Theo quy định về kiểm dịch nhập khẩu thì sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu để gia công chế biến xuất khẩu bao gồm thịt, tai, đuôi, chân, cánh của gia súc, gia cầm và không có sản phẩm nội tạng.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, ngày 16/5/2017, Cục Thú y có văn bản trả lời với nội dung không cho phép Công ty được kiểm dịch nhập khẩu các sản phẩm này vì không thuộc quy định về nhập khẩu để gia công chế biến hàng xuất khẩu.
Công ty cho rằng trả lời của Cục Thú y không thỏa đáng do căn cứ Mục a, Khoản 2, Điều 3 Luật Thú y số 79/2015/QH13: “Sản phẩm động vật trên cạn là thịt, trứng, sữa, mật ong, sáp ong, sữa ong chúa, tinh dịch, phôi động vật, huyết, nội tạng, da, lông, xương, sừng, ngà, móng và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật trên cạn”.
Đồng thời, theo Khoản 2, Mục II, Phụ lục I Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT về Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch thì “Sản phẩm động vật bao gồm thịt, phụ phẩm, phủ tạng và các sản phẩm từ thịt, phụ phẩm, phủ tạng… dưới dạng tươi sống, hun khói, phơi khô, ướp muối, đông lạnh, đóng hộp” đều phải thực hiện đăng ký kiểm dịch với Cục Thú y và kiểm dịch nhập khẩu trước khi thông quan.
Đến ngày 28/6/2017, Cục Thú y có công văn thông báo không thụ lý đơn của Công ty và trích dẫn áp dụng quy định tại Điều 11 Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT đối với việc kiểm dịch hàng nhập khẩu để gia công, chế biến xuất khẩu.
Công ty TNHH Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Quảng Ninh đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, có biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Về vấn đề này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời như sau:
Ngày 29/4/2017, Công ty TNHH Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Quảng Ninh có Công văn số 03/2017/TT/DKKD về việc đăng ký kiểm dịch nhập khẩu các loại nội tạng động vật sống lạnh (gan, tim, cật, lòng, mề, phổi,…) để gia công, chế biến xuất khẩu qua cửa khẩu Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh, với số lượng nhập khẩu là 37.500 tấn nội tạng động vật.
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 quy định về kiểm dịch nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật để gia công, chế biến hàng xuất khẩu, trong đó có quy định: Sản phẩm động vật để gia công, chế biến hàng xuất khẩu, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu để gia công chế biến xuất khẩu bao gồm: Thịt, tai, đuôi, chân, cánh của gia súc, gia cầm và không có sản phẩm nội tạng. Cục Thú y có Công văn số 863/TY-KD ngày 8/5/2017 trả lời Công ty.
Ngày 13/5/2017, Công ty TNHH Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Quảng Ninh tiếp tục gửi Công văn số 26/17/TT/DKKD về việc kiểm dịch nhập khẩu sản phẩm nội tạng động vật để gia công, chế biến xuất khẩu, trong đó có nội dung: Công ty đã gửi Công văn và hồ sơ đăng ký kiểm dịch nhập khẩu nội tạng động vật theo trình tự quy định tại Điều 11 của Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT là đúng quy định Việt Nam về nhập khẩu để gia công, chế biến xuất khẩu.
Ngày 16/5/2017, Cục Thú y tiếp tục gửi Công văn số 926/TY-KD trả lời Công ty về việc các sản phẩm nội tạng động vật Công ty đề nghị kiểm dịch nhập khẩu để gia công, chế biến xuất khẩu không thuộc quy định tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư 25/TT-BNNPTNT (vì không có quy định đối với sản phẩm nội tạng).
Ngày 19/6/2017, Cục Thú y nhận được Đơn khiếu nại của Công ty, đề nghị thu hồi Công văn số 863/TY-KD và Công văn số 926/TY-KD của Cục Thú y và để Công ty được kiểm dịch nhập khẩu nội tạng động vật từ các nước vào Việt Nam để gia công, chế biến xuất khẩu.
Căn cứ vào Luật Khiếu nại năm 2011, Cục Thú y đã gửi Thông báo số 1226/TB-TY-TTr,PC ngày 28/6/2017 trả lời Công ty TNHH Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Quảng Ninh về việc khiếu nại của Công ty không đủ điều kiện thụ lý giải quyết, với lý do Công văn số 863/TY-KD và Công văn số 926/TY-KD của Cục Thú y gửi Công ty và công văn trả lời đăng ký kiểm dịch nhập khẩu sản phẩm động vật trên cạn để gia công chế biến hàng xuất khẩu theo đúng quy định tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư 25/TT-BNNPTNT, chỉ quy định các sản phẩm động vật trên cạn của gia súc, gia cầm nhập khẩu vào Việt Nam để gia công, chế biến hàng xuất khẩu bao gồm: Thịt, tai, đuôi, chân, cánh. Các sản phẩm nội tạng động vật Công ty đăng ký kiểm dịch tại Công văn số 03/17/TT/DKKD ngày 29/4/2017 không thuộc Khoản 2 Điều 11 Thông tư 25/TT-BNNPTNT.
Họp thống nhất ý kiến với doanh nghiệp
Ngày 20/7/2017, Cục Thú y đã tổ chức cuộc họp với các cơ quan và doanh nghiệp có liên quan đến nhập khẩu sản phẩm động vật trên cạn để gia công, chế biến xuất khẩu, thành phần gồm có: Thanh tra Bộ và Cục Chăn nuôi (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Báo Nông nghiệp Việt Nam, Báo Pháp luật Việt Nam, các phòng chức năng, đơn vị thuộc Cục Thú y (gồm có Cơ quan Thú y vùng II, các Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, phòng Kiểm dịch động vật, Dịch tễ, Hợp tác quốc tế và Truyền thông, Thú y thủy sản và Thanh tra pháp chế) và 9 doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm động vật trên cạn để gia công, chế biến xuất khẩu.
Tại cuộc họp, duy nhất chỉ có Công ty TNHH Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Quảng Ninh đề nghị không thực hiện quy định tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư 25/TT-BNNPTNT như đã và đang thực hiện. Sau cuộc họp, Cục Thú y đã gửi cho các doanh nghiệp tham dự cuộc họp Biên bản cuộc họp nêu trên.
Ngày 4/7/2017, Công ty tiếp tục gửi Đơn kiến nghị tới Cục Thú y, đồng thời gửi Đơn khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nội dung trong Đơn kiến nghị và Đơn khiếu nại nêu trên không khác so với nội dung Đơn khiếu nại ngày 19/6/2017 và đã được Cục Thú y trả lời Công ty tại Công văn số 1226/TB-TY-TTr,PC nêu trên theo đúng quy định của Luật Khiếu nại.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ giao cho Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ để xử lý dứt điểm việc khiếu nại của Công ty về việc đề nghị nhập khẩu nội tạng gia súc, gia cầm từ các nước vào Việt Nam để gia công, chế biến xuất khẩu.
Nguồn: Chinhphu.vn
- nội tang nhập khẩu li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất