Kiểm soát dịch bệnh heo trong bối cảnh hậu ASF - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Kiểm soát dịch bệnh heo trong bối cảnh hậu ASF

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh hậu ASF, dịch tễ của các trang chăn nuôi công nghiệp hiện nay rất phức tạp, đồng nhiễm phức hợp nhiều bệnh trong một trại, có nhiều lỗ hổng miễn dịch và áp lực mầm bệnh ngày càng cao… Vì vậy, nhà chăn nuôi cần có những chiến lược kiểm soát dài hạn, cũng như tăng cường tầm soát sớm và chẩn đoán chính xác là chìa khóa giảm thiểu rủi ro về bệnh.

     

    Đó là thông điệp được chia sẻ tại tọa đàm “Kiểm soát dịch bệnh heo trong bối cảnh hậu ASF” do Công ty Cổ phần Vetlactech và Công ty TNHH Sinh học phòng thí nghiệm và công nghệ (Biolabtek) phối hợp tổ chức 8/4/2024, tại Hà Nội.

    Toàn cảnh tọa đàm

     

    Tham dự hội thảo có đại diện: Công ty Cổ phần Vetlactech bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Chủ tịch HĐQT bà Lê Thị Thu Hà, Giám đốc điều hành; Học viện Nông nghiệp Việt Nam – PGS.TS Nguyễn Văn Giáp, Giảng viên Khoa Thú y; Công ty Biolabtek – ông Đinh Xuân Thắng, Giám đốc; Công ty Ceva – ông Lê Thành Nam, Giám đốc miền Bắc; các doanh nghiệp trong lĩnh vực thuốc thú y, vắc xin, thức ăn chăn nuôi, trang trại chăn nuôi, Viện Công nghệ Sinh học, Học Viện NN Việt Nam tại phía Bắc…

    Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần VETLATECH

     

    Phát biểu khai mạc hội thảo, bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần VETLATECH cho rằng công nghệ sinh học là lĩnh vực phức tạp và khó khăn. Biến chủng cấu trúc về gen của vi sinh vật và vi rút làm cho vật chủ nuôi ngày càng khó đáp ứng được vấn đề kiểm soát dịch bệnh. Cùng với đó, việc sử dụng các loại vắc xin sống với các chủng khác nhau, tạo nguy cơ tái tổ hợp giữa các chủng, giữa chủng vắc xin và thực địa dẫn đến việc kiểm soát bệnh bằng vắc xin ngày càng khó khăn hơn. sự thiếu kiểm soát làm nảy sinh một số vấn đề về dịch bệnh.

     

    Để giải quyết bài toán này không chỉ cá nhân nào, mà cần sự kết hợp của các bên liên quan.  Đó là các phòng thí nghiệm cung cấp nhiều giải pháp thông tin giúp tầm soát và đưa ra chiến lược phòng bệnh; nhà cung cấp thuốc và vắc xin nghiên cứu đưa ra thị trường sản phẩm phù hợp với sản xuất; nhà chăn nuôi, các doanh nghiệp chăn nuôi tham gia cần tầm soát thường xuyên để có hồ sơ dịch tễ phù hợp với trại, giúp đưa ra chiến lược sản xuất.

     

    “Mong muốn các phòng thí nghiệm có sự kết hợp, liên kết và chia sẻ về mặt thông tin để có ngày càng nhiều tư liệu phục vụ sản xuất hiệu quả hơn, thành công hơn”.

    PGS.TS Nguyễn Văn Giáp, Giảng viên Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

     

    Trong bài trình bày có chủ đề: “Kiểm soát dịch bệnh trong chăn nuôi: Vấn đề, tồn tại và giải pháp” PGS.TS Nguyễn Văn Giáp cho rằng có 3 thành tố ảnh hưởng đến dịch bệnh đó là nguồn bệnh, nhân tố trung gian và động vật cảm thụ. 3 thành tố này có kết nối thì sẽ duy trì dịch bệnh trong môi trường chăn nuôi và chịu tác động của yếu tố tự nhiên và xã hội.

     

    Hai mục tiêu của kiểm soát dịch bệnh đó là: (1) Phòng ngừa bằng các biện pháp để tránh rủi ro/nguy cơ (xảy ra dịch); (2) Kiểm soát, khống chế dịch bệnh bằng các biện pháp giảm tỷ lệ lưu hành, tỷ lệ mắc chết đến mức có thể chấp nhận được. Nguyên lý của kiểm soát dịch bệnh đó là cắt đứt các mối liên hệ của các nguồn gây bệnh.

     

    Cũng theo PGS.TS Nguyễn Văn Giáp, kiểm soát dịch bệnh có ý nghĩa quan trọng ở nhiều khía cạnh khác nhau như: (1) Giúp kiểm soát an ninh thực phẩm, kinh tế, thương mại toàn cầu. Bởi dịch bệnh nguy hiểm xảy ra có thể dẫn tới “khủng hoảng” thực phẩm và/hoặc sinh kế của người chăn nuôi, sức khỏe của nền kinh tế đặc biệt là với các nước dựa vào xuất khẩu (2) Kiểm soát dịch bệnh hô hấp, tiêu hóa thì mang lại hiệu quả chăn nuôi…

     

    Tuy nhiên, cũng theo PGS.TS Giáp, hiện nay, việc kiểm soát dịch bệnh gặp nhiều khó khăn thách thức quy mô, mật độ chăn nuôi cao; con người, hàng hóa di chuyển với mật độ cao khiến các dịch bệnh lây lan nhanh chóng…

     

    Theo PGS TS Nguyễn Văn Giáp trong việc kiểm soát dịch bệnh dù rất nghiêm ngặt nhưng vẫn xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân như: Do sự lưu cữu của mầm bệnh ở vật nuôi và môi trường tồn tại lâu môi trường chăn nuôi; sự tồn tại của mầm bệnh trên các nhân tố trung gian (thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn);  các thói quen chăn nuôi, tiêu dùng dẫn tới nhiều kênh phát tán mầm bệnh..; những lỗ hổng của chương trình vắc xin…; và quan trọng hơn đó là ý thức tuân thủ của các chủ thể trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia.

     

    Vì vậy, các doanh nghiệp, cần đánh giá xem các biện pháp thực hiện ở trang trại đã được chứng minh là có hiệu quả hay chưa?

     

    Một số phương pháp được PGS.TS Giáp gợi ý như, có thể dùng bột phát quang để đánh giá hiệu quả của biện pháp ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập; sử dụng phần mềm biocheck với 109 câu hỏi về an toàn sinh học, giúp phát hiện được những lỗ hổng/ điểm yếu của các phương pháp phòng ngừa đang được áp dụng; sử dụng hệ thống chuồng nuôi lắp đặt hệ thống lọc khí giúp phòng ngừa mầm bệnh lây truyền qua đường không khí, trong đó có PRRSV. Tuy nhiên, có một số điểm yếu như chi phí, ít thông thoáng khí trong mùa hè…. Hoặc nhà chăn nuôi có thể lắp đặt UV khử trùng không khí vào chuồng; thường xuyên lấy mẫu không khí + phương pháp metagenomics. Và cần thường xuyên lấy mẫu để biết tình hình dịch tễ của trại.

     

    PGS. TS Giáp cho rằng, chiến lược phòng vệ nhiều lớp theo mô hình “Phô – mai Thụy Sĩ”, tức là cho thấy không có biện pháp can thiệp nào là hoàn hảo, mỗi lớp can thiệp đều có lỗ hổng, vì vậy, cần nhiều lớp phòng vệ mới có thể thành công.

    Bà Lê Thị Thu Hà, Giám đốc điều hành VETLATECH

     

    Bà Lê Thị Thu Hà, Giám đốc điều hành VETLATECH trong bài trình bày “Cập nhật mới và mối tương tác giữa một số bệnh tái nổi trong thời kỳ ASF” chia sẻ hiện nay, tại Việt Nam có nhiều bệnh tái nổi, trong đó đặc biệt quan tâm là 4 bệnh như; PRRS (tai xanh), Bệnh Circo, ASF và M.Suis.

     

    Theo bà Lê Thị Thu Hà, các kết quả nghiên cứu bước đầu về PRRS, PCV2, M.Suis của VETLATECH đã được chấp nhận tại Hội nghị bệnh heo Thế giới năm 2024 tại Đức (IPVS 2024) cho thấy năm 2023, bệnh Circo chủ yếu ở ở chủng PCV 2d chiếm tới 60,9% và 16,10% là PCV2b.

     

    Còn đối với bệnh Dịch tả lợn châu Phi, sự xuất hiện các biến chủng, chủng tái tổ hợp của bệnh gây ra các biểu hiện lâm sàng rất khác với trước kia, vì vậy, cần tăng cường thêm việc  tầm soát xét nghiệm để có chiến lược cho trại chăn nuôi của mình.

     

    Cũng theo khảo sát của VETLATECH, đối với bệnh M. suis, năm 2023 có tới 33,80% đàn heo dương tính với bệnh này. Tỉ lệ nhiễm bệnh M.suis tại Nghệ An là 37,50%, Bắc Ninh 16,67%, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc 12,50%, Thái Bình 8,33%, Bắc Giang và Phú Thọ 4,17%…

     

    Hiện nay cũng có rất nhiều bệnh tái nổi như SIV, PED, CSF, AD, M.Suis, APP, HPS, M.Hyorhinis, PED  Và bệnh do Circo và PRRSv “như đôi tình nhân” đi chung….

     

    Bà Lê Thị Thu Hà cho rằng, trong bối cảnh hậu ASF, dịch tễ của các trang trại công nghiệp hiện nay rất phức tạp, nhiễm phức hợp nhiều mầm bệnh; lỗ hổng miễn dịch và áp lực cao về nhiều mầm bệnh luôn là vấn đế cần chiến lược kiểm soát dài hạn. Vì vậy, việc tầm soát sớm và chẩn đoán chính xác là chìa khóa giảm thiểu rủi ro về bệnh.

     

    Cùng với đó, cần có những giải pháp đồng bộ như liên kết chặt chẽ giữa thực tế và phòng xét nghiệm; nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên thông qua đào tạo, huấn luyện cho trang trại và phòng xét nghiệm.

    Bà Trần Vân Anh, đại diện Công ty TNHH Sinh học phòng thí nghiệm và công nghệ (Biolabtek)

     

    Cũng tại hội thảo, bà Trần Vân Anh, đại diện Công ty TNHH Sinh học phòng thí nghiệm và công nghệ (Biolabtek) đã có những giới thiệu tổng quan hệ thống Elisa tự động (Bolt & Thunderbolt).

     

    ThunderBolt được đăng ký và chứng nhận là đã đáp ứng các yêu cầu quy định sau:

     

    Các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng trong ngành y tế: ISO13845:2003 EN; ISO13485:2012; Các tiêu chuẩn châu Âu (EN) trong lĩnh vực an toàn và chất lượngsản phẩm: EN98/79/EC; EN61010-1:2001;  EN61010-1:2001-02.

     

    Theo đó, đây là hệ thống được thiết kế để tự động hóa phân tích các thử nghiệm nhằm mục đích sao chép các quy trình phân tích thủ công trong thử nghiệm bao gồm tất cả các bước như xử lý mẫu, pha loãng, phân phối, ủ, lắc, rửa, đọc kết quả. Tất cả giúp cho công việc phân tích xét nghiệm được tự động hóa, giảm nhân công, tăng độ chính xác…

    Cũng tại tọa đàm, các chuyên gia đã có những giải đáp cho khách mời về các vấn đề tầm soát dịch bệnh, các bệnh mới nổi…

    Khách mời tham dự tọa đàm chụp ảnh lưu niệm cùng ban tổ chức

    Đội ngũ nhân sự và ctv của VETLATECH

     

    Hà Ngân

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.