[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo Dự thảo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, 475 cơ sở/doanh nghiệp chăn nuôi có mức phát thải khí nhà kính (KNK) trên 3.000 tấn CO2tđ đã được thêm vào danh mục kiểm kê KNK. Yêu cầu mới này sẽ làm phát sinh các chi phí cho hoạt động thống kê lượng phát thải nhà kính của mỗi doanh nghiệp, điều này không hề đơn giản, bởi không phải trại nào cũng đủ năng lực và sẵn sàng đầu tư.
Chăn nuôi bò sữa tại Công ty Vinamilk
Sáng ngày 4/4/2024, Hội Chăn nuôi Việt Nam đã tổ chức buổi thảo luận trực tuyến bàn về “Danh mục các cơ sở chăn nuôi lớn phải tiến hành kê khai KNK” theo dự thảo của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tham dự buổi thảo luận có đại diện Cục Biến đổi Khí hậu, lãnh đạo Hội Chăn nuôi Việt Nam, đại diện các doanh nghiệp, tập đoàn là Hội viên Hội Chăn nuôi Việt Nam, thuộc danh mục bắt buộc kê khai KNK.
Các “ông lớn” đã sẵn sàng tham gia “đường đua xanh”
Tập đoàn TH True Milk đã có 4 năm thực hiện kê khai và trải qua 2 lần kiểm toán độc lập bởi bên thứ ba. Thời gian tới, TH True Milk sẽ tiến hành đợt kiểm toán thứ 3 cho năm 2023. Cụ thể, nhằm tìm kiếm các giải pháp giảm phát thải trong quá trình chăn nuôi bò, TH True Milk đã ứng dụng những nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có tác dụng làm giảm phát thải dựa trên cơ sở sử dụng các vi khuẩn hỗ trợ làm giảm sản sinh khí metan trong đường tiêu hóa của bò. Đối với các hoạt động hàng ngày, TH cũng đang ứng dụng năng lượng mặt trời, mỗi năm hệ thống điện áp mái từ TH cung cấp khoảng 10-15% lượng điện tiêu thụ tại trang trại, tương ứng 6-7 triệu Kw điện. Với hệ số phát thải của lưới điện Việt Nam khoảng 700kg CO2/1Kwh điện hiện nay, việc ứng dụng điện áp mái của TH True Milk đã góp phần giảm gần 4.000 tấn CO2 mỗi năm.
Bên cạnh đó, toàn bộ lượng phân bón từ TH True Milk đang được ứng dụng công nghệ hao khí trong quy trình ủ phân compost, phun khí tươi trực tiếp cho quá trình lên men, giảm lượng khí mê tan ra không khí. Tương lai, dự kiến TH True Milk sẽ ứng dụng công nghệ biogas vào sản xuất năng lượng điện để tự phục vụ trong các trang trại.
Chia sẻ kinh nghiệm tại buổi thảo luận, đại diện Tập đoàn TH True Milk cho biết, việc quan trọng nhất hiện nay là nắm được số liệu đầu vào mà doanh nghiệp cần để tiêu thụ trong sản xuất, như: nhiên liệu hóa thạch, năng lượng và những nguyên vật liệu phát sinh ra KNK. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có quá trình theo dõi nghiêm ngặt mới thu thập được số liệu chính xác phục vụ việc kiểm toán sau này.
Ông Trịnh Phương Nam, đại diện Công ty Vinamilk cho hay, hiện tại các trang trại của Vinamilk đã triển khai việc kiểm kê và sẽ có những báo cáo chính thức vào năm tới. Vinamilk đã kết hợp với đơn vị thứ 3 để chứng nhận kết quả kiểm kê. Doanh nghiệp cũng đã đặt ra lộ trình giảm phát thải cụ thể, đến 2027 giảm còn 15%, 2035 giảm còn 50% và đến 2050 giảm về 0%.
“Hoạt động kiểm kê tiêu tốn khoảng 100-150 triệu đồng/trại. Chi phí này bao gồm việc đầu tư trang thiết bị ban đầu, kiểm kê mẫu (biogas, chất thải…). Với những quy định mới về kiểm kê, Vinamilk hoàn toàn ủng hộ”, ông Trịnh Phương Nam cho hay.
Ông Nguyễn Văn Tuế, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dabaco cho biết, Dabaco hiện chưa triển khai tổng hợp, đánh giá nguồn phát sinh phát thải tại các trại chăn nuôi. Tuy nhiên, trong thực tiễn sản xuất, Dabaco đã và đang chỉ đạo các đơn vị thực hiện kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi thông qua việc tái sử dụng từ các chất thải như lắp đặt hệ thống biogas, tận dụng nguồn nguyên liệu này để phát điện phục vụ ngược lại cho sản xuất… Điều này cũng góp phần giúp doanh nghiệp kiểm kê được lượng phát thải tại cơ sở sản xuất. Ngoài ra, tiến hành thu gom nước thải phân để nuôi giun, sản xuất phân vi sinh bán lại cho thị trường. Thông qua việc xử lý môi trường, tận dụng được phế phụ phẩm để quay vòng sản xuất trong chăn nuôi.
“Một máy phát điện từ biogas công suất 150 Kwh chạy được 1.300 số điện. Những đơn vị mua giảm phát thải quy ước 1.000 số điện tương đương 1 đơn vị giảm phát thải. Thông qua việc sử dụng máy phát điện biogas cũng sẽ đánh giá được lượng giảm phát thải của Dabaco”, ông Tuế thông tin thêm.
Ông Vũ Anh Tuấn, Phó Giám đốc Tập đoàn C.P Việt Nam cho biết, C.P đã ký kết với nhiều tổ chức trên thế giới về việc giảm phát thải, lộ trình từ năm 2022-2030. Hiện tại, C.P Việt Nam đã có những thống kê về phát thải và đặt ra những dự án, mục tiêu nhằm giảm phát thải trong hoạt động sản xuất. Riêng về chăn nuôi lợn, nhiều năm qua các trại của C.P đều phải thực hiện những thống kê nội bộ về phát thải và đặt ra mục tiêu giảm phát thải cho từng trang trại hàng tháng. Hiện, tất cả trại lợn của C.P đều ứng dụng công nghệ xử lý biogas, tận dụng cho phát điện, sưởi ấm và nhiều công việc khác. Ngoài ra, C.P tăng cường trồng cây xanh tại tất cả các trang trại, tiến hành đo lường chỉ số như chiều cao, đường kính của cây để báo cáo hấp thụ CO2 tại mỗi trang trại định kỳ.
Là một trong những Tập đoàn lớn đầu tư chăn nuôi lợn tại Việt Nam, Mavin đã triển khai nhiều hoạt động liên quan đến bảo vệ môi trường, đặc biệt là liên quan đến kiểm soát khí thải nhà kính. Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Mavin, các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi của Mavin đã áp dụng thực hiện kiểm kê khí thải nhà kính. Đối với hệ thống trang trại, Mavin đã xây dựng được những báo cáo thường niên về việc phát triển bền vững. Trong tương lai, Mavin dự kiến sẽ triển khai những hoạt động đánh giá phát thải cũng như những hiệu quả trong việc giảm phát thải ra môi trường.
Kê khai KNK có phải “gánh nặng” cho người chăn nuôi?
Kiểm kê phát thải là điều kiện tiên quyết để Việt Nam xây dựng thị trường carbon và tham gia luật chơi thương mại mới. Nhưng khi chính thức bắt tay vào kiểm kê, doanh nghiệp chăn nuôi sẽ phải đối mặt không ít khó khăn, vướng mắc.
Việc kiểm kê KNK đã bắt đầu manh nha từ năm 2022 theo tinh thần chủ động từ các doanh nghiệp mặc dù chưa bắt buộc. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ngoài cơ sở pháp lý, nguồn lực cho các hoạt động và năng lực về chuyên môn trong lĩnh vực này cũng là một trong những khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp chăn nuôi. Bởi họ chưa quen với việc thu thập, xử lý số liệu, tính toán kiểm kê KNK tại cơ sở.
Ông Lương Quang Huy, đại diện Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, “Tại thời điểm này, kiểm kê KNK có thể sẽ là gánh nặng đối với các doanh nghiệp chăn nuôi. Theo thống kê sơ bộ, đối với những doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ trung bình sẽ cần bỏ ra khoảng 100 triệu chi phí cho việc kiểm kê. Với những doanh nghiệp, tập đoàn lớn, chi phí này có thể lên tới tiền tỷ. Đây chỉ là những chi phí cơ bản nhất phục vụ cho việc kê khai”.
Theo ông Hà Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T, Nghị định này chỉ đề cập tới những doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi quy mô lớn. Điều này vô hình chung làm khó cho những doanh nghiệp khi đứng ra thu mua phế phụ phẩm từ các chất thải đã qua xử lý từ những mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ. Trong khi đó tại Việt Nam, chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn.
“Các nông hộ hiện nay đã áp dụng công nghệ xử lý chất thải trong chăn nuôi. Phân bón đã được xử lý đủ điều kiện nhưng lại không được phép vận chuyển trên đường. Đối tượng chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa đủ điều kiện để đăng ký những thủ tục kê khai. Việc bắt buộc họ phải có đăng ký lưu hành, đủ điều kiện sản xuất, phòng cháy chữa cháy… thì đang là làm khó họ. Chúng ta không nên chủ quan đối với những đối tượng này. Nên chăng có những cơ chế riêng và linh hoạt hơn đối với những cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ. Bởi nếu không đưa họ vào kiểm kê thì chúng ta sẽ rất khó quản lý”, ông Thắng bày tỏ.
Lắng nghe chia sẻ và những ý kiến từ các khách mời, ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam đồng tình với những nhận định từ doanh nghiệp. Theo ông Dương, việc bỏ ra cả trăm triệu đồng đầu tư đối với những doanh nghiệp, tập đoàn quy mô lớn không phải là vấn đề quá lớn. Nhưng đối với những trang trại chăn nuôi vừa và nhỏ, để đầu tư cả trăm triệu đồng cho việc thống kê cũng đang là một áp lực lớn. Nhất là khi chúng ta chưa có sự phân biệt về giá cả đầu ra giữa các sản phẩm được thống kê và những sản phẩm chưa áp dụng thống kê.
Nếu không có nhìn nhận đầy đủ, kê khai KNK tạo áp lực khủng khiếp lên đôi vai của người chăn nuôi!
Để giải quyết được những vướng mắc trong việc triển khai kế hoạch kê khai KNK với các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi, cần có quá trình tuyên truyền các chủ trương, chính sách, tập huấn nghiệp vụ. Cần chỉ định những đơn vị, tổ chức đủ điều kiện thực hiện việc tư vấn trong việc giảm phát thải tại các nhà máy, trang trại. Bên cạnh đó, rất cần sự phối hợp từ các doanh nghiệp, trang trại trong việc nghiêm túc thực hiện công tác kiểm kê.
Hội Chăn nuôi Việt Nam sẽ kiến nghị các Bộ, Cục đẩy nhanh quá trình thương mại hóa tín chỉ carbon, tạo động lực cho các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi. Đồng thời, có văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng tình với chủ trương đưa các cơ sở chăn nuôi vào thực hiện nội dung kiểm kê, trong đó nêu được những khó khăn, bất cập. Kiến nghị Nhà nước cần đưa ra lộ trình cụ thể cũng như những chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp chăn nuôi.
Nếu không có nhìn nhận đầy đủ, vô hình chung việc áp dụng kê khai KNK sẽ tạo thêm áp lực khủng khiếp lên đôi vai của người chăn nuôi trong nước.
Phạm Huệ
Ông Lương Quang Huy, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường): Tại thời điểm này, kiểm kê KNK có thể sẽ là gánh nặng đối với các doanh nghiệp chăn nuôi.
Theo thống kê sơ bộ, đối với những doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ trung bình sẽ cần bỏ ra khoảng 100 triệu chi phí cho việc kiểm kê. Với những doanh nghiệp, tập đoàn lớn, chi phí này có thể lên tới tiền tỷ. Đây chỉ là những chi phí cơ bản nhất phục vụ cho việc kê khai.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam: Phải nâng được giá trị sản phẩm của những đơn vị tham gia kê khai KNK
Việc bỏ ra cả trăm triệu đồng đầu tư cho việc thống kê đối với những doanh nghiệp, tập đoàn quy mô lớn không phải là vấn đề quá lớn. Nhưng đối với những trang trại chăn nuôi vừa và nhỏ, đây sẽ là một áp lực đè nặng lên chi phí chăn nuôi. Nhất là khi chúng ta chưa có sự phân biệt về giá cả đầu ra giữa các sản phẩm được thống kê và những sản phẩm chưa áp dụng thống kê. Làm sao phải nâng được giá trị sản phẩm của những đơn vị tham gia kê khai, gắn được chứng chỉ sản phẩm “xanh” cho sản phẩm của doanh nghiệp để đảm bảo quyền lợi khác biệt giữa những đơn vị tham gia kê khai và những đơn vị chưa tham gia kê khai.
Phạm Huệ (ghi)
- phát thải khí nhà kính li>
- kiểm kê khí nhà kính li> ul>
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
T7,16/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất