Một đánh giá khoa học mới của trường Đại học California, Davis cho biết rằng, hiệu quả hoạt động và sức khỏe của động vật (được nuôi làm thực phẩm) tiêu thụ thức ăn chăn nuôi biến đổi gien lần đầu tiên đã được đề cập tới cách đây 18 năm, có thể so sánh được với những con vật không tiêu thụ thức ăn biến đổi gien.
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, các nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra không có sự khác biệt nào trong thành phần dinh dưỡng của thịt, sữa hoặc các sản phẩm thực phẩm khác có nguồn gốc từ động vật ăn thức ăn biến đổi gien.
Nghiên cứu do Alison Van Eenennaam – nhà khoa học động vật của trường Đại học California, Davis dẫn đầu đã khảo sát các nghiên cứu về thức ăn chăn nuôi đại diện cho hơn 100 tỷ động vật.
Với tiêu đề “Sự thịnh hành và tác động của thức ăn chăn nuôi biến đổi gien tới đàn gia súc”, bài tổng quan này hiện được đăng tải trực tuyến theo hình thức truy cập mở thông qua Hội Khoa học động vật của Mỹ.
Cây trồng biến đổi gien (Genetically engineered crops) lần đầu tiên được đưa vào vào năm 1996. Hiện nay, 19 loài thực vật biến đổi gien được chấp thuận cho sử dụng tại Mỹ, bao gồm các loại cây trồng chính được sử dụng rộng rãi làm thức ăn gia súc như: cỏ linh lăng, cải dầu, ngô, bông, đậu tương và củ cải đường.
Động vật nuôi làm thực phẩm như bò, lợn, dê, gà và các loài gia cầm khác hiện nay tiêu thụ 70 – 90% các loại cây trồng biến đổi gien, theo đánh giá mới đây của trường Đại học California, Davis. Riêng tại Mỹ, hàng năm nước này sản xuất 9 tỷ động vật nuôi lấy thịt, 95% trong đó tiêu thụ thức ăn có chứa thành phần biến đổi gien.
“Các nghiên cứu đã liên tục chỉ ra rằng sữa, thịt và trứng có nguồn gốc từ động vật đã tiêu thụ thức ăn biến đổi gien không thể phân biệt với các sản phẩm có nguồn gốc động vật được cho ăn một chế độ ăn không chứa thành phần biến đổi gien”, Van Eenennaam nói. “Vì vậy, đề xuất ghi nhãn sản phẩm động vật từ gia súc, gia cầm đã ăn thức ăn biến đổi gien sẽ yêu cầu phải chia tách chuỗi cung ứng và truy xuất nguồn gốc, khi bản thân các sản phẩm không có sự khác biệt để có thể phát hiện ra được”.
“Hiện tại, thế hệ của cây trồng biến đổi gien thứ hai đã được tối ưu hóa làm thức ăn chăn nuôi sẽ sớm xuất hiện, hiện đang tồn tại một nhu cầu bức thiết để hài hòa các khuôn khổ pháp lý cho các sản phẩm này. Để tránh gián đoạn thương mại quốc tế, điều quan trọng là quá trình phê duyệt quy định cho các sản phẩm biến đổi gien cần được thiết lập ở các nước nhập khẩu nguồn thức ăn chăn nuôi này cùng thời điểm với các phê chuẩn được thông qua tại các nước là nhà xuất khẩu chính của thức ăn gia súc”, Van Eenennaam cho biết.
Đồng tác giả của nghiên cứu này là Amy E. Young tại Khoa Khoa học động vật của trường Đại học California, Davis.
Người dịch: M.T. (Theo Sciencedaily)
Nguồn tin: Bộ NN&PTNT
- Sáng kiến toàn cầu trị giá 27,4 triệu USD giảm khí methane từ chăn nuôi
- Dịch tễ học bệnh prion trong quần thể động vật nuôi và hoang dã
- Tình hình nhập khẩu ngô, đậu tương và lúa mì 3 tháng đầu năm 2025
- Triển vọng từ chăn nuôi heo rừng lai
- Bộ Nông nghiệp và Môi trường chuẩn hóa 84 thủ tục hành chính lĩnh vực chăn nuôi và thú y
- Việt Nam ký 4 nghị định thư nông nghiệp, 3 thỏa thuận môi trường với Trung Quốc
- Sinh bệnh học của các bệnh do prion trong thú y
- Người tiên phong đưa hươu sao về Kon Tum
- AHDB: Sản lượng thịt lợn của Vương quốc Anh trong quý I/2025 tăng
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 15/04/2025
Tin mới nhất
T7,19/04/2025
- Sáng kiến toàn cầu trị giá 27,4 triệu USD giảm khí methane từ chăn nuôi
- Dịch tễ học bệnh prion trong quần thể động vật nuôi và hoang dã
- Tình hình nhập khẩu ngô, đậu tương và lúa mì 3 tháng đầu năm 2025
- Triển vọng từ chăn nuôi heo rừng lai
- Bộ Nông nghiệp và Môi trường chuẩn hóa 84 thủ tục hành chính lĩnh vực chăn nuôi và thú y
- Việt Nam ký 4 nghị định thư nông nghiệp, 3 thỏa thuận môi trường với Trung Quốc
- Sinh bệnh học của các bệnh do prion trong thú y
- Người tiên phong đưa hươu sao về Kon Tum
- AHDB: Sản lượng thịt lợn của Vương quốc Anh trong quý I/2025 tăng
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 15/04/2025
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
Bình luận mới nhất