, và chỉ có thể kỳ vọng vào các sản phẩm trứng chế biến (trứng vịt muối, trứng vịt bắc thảo…).
Hiện nay, trứng chế biến đã được một số doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu, nhưng số lượng rất hạn chế; còn mặt hàng trứng tươi đòi hỏi nhiều yêu cầu về chất lượng cũng như quá trình vận chuyển, bảo quản, nên chưa có doanh nghiệp nào xuất khẩu.
Tại miền Bắc, việc Công ty cổ phần ĐTK hợp tác cùng Ise Foods cho thấy tham vọng xuất khẩu trứng tươi đến Nhật Bản của doanh nghiệp này. Tuy nhiên, ông Trương Chí Thiện, Tổng giám đốc Vĩnh Thành Đạt – một doanh nghiệp trong ngành trứng gia cầm, khẳng định, xuất khẩu trứng gia cầm tươi rất khó thực hiện, bởi ngoài việc đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi đến tay người dùng (khử trùng, kiểm tra nứt vỡ, phân loại, bảo quản,…), giá trứng gia cầm từ Việt Nam khó có thể cạnh tranh tại nước nhập khẩu.
Theo ông Thiện, trong khi trên 50% thị phần trứng gà tại Việt Nam đang thuộc về các tập đoàn lớn và công ty nước ngoài, thì những doanh nghiệp quy mô cũng như nguồn lực tài chính còn hạn chế như Vĩnh Thành Đạt phải chọn thị trường ngách để tăng trưởng. Nếu đầu tư vào nuôi trứng gà, số lượng đầu con ít nhất phải trên 500.000 mới có thể cạnh tranh.
“Sản lượng và doanh thu trứng chế biến của chúng tôi chưa đến 10% so với trứng tươi, nhưng tỷ lệ tăng trưởng năm 2017 đạt hơn 40% so với năm 2016 khiến Vĩnh Thành Đạt tự tin mở rộng đầu tư”, ông Thiện chia sẻ, đồng thời tiết lộ, Vĩnh Thành Đạt đang hợp tác cùng Tập đoàn Kewpie (Nhật Bản) xây dựng một nhà máy trứng chế biến phục vụ thị trường nội địa và hướng đến xuất khẩu.
“Nhu cầu sản phẩm trứng đã qua chế biến tại nhiều quốc gia phát triển là rất cao. Một số bạn hàng ở Hồng Kông, Singapore rất ưa chuộng trứng vịt muối Việt Nam”, ông Thiện hồ hởi.
Tuy nhiên, với việc sở hữu nhiều lợi thế từ nguồn vốn đến chuồng trại, thức ăn,… các doanh nghiệp đang cầm trịch thị phần trứng gà có thể sẽ nhanh chóng “lấn sân” sang mảng trứng chế biến, và những doanh nghiệp như Vĩnh Thành Đạt sẽ tiếp tục phải đối mặt với sự cạnh tranh.
“Trước sau thì các doanh nghiệp lớn cũng nhảy vào ngành kinh doanh trứng, vì vậy, chúng tôi chỉ còn cách chuẩn bị kỹ càng cho cuộc chơi này thông qua việc liên kết với các trang trại vịt tại Đồng Tháp, Bà Rịa – Vũng Tàu và sắp tới là Đồng Nai”, ông Thiện nói.
Được biết, gần đây nhất, Công ty TNHH Trại Việt (Vietfarm) đã “bỏ cuộc chơi” dù từng xuất khẩu trứng gà tươi đến một số thị trường nước ngoài vào năm 2012.
Cuộc cạnh tranh trong ngành trứng gia cầm sẽ không còn âm thầm như 5 năm trước, khi hàng loạt tên tuổi lớn tuyên bố tham gia phân chia lại thị phần, chưa kể đến sức ép từ sản lượng trứng nhập khẩu khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vừa có hiệu lực.
Hồng Phúc
Nguồn: Báo Đầu tư
- VinaCapital li>
- trứng gia cầm li>
- ba huân li>
- quả trứng nhỏ li>
- trứng gà Ba Huân li>
- Thị trường trứng gia cầm li>
- trứng gia cầm VinaCapital li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất