[Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 02/01/2025, 15 doanh nghiệp ngành thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi Việt Nam đã có công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ NN&PTNT về việc không thể tiếp cận chính sách hỗ trợ về giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi.
15 doanh nghiệp gửi kiến nghị bao gồm: Công ty TNHH De Heus, Công ty TNHH Japfa Comfeed, Công ty TNHH Cargill Việt Nam, Công ty TNHH New Hope TP. Hồ Chí Minh, Công ty CP GREENFEED Việt Nam, Công ty TNHH CJ Vina Agri, Công ty TNHH Dinh dưỡng Á Châu, Công ty Cổ phần Ba Huân, Công ty TNHH Sao Mai Superfeed, Công ty CP Nam Việt, Công ty CP Thức ăn chăn nuôi Việt Thắng, Công ty CP Dinh dưỡng Quốc tế CNC, Công ty CP Khai Anh Bình Thuận, Công ty CP GAD Việt Nam, Công ty CP Đầu tư Asia Goldman.
Khô dầu đậu tương – nguyên liệu quan trọng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
Các doanh nghiệp đã cảm ơn sự hỗ trợ, chia sẻ của Thủ tướng Chính phủ và các Quý Bộ đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, người lao động trong ngành qua việc đề nghị ban hành Nghị định 144/2024/NĐ-CP ngày 01/11/2024. Theo đó, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng Khô dầu đậu tương có Mã số hàng hóa 23040090 đã được giảm từ 2% xuống 1%.
Sự điều chỉnh này đã kịp thời ủng hộ, đáp ứng chương trình kiến nghị, vận động giảm thuế suất nhập khẩu mặt hàng này của chúng tôi được trình bày tại các văn bản ngày 25/9/2022, 12/4/2023 và 12/9/2023 đã được gửi tới Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đây là động lực quan trọng góp phần giúp các doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, đảm bảo nguồn cung và ổn định giá cả lương thực, thực phẩm trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, thực tế triển khai, từ khi Nghị định 144/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 16/12/2024, các doanh nghiệp không thể tiếp cận chính sách hỗ trợ về giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với Khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi.
Cụ thể, từ đầu tháng 12/2024, các chi cục hải quan Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu áp mã số hàng hóa đối với mặt hàng này là 23040029, có thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 2%. Trong khi đó, từ trước tháng 12/2024, bao gồm cả thời gian sau khi Thông tư 31/2022/TT-BTC có hiệu lực, các doanh nghiệp luôn khai báo Khô dầu đậu tương nhập khẩu dùng làm thức ăn chăn nuôi theo Mã số hàng hóa 23040090 (có thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 1%) trên hệ thống VNACC/VCIS của Tổng cục Hải quan và hệ thống đăng ký kiểm tra chuyên ngành của Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Như vậy ở đây có sự khác biệt, chưa thống nhất về mã số hàng hóa, và cùng với đó là thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi, đối với mặt hàng Khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi giữa việc triển khai Nghị định 144/2024/NĐ-CP của Tổng cục Hải quan với quy định hiện hành của Cục Bảo vệ thực vật và thông lệ thực hiện của các doanh nghiệp. Tình hình này không chỉ làm tăng thời gian thông quan hàng hóa, phát sinh thêm chi phí mà còn dẫn đến tâm lý hiểu nhầm hoặc nghi ngờ của doanh nghiệp và dư luận đối với chủ trương, chính sách, và tính đồng bộ, khách quan trong các quy định của cơ quan quản lý.
Từ khi Nghị định 144/2024/NĐ-CP được ban hành, truyền thông đại chúng và các cơ quan báo chí chuyên ngành đều tích cực đón nhận và đánh giá cao Nghị định này, thể hiện tư duy lắng nghe, thấu hiểu tình hình khó khăn của doanh nghiệp và kỳ vọng sẽ hỗ trợ đáng kể để ngành chăn nuôi, thủy sản, thức ăn chăn nuôi giảm bớt áp lực, hạ chi phí nguyên liệu đầu vào, chủ động nguồn cung, và nâng cao năng lực cạnh tranh. Bởi vậy, tình hình vướng mắc hiện nay nếu còn tiếp diễn thì sẽ đi ngược với kỳ vọng của dư luận về điều chỉnh chính sách.
Ngoài vướng mắc về thông quan hàng hóa nói trên, ngành chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi còn đang phải đối mặt với những khó khăn sau:
Từ khi Nghị định 144/2024/NĐ-CP có hiệu lực ngày 16/12/2024 đến nay, chỉ trong nửa tháng giá khô dầu đậu tương trên thị trường thế giới và trong nước đã bất ngờ tăng mạnh hơn 12% do những biến động về cung – cầu. Điều này ảnh hưởng nhiều đến chi phí sản xuất trong khi giá bán không thể tăng tương ứng do sức mua thị trường trong nước còn yếu và dẫn đến rủi ro sản lượng ngành thức ăn chăn nuôi cầm chừng, bấp bênh.
Hiện có sự chênh lệch về thuế suất thuế nhập khẩu mặt hàng này giữa các nước xuất khẩu có các hiệp định tự do thương mại với Việt Nam (Ấn Độ, ASEAN…) – được hưởng thuế suất 0% – với những nước khác khác. Các doanh nghiệp trong ngành vì thế bị giới hạn về phạm vi nguồn gốc hàng hóa và khó tiếp cận các quốc gia có sự ổn định nhiều hơn về sản lượng và chất lượng khô dầu đậu tương (Hoa Kỳ, Argentina, Brazil…).
Thuế nhập khẩu khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi đều được áp dụng ở mức 1% thì có thể góp phần tăng sản lượng nhập khẩu và hài hòa cán cân thương mại với Hoa Kỳ
Đồng thời, nếu thuế suất thuế nhập ưu đãi đối với Khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi đều được áp dụng ở mức 1% thì có thể góp phần tăng sản lượng nhập khẩu và hài hòa cán cân thương mại với Hoa Kỳ, tránh nguy cơ bị chính quyền mới của tổng thống đắc cử Donald Trump áp dụng các biện pháp giám sát và tự vệ thương mại gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Vì vậy, các doanh nghiệp đề nghị giải quyết những vấn đề, vướng mắc trên, chúng tôi kính đề nghị các Quý Bộ xem xét kịp thời đưa ra giải pháp điều chỉnh, giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng Khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi có Mã số hàng hóa 23040029 từ 2% xuống 1%, bằng với thuế suất của Mã số hàng hóa 23040090.
Đồng thời, các doanh nghiệp cũng đề xuất các doanh nghiệp được phép hồi tố hoàn thuế nhập khẩu cho các lô hàng Khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu từ ngày 16/12/2024 theo Nghị định 144/2024/NĐ-CP.
Là những doanh nghiệp đã trải qua những thăng trầm, thử thách các thời kỳ, các doanh nghiệp luôn tuân thủ, tin tưởng và hưởng ứng sự đổi mới, cải cách về cơ chế, chính sách của Chính phủ và các bộ, ngành để tích cực đóng góp xây dựng và thúc đẩy tiến trình phát triển chung của ngành chăn nuôi, thủy sản và thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.
Tâm An
Ngày 04/01/2025, Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai có công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn những vướng mắc về mã số hàng hóa của mặt hàng Khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi.
Quý độc giả có thể xem toàn công văn của của nhóm các doanh nghiệp ngành thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi Việt Nam như sau: CV mã HScode SBM
- thức ăn chăn nuôi li> ul>
- Hà Nội: Tạo mọi điều kiện thuận lợi về xử lý chất thải trong chăn nuôi
- Ảnh hưởng của vi khuẩn có lợi và có hại đến hiệu suất sử dụng thức ăn ở lợn
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 07/01/2025
- Hưng Gia Nam Group: Động thổ và khởi công xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi số 2, công suất 300.000 tấn/năm
- Lâm Đồng: Tổng đàn bò sữa giảm 1,1% so với cùng kỳ
- Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
- Nuôi vịt biển trên cù lao Tân Phú Đông
- Ngành chăn nuôi có động lực tăng trưởng dài hạn nhưng vẫn lo ‘nút thắt’ chi phí
- 8.000 cơ sở giết mổ không giấy phép: Kiểm soát an toàn thực phẩm Tết ra sao?
- Năm 2024, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 533 triệu USD
Tin mới nhất
T5,09/01/2025
- Không tiếp cận được thuế khô dầu đậu tương 1%, 15 doanh nghiệp kiến nghị lên Văn phòng Chính phủ
- Hà Nội: Tạo mọi điều kiện thuận lợi về xử lý chất thải trong chăn nuôi
- Ảnh hưởng của vi khuẩn có lợi và có hại đến hiệu suất sử dụng thức ăn ở lợn
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 07/01/2025
- Hưng Gia Nam Group: Động thổ và khởi công xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi số 2, công suất 300.000 tấn/năm
- Lâm Đồng: Tổng đàn bò sữa giảm 1,1% so với cùng kỳ
- Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
- Nuôi vịt biển trên cù lao Tân Phú Đông
- Ngành chăn nuôi có động lực tăng trưởng dài hạn nhưng vẫn lo ‘nút thắt’ chi phí
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất