Giá thức ăn chăn nuôi (TACN) đang chuẩn bị vào đợt tăng mới. Để kiểm soát giá thức ăn chăn nuôi, các chuyên gia cho rằng, cần chủ động tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu TACN trong nước để có thể thay thế một phần nguồn nhập khẩu; đồng thời, áp dụng tối đa các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cao trong chăn nuôi để nâng cao hiệu quả sử dụng TACN.
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), so với cùng kỳ năm 2020, giá các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng mạnh nhất là nguyên liệu thuộc nhóm ngũ cốc: ngô hạt tăng 40,4%); khô dầu đậu tương tăng 31,4%; cám mì tăng 34,8%; sắn lát tăng 22,4%; cám gạo chiết ly tăng 15,1%…
Do giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng mạnh nên giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm cũng tăng, cụ thể: Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn thịt từ 60kg đến xuất chuồng là 11.295 đồng/kg (tăng 20,8%); thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà thịt lông trắng là 11.778 đồng/kg (tăng 18,3%); thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà thịt lông màu là 11.290 đồng/kg (tăng 19,2%). Đây là mức tăng rất cao- đại diện Cục Chăn nuôi khẳng định.
Thức ăn chăn nuôi chiếm tới 65-70 % cơ cấu giá thành sản phẩm.
Hơn nữa, thức ăn chăn nuôi đang chuẩn bị vào đợt tăng giá mới. Cụ thể, từ ngày 16/2/2022, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và kinh doanh mặt hàng thức ăn chăn nuôi như Công ty Cổ phần MNS Feed (hệ thống nhà máy Proconco và Anco), Công ty TNHH De Hues sẽ điều chỉnh giá bán thức ăn chăn nuôi thêm từ 200 đến 300 đồng/kg.
Từ ngày 18/2/2022 Công ty TNHH CJ Vina Agri cũng điều chỉnh tăng thêm 300 đồng/kg đối với tất cả các nhóm sản phẩm thức ăn do CJ Vina Agri sản xuất và đưa ra thị trường.
Theo các chuyên gia, giá thức chăn nuôi tăng ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm chăn nuôi vì thức ăn chiếm 65-70% cơ cấu giá thành sản phẩm.
Do vậy, cần có giải pháp để kiểm soát giá thức ăn chăn nuôi. Theo Cục Chăn nuôi, giải pháp trước mắt, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi cần chủ động tìm kiếm và tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước (khô dầu hạt điều, cám điều, bã sắn, cám gạo…) để có thể thay thế một phần nguồn nhập khẩu; thực hiện cân đối khẩu phần ăn tối ưu nhất để tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước cũng như tiết kiệm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
Đặc biệt, các doanh nghiệp cần thực hiện quản trị tốt nguyên liệu và giảm tối đa các chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm thức ăn chăn nuôi… Các cơ sở chăn nuôi cần áp dụng tối đa tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cao trong chăn nuôi về chuồng trại, thiết bị, con giống, quản trị để nâng cao hiệu quả sử dụng TACN, giảm tiêu tốn TACN.
Về các giải pháp lâu dài, do ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi nước ta vẫn phải sử dụng phần lớn là nguyên liệu nhập khẩu, do đó có thể thực hiện một số giải pháp nhằm ổn định nguồn cung và giá nguyên liệu nhập khẩu như: Chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu để đa dạng hóa nguồn cung, giảm bớt sự phụ thuộc vào một hoặc một số thị trường nhất định; tiến hành đàm phán với các nước xuất khẩu lớn sang Việt Nam để có chính sách ưu đãi về giá, ưu tiên nguồn cung cho Việt Nam; nâng cao năng lực hệ thống logistics trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa nói chung trong đó có thức ăn chăn nuôi…
Đặc biệt, bên cạnh các giải pháp nhằm giảm thiểu chi phí trong hoạt động nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, cần nâng cao năng lực sản xuất nguyên liệu trong nước và có chính sách khuyến khích xây dựng các cơ sở giết mổ quy mô lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu gom, chế biến phụ phẩm giết mổ sử dụng làm nguyên liệu thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Đồng thời, nâng cao năng lực sản xuất một số nguyên liệu có khả năng sản xuất được trong nước, đặc biệt là các chế phẩm từ sinh vật, chế phẩm từ thảo dược; chuyển đổi một phần diện tích đất thiếu hiệu quả sang trồng cây TACN, ngô sinh khối làm TACN cho gia súc ăn cỏ- đại diện Cục Chăn nuôi nhấn mạnh.
Lê Kim Liên
Nguồn tin: Vietq.vn
- cục chăn nuôi li>
- giá thức ăn chăn nuôi li>
- Phụ phẩm li>
- nguyên liệu li>
- kiểm soát thức ăn chăn nuôi li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất