Trong gần 2 năm giá lợn xuống thấp, người chăn nuôi nhỏ lẻ phá sản, treo chuồng nhưng doanh nghiệp FDI vẫn tăng đàn.
Từ cuối năm 2016 giá lợn hơi bắt đầu lao dốc, đến tháng 5/2018 mới tăng trở lại. Ảnh minh họa: Tuấn Anh – TTXVN
Theo ông Trần Văn Quang, Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi – Thú y tỉnh Đồng Nai, đến cuối tháng 5/2018, tổng đàn lợn trên địa bàn Đồng Nai là hơn 2,2 triệu con; trong đó, doanh nghiệp chăn nuôi có vốn đầu tư nước ngoài có 1,2 triệu con (chiếm trên 50% tổng đàn), số còn lại thuộc về doanh nghiệp chăn nuôi trong nước, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
Từ cuối năm 2016 giá lợn hơi bắt đầu lao dốc, đến tháng 5/2018 mới tăng trở lại, hiện đã đạt khoảng 47.000 đồng/kg. Trong thời gian lợn hơi rớt giá thê thảm (có lúc còn 15.000 đồng/kg), người chăn nuôi trong nước đối mặt rất nhiều khó khăn, không còn khả năng cầm cự.
Theo khảo sát của ngành nông nghiệp Đồng Nai, đến đầu năm 2018, hàng trăm hộ chăn nuôi nhỏ lẻ (quy mô dưới 100 con) đã phải treo chuồng, ngưng nuôi lợn vì không còn vốn. Tuy nhiên, giá lợn xuống thấp không ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp chăn nuôi FDI, bởi các doanh nghiệp này có tiềm lực mạnh, nuôi theo chuỗi, tự túc được con giống, thức ăn, điều này giúp họ giảm giá thành.
Ông Quang khẳng định, tổng đàn lợn ở Đồng Nai hiện vẫn ở mức cao, tăng khoảng 4% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy, trong gần 2 năm giá lợn xuống thấp, người chăn nuôi nhỏ lẻ phá sản, treo chuồng nhưng doanh nghiệp FDI vẫn tăng đàn. Đây là chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Đàn lợn ở Đồng Nai tăng được chứng minh qua số liệu nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu phục vụ chăn nuôi.
Theo thống kê của Sở Công Thương Đồng Nai, riêng tháng 5/2018, Đồng Nai nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt khoảng 98 triệu USD, tăng 20% so với tháng 4 và tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước. Qua 5 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của Đồng Nai đạt gần 380 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2017.
Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai nhận định, nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng như trên không phải xuất phát từ nhu cầu của hộ chăn nuôi nhỏ lẻ mà do doanh nghiệp FDI tăng đàn. Hiện có những nghi vấn rằng doanh nghiệp FDI đang “bắt tay” làm giá để lũng đoạn ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam, song đây chỉ là nghi vấn vì thiếu bằng chứng.
Thực tế hiện nay, giá lợn hơi tăng cao nhưng người nuôi nhỏ lẻ không còn lợn để bán, đối tượng hưởng lợi lớn nhất lúc này là doanh nghiệp chăn nuôi FDI. Thời điểm này, doanh nghiệp chăn nuôi có vốn đầu tư nước ngoài còn cung cấp số lượng lớn lợn giống với giá cao cho các trang trại, hộ chăn nuôi trong nước, thu lợi nhuận cao.
Theo Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, để bảo vệ ngành chăn nuôi trong nước, cơ quan chức năng phải kiểm soát được tổng đàn của cả hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và doanh nghiệp FDI. Việc kiểm soát số lượng lợn của các doanh nghiệp FDI phải được thực hiện chặt chẽ.
Nhà nước cần nghiên cứu, đưa ra quy định cho doanh nghiệp FDI nuôi lợn thịt thì không cấp phép nuôi lợn nái và ngược lại. Đây là cách mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng nhằm tránh tình trạng doanh nghiệp nước ngoài chi phối thị trường./.
Công Phong
Nguồn: TTXVN
- Những lưu ý chăm sóc thủy cầm khi giá rét
- Nhập khẩu đậu tương tháng 1/2025 sụt giảm mạnh
- Xác định các biểu hiện của mèo mắc bệnh nấm men do Pachydermatis Malassezia
- Bình Dương: Xử lý kịp thời vi phạm về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Probiotic mới được chứng minh có thể cải thiện tiêu hóa ở gia cầm và lợn
- Mexico phát hiện ca mới nhiễm ký sinh trùng ăn thịt ở gia súc
- Singapore mở cửa nhập khẩu thịt và trứng gia cầm từ Việt Nam
- Nhiều nỗi lo từ chăn nuôi trâu, bò thả rông
- Ông Đỗ Đức Duy trở thành Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Nông nghiệp và Môi trường
Tin mới nhất
T5,20/02/2025
- Những lưu ý chăm sóc thủy cầm khi giá rét
- Nhập khẩu đậu tương tháng 1/2025 sụt giảm mạnh
- Xác định các biểu hiện của mèo mắc bệnh nấm men do Pachydermatis Malassezia
- Bình Dương: Xử lý kịp thời vi phạm về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Probiotic mới được chứng minh có thể cải thiện tiêu hóa ở gia cầm và lợn
- Mexico phát hiện ca mới nhiễm ký sinh trùng ăn thịt ở gia súc
- Singapore mở cửa nhập khẩu thịt và trứng gia cầm từ Việt Nam
- Nhiều nỗi lo từ chăn nuôi trâu, bò thả rông
- Ông Đỗ Đức Duy trở thành Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Nông nghiệp và Môi trường
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
Bình luận mới nhất