Không có “Viên Đạn Bạc” nào có thể thay thế kháng sinh kích thích tăng trưởng (AGPs)? - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Không có “Viên Đạn Bạc” nào có thể thay thế kháng sinh kích thích tăng trưởng (AGPs)?

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Việc sử dụng rộng rãi kháng sinh kích thích tăng trưởng (AGPs) trong thức ăn chăn nuôi đã góp phần vào sự xuất hiện tình trạng đề kháng kháng sinh. Vấn đề lớn đối với sức khỏe con người và vật nuôi này đã được các tổ chức quốc tế (WHO, OIE, FAO,…) nhấn mạnh. Tại EU, việc sử dụng AGPs trong thức ăn chăn nuôi đã bị cấm hoàn toàn kể từ tháng 1 năm 2006. Kể từ đó, một số quốc gia ở Châu Á cũng đã cấm AGPs hoặc đặt ra các hạn chế về việc sử dụng (như: Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc,…) và có kế hoạch cấm nó trong vòng vài năm tới để duy trì việc xuất khẩu sang các nước có luật pháp chặt chẽ hơn về dự lượng kháng sinh.

     

    Để chuẩn bị và đối mặt với tình trạng đề kháng kháng sinh, trong hơn 20 năm qua, nhiều tổ chức, công ty, viện nghiên cứu và các trường đại học… đã tập trung nghiên cứu để tìm ra các giải pháp và cách thức thay thế, hạn chế việc sử dụng kháng sinh trong dinh dưỡng vật nuôi. Chúng ta cũng đạt được một số thành công đáng kể và có sự tiến bộ hơn trong việc quản lý sức khỏe, dinh dưỡng, phúc lợi động vật để từ đó hướng tới một nguồn thực phẩm sạch, không tồn dư kháng sinh.

     

    Để đáp ứng mục tiêu dinh dưỡng cho vật nuôi, hiện tại một số tổ chức đang hướng đến việc sử dụng một số chất phụ gia thay thế, hạn chế việc sử dụng kháng sinh. Các chất phụ gia được quan tâm đến hiện nay như: Enzyme, Acid hữu cơ, Probiotic, Prebiotic, các hoạt chất chiết xuất từ thực vật…

     

    Đầu tiên chúng ta phải nhắc lại rằng không có chất phụ gia nào có thể thay thế vai trò của kháng sinh cho mục đích điều trị, mà điều chúng ta quan tâm ở đây là tác dụng phòng ngừa và thúc đẩy tăng trưởng của kháng sinh để đề phòng trường hợp vật nuôi mắc bệnh. Do đó, một số chất phụ gia có thể được sử dụng để thay thế và hạn chế kháng sinh ở liều phòng bệnh.

     

    Phụ gia thế hệ mới

     

    Theo như TS IOANNIS MAVROMICHALIS. Các “phụ gia thế hệ mới” chính là xu hướng của tương lai. Có nghĩa là thay vì chỉ cần kiểm soát các chủng vi khuẩn gây bệnh đường ruột bằng các sản phẩm từ bên ngoài cơ thể, chúng ta cũng có thể hỗ trợ đường ruột vật nuôi bằng cách để nội sinh cơ thể chúng tự làm việc đó. Probiotic và Prebiotic là hai ví dụ nhanh để chúng ta đề cập đến, mặc dù chúng đòi hỏi phải được cải tiến thêm để đạt được những mục tiêu như vậy, đặc biệt là prebiotic. Trên lý thuyết, chúng ta có thể tiếp tục sử dụng các chất thay thế kháng sinh để kiểm soát sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh trong các giai đoạn đầu của vật nuôi. Tuy nhiên về lâu dài, chúng ta nên có các sản phẩm cho phép vật nuôi tự điều chỉnh hệ vi sinh đường ruột để mang lại cho chúng một cơ thể khỏe mạnh. 

     

    Nhìn chung, các chủng vi khuẩn nội sinh có lợi (trong cơ thể vật nuôi) có thể tự điều chỉnh, xử lý các mầm bệnh ẩn trong đường ruột (các vi khuẩn cơ hội) hoặc các vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào qua các đường thức ăn hoặc nước uống. Để đạt được mục đích này chúng ta cần phải nghiên cứu nhu cầu của các vi khuẩn có lợi và xem xét các thách thức mà chúng phải đối mặt. Sau đó, chúng ta tìm ra các giải pháp để cung cấp dưỡng chất tốt và phù hợp hơn để chúng có thể tự phát triển một cách bền vững.

     

    Một Prebiotic thế hệ mới đến từ Nor-Feed

     

    Nor-Spice AB, một dòng sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi Nor-Feed có chứa hợp chất Pectic – Oligosaccharides (POS). POS được tìm thấy nhiều trong vỏ cam, chanh… là sản phẩm của quá trình thủy phân một phần pectin và là một oligosaccharide của các acid galacturonic nên hoạt động tương tự như một số oligosaccharide trong sữa mẹ; có khả năng gắn kết với các tác nhân gây bệnh, ngăn chặn sự kết dính của chúng vào bề mặt biểu mô ruột hiệu quả hơn các loại Oligosaccharide trung tính khác.

     

    Quá trình lên men POS trong đại tràng tạo ra các axits béo mạch ngắn (SCFA) có tác dụng giảm táo bón, cải thiện khả năng hấp thụ chất khoáng và kích thích hệ thống miễn dịch (Glullon & cs, 2013). POS còn cho thấy sự ảnh hưởng có lợi đến vật nuôi bằng cách kích thích có chọn lọc sự phát triển và hoạt động của một số lợi khuẩn trong đại tràng là Bifidobacteria và Lactobacilli (Baldan & cs, 2003; Garthoff & cs, 2010; Gibson & Roberfroid, 1995; Manderson & cs, 2005; Mussatto & Mancilha, 2007; Roberfroid, 1996). Tuy nhiên, mỗi loại POS khác nhau sẽ mang lại hiệu quả khác nhau.

    Giải pháp mới từ tự nhiên để thay thế AGPs.

     

    Nhiều thử nghiệm đã được thực hiện trong nhiều năm qua để chứng minh hiệu quả ứng dụng của Nor-Spice AB được chiết xuất và chuẩn hóa từ cam chanh với hai hợp chất chính là Pectic-Oligosaccharides (POS) và Citroflavonoids trên gà thịt, heo, gà đẻ, tôm, cá và thú nhai lại.

     

    Thử nghiệm sau đây được thực hiện tại Bắc Mỹ (Canada) để đánh giá hiệu quả của việc bổ sung Nor-Spice AB tác động lên thành tích chăn nuôi của gà thịt và so sánh với khẩu phần được bổ sung AGPs. 288 gà thịt (Cobb 500) được chia thành 2 nhóm, 12 gà/ô chuồng (Nhóm AGP: Khẩu phần ăn tiêu chuẩn với 22ppm Virginiamycin và nhóm Nor-Spice AB: Khẩu phần tiêu chuẩn được bổ sung 250ppm Nor-Spice AB). Gà ở hai nhóm thử nghiệm đều sử dụng Nicarbazine (100ppm) trong giai đoạn starter và Clopidol ở giai đoạn tăng trưởng (125ppm). Tỷ lệ chết được ghi nhận hằng ngày. Lượng thức ăn ăn vào và trọng lượng sống được ghi nhận vào ngày 28 và ngày 35 để tính toán FCR. Vào ngày cuối của thử nghiệm (ngày 35), vật nuôi được giết mỗ và sản lượng thịt được tính toán.

    Hình 1: FCR vào ngày 28 (p < 0.05)

      

    Hình 2: Năng suất thịt được tính bằng %

     

    Tăng cường sức khỏe đường ruột trên heo

     

    Bổ sung Nor-Spice AB cũng giúp cải thiện tình trạng sức khỏe đường ruột của heo nái trong giai đoạn nuôi con khi được thêm vào trong chu kỳ sinh sản. Theo như báo cáo của Cisse et al. (2020), Nor-Spice AB mang lại rất nhiều lợi ích như điều chỉnh hệ vi sinh vật đường ruột với nhiều Lactobacillus hơn. Thú vị hơn nữa sản phẩm còn giúp hấp thụ dinh dưỡng, điều chỉnh hệ vi sinh vật không chỉ trong đường ruột mà còn cả ngoài môi trường nuôi (hệ vi sinh vật đầu tiên mà heo con được tiếp xúc khi mới sinh ra sẽ tốt cho sự phát triển hệ vi sinh vật ban đầu của chúng). Thật vậy, một hệ vi khuẩn đường ruột hoạt động hiệu quả cho phép tối ưu hóa sự hấp thụ các chất dinh dưỡng trong ruột heo nái và do đó giúp cải thiện tăng trọng trung bình của heo con khi cai sữa.

    Hình 3 : Tổng số heo con được sinh ra

    Hình 4 : Tổng số heo con cai sữa (p < 0.05)

     

    Một thử nghiệm đã được thực hiện tại Thái Lan, 2019.  Bố trí thử nghiệm như sau: 80 heo nái (Large White x Landrace) được chia thành 2 nhóm, có sự đồng đều về các lứa đẻ của 2 nhóm (Nhóm đối chứng: Khẩu phần tiêu chuẩn và nhóm Nor-Spice AB: Khẩu phần tiêu chuẩn + 2500ppm Nor-Spice AB). Thời gian thử nghiệm từ 15 ngày trước khi đẻ đến 5 ngày sau khi đẻ.

     

    Mặc dù tổng số heo con sinh ra là tương tự nhau giữa hai nhóm (hình 3), nhưng heo nái từ nhóm Nor-Spice AB có số heo con cai sữa nhiều hơn 1.6 con so với nhóm đối chứng (hình 4). Ngoài ra, các thử nghiệm khác cũng cho thấy có tác động tích cực khi bổ sung Nor-Spice AB vào thức ăn cho heo con cai sữa. Một phân tích thu thập dữ liệu từ 11 thử nghiệm cho thấy tỷ lệ chuyển đổi thức ăn được cải thiện (-6,8%) và tăng trọng trung bình hằng ngày tăng (+11,7).

     

    Tăng cường chức năng đường ruột trên gà thịt.

     

    Nor-Feed vẫn không ngừng nghiên cứu thêm vai trò của chiết xuất cam chanh đối với chức năng của hệ vi sinh vật đường ruột. Thử nghiệm sau đây được thực hiện tại Algeria <<Viện kỹ thuật chăn nuôi>>. 400 gà thịt (Cobb 500) được chia thành 2 nhóm (nhóm đối chứng: khẩu phần ăn tiêu chuẩn và nhóm Nor-Spice AB: Khẩu phần ăn tiêu chuẩn + 250 ppm Nor-Spice AB.

     

    Trọng lượng sống được cải thiện giữa 21 ngày tuổi và 49 ngày tuổi (xuất bán): 2780g (nhóm đối chứng) và 3090 (nhóm Nor-Spice AB).

    Tỷ lệ chết được giảm 50% ở nhóm Nor-Spice AB 

    FCR ở nhóm Nor-Spice AB tốt hơn so với nhóm đối chứng 

     

    Nor-Spice AB, một giải pháp tự nhiên

     

    Lệnh cấm sử dụng AGPs trong thức ăn chăn nuôi là một thách thức hiện tại đã được dự đoán trước mà chúng ta cần phải tìm cách giải quyết. Hiện có nhiều giải pháp từ tự nhiên khác nhau, như dòng sản phẩm giúp cải thiện sức khỏe đường ruột 100% từ tự nhiên đến từ Nor-Feed đã cho thấy những kết quả tích cực trên gia cầm và heo. Hệ vi sinh vật đường ruột nay được biết đến là một cơ quan với vai trò chính đối với sức khỏe của vật chủ. Đó là lý do tại sao việc cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột vật nuôi đồng nghĩa với sự cân bằng vi sinh vật tốt hơn và do đó cải thiện được hiệu suất và thành tích chăn nuôi.

     

    Để biết thêm về các thử nghiệm của Nor-Feed và các sản phẩm thảo dược tự nhiên khác dành cho sức khỏe vật nuôi, vui lòng liên hệ [email protected]

     

    Nor-Feed Việt Nam
    www.norfeed.net

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.