[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Pháp là quốc gia đi đầu trên thế giới về sản xuất nông nghiệp, thực phẩm bền vững, thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, chính sách nông nghiệp, khoa học chăn nuôi cũng vô cùng phát triển, quy trình sản xuất chăn nuôi từ lâu đã được công nhận về chất lượng. Những kinh nghiệm về giảm kháng sinh trong chăn nuôi của Pháp là bài học quý báu với ngành chăn nuôi tại Việt Nam.
Đó là thông Ngày 29/11/2023, tại Hà Nội, Đại sứ quán Pháp phối hợp với Bộ NN&PTNT tổ chức hội thảo kỹ thuật chuyên sâu về chăn nuôi dưới hình thức online và trực tiếp. Hội thảo mang tên “Hướng tới chấm dứt hoàn toàn sử dụng kháng sinh nhằm mục đích kích thích tăng trưởng và phòng bệnh trong chăn nuôi ở Việt Nam vào năm 2025: Thách thức và giải pháp trong dinh dưỡng vật nuôi từ kinh nghiệm của chuyên gia Pháp”.
Tiếp nối thành công của hội thảo đầu tiên được tổ chức vào năm 2022 về giống vật nuôi và kỹ thuật quản lý trong chăn nuôi, hội thảo năm nay tập trung vào các cơ hội mà dinh dưỡng vật nuôi mang lại nhằm giảm đáng kể việc sử dụng kháng sinh. Hội thảo đã giúp xác định rõ hơn nhu cầu của các trang trại chăn nuôi Việt Nam, giới thiệu các thành công của Pháp và tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm giữa hai nước cùng phát triển các giải pháp thay thế cho kháng sinh, mục tiêu kép là khả năng cạnh tranh và tính bền vững.
Pháp và Việt Nam cùng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm
Bà Cécile Vigneau, Phó Đại sứ Pháp tại Việt Nam
Theo bà Cécile Vigneau, Phó Đại sứ Pháp tại Việt Nam cho biết, vấn đề giảm sử dụng kháng sinh trong lĩnh vực chăn nuôi là một thách thức lớn đối với hai quốc gia và cũng là một trong những ưu tiên trong khuôn khổ cách tiếp cận Một sức khỏe, phù hợp với mối quan hệ hợp tác lâu dài và hợp tác nông nghiệp giữa hai quốc gia. Năm 2024 và 2025 sẽ đánh dấu bằng sự tham gia mạnh mẽ của Pháp vào dự án cụ thể đầu tiên được triển khai tại Việt Nam dưới sự bảo trợ của CIRAD như một phần của sáng kiến PREZODE.
“Tôi rất vui khi thấy rằng hôm nay, cùng với nỗ lực của khu vực công, khu vực tư nhân cũng đang triển khai nhiều hỗ trợ rất vững chắc, với những sáng kiến đổi mới có vai trò trong việc trao đổi kinh nghiệm giữa Pháp và Việt Nam nhằm đạt được mục tiêu giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh để phòng bệnh trong chăn nuôi”, bà Cécile Vigneau ghi nhận.
Ông Vũ Thanh Liêm, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Bộ NN&PTNT
Theo ông Vũ Thanh Liêm, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Bộ NN&PTNT, hiện nay Pháp là quốc gia đi đầu trên thế giới về nông nghiệp. Quy trình chăn nuôi được công nhận về chất lượng và theo dõi sát sao.
Ngành chăn nuôi Việt Nam có những đặc thù, thuận lợi và khó khăn, cần áp dụng linh hoạt nguyên mẫu các mô hình chăn nuôi của Pháp vào thực tiễn sản xuất. Việc tuyên truyền, phổ biến những kiến thức cho người chăn nuôi giúp nâng cao thể trạng và sức khỏe vật nuôi để phòng bệnh, hạn chế sử dụng kháng sinh cho vật nuôi là vô cùng cần thiết. Hy vọng với kinh nghiệm của nước Pháp về hạn chế sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi sẽ được áp dụng rộng rãi cho ngành chăn nuôi Việt Nam.
“Tôi tin tưởng rằng sự chia sẻ kinh nghiệm của các đối tác Pháp giúp cho các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ áp dụng trong bối cảnh ngành nông nghiệp của Việt Nam đang nỗ lực thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt là trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững”, ông Vũ Thanh Liêm nhận định.
Hội thảo được tổ chức đánh dấu mong muốn chung của Pháp và Việt Nam trong việc tăng cường hợp tác nông nghiệp. Sự kiện sẽ được tiếp nối bằng các sự kiện vào nửa đầu năm 2024, đặc biệt là việc Business France tổ chức gian hàng tại Pháp tại hội chợ thương mại ILDEX.
Giảm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi đến từ Pháp
Liên minh châu Âu (EU) đã cấm sử dụng kháng sinh trong thúc đẩy tăng trưởng và phòng ngừa bệnh trong thức ăn chăn nuôi từ năm 2006. Việc sử dụng kháng sinh để phòng bệnh phải thực hiện theo quy định kê đơn và sử dụng thuốc.
Từ năm 2011, Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm Pháp cam kết giảm sử dụng kháng sinh trong thú y bằng việc thí điểm các kế hoạch Écoantibio 1 (2011-2017) và Écoantibio 2 (2017-2022). Nhờ sự tham gia mạnh mẽ của các bên liên quan, các mục tiêu của kế hoạch Écoantibio 1 và 2 phần lớn đã đạt được. Từ năm 2011-2022, tỷ lệ tiếp xúc của động vật với kháng sinh tại Pháp đã giảm 52% và tỷ lệ tiếp xúc của động vật với một số loại kháng sinh thú y nghiêm trọng đối với sức khỏe con người đã giảm hơn 90%. Kế hoạch “Écoantibio 3” (2023-2028) sẽ tiếp tục đà phát triển tích cực và phát huy những kết quả tốt đẹp đạt được trong 10 năm qua.
Việc hạn chế sử dụng kháng sinh một cách tự nhiên yêu cầu thực hiện các biện pháp an ninh sinh học tại các cơ sở chăn nuôi, tạo điều kiện chăn nuôi tốt thông qua tiêm phòng kháng sinh, quản lý nông trại.
Nỗ lực của Việt Nam trong quản lý kháng sinh
Tại hội thảo, lấy dẫn chứng cho xu hướng giảm mạnh sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi, ông Nguyễn Hoàng Hải, chuyên viên Phòng Thức ăn chăn nuôi (Cục Chăn nuôi) cho biết, mức giảm tại các thị trường chính đều rất lớn, như Hoa Kỳ 38%, Anh 55%, EU 47%, Đức 65%.
Tại Việt Nam, trước năm 2016, có khoảng 40 loại kháng sinh dạng premix (dạng hỗn hợp đậm đặc) được nhập khẩu dùng trong thức ăn chăn nuôi để kích thích sinh trưởng. Năm 2016, Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư số 06/2016/TT-BNNPTNT quy định danh mục, hàm lượng kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm với mục đích kích thích sinh trưởng tại Việt Nam, trong đó có 15 loại kháng sinh được phép sử dụng.
Trước giai đoạn 2018, hằng năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 7.000 – 9.000 tấn kháng sinh ở dạng premix, ngoài ra còn có nguyên liệu sản xuất thuốc thú y. Nhưng kể từ năm 2018 đến nay, Việt Nam cấm sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi để kích thích sinh trưởng. Hiện tại, kháng sinh dùng trong thức ăn chăn nuôi chỉ với mục đích để phòng bệnh, trị bệnh.
Tuy nhiên, trong lộ trình giảm sử dụng kháng sinh, dự kiến đến ngày 01/01/2026, Việt Nam sẽ cấm sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi để phòng bệnh và chỉ sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi để điều trị bệnh.
“Giai đoạn 2016-2026 không phải là thời gian quá dài nhưng Bộ NN&PTNT đã có nỗ lực xây dựng quy định quản lý sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi, thể hiện sự quyết tâm của ngành nông nghiệp trong giảm thiểu kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi”, ông Hải chia sẻ.
Để ngành chăn nuôi đi theo hướng chấm dứt dùng kháng sinh để kích thích tăng trưởng và phòng bệnh dịch, đại diện Cục Chăn nuôi đề xuất, cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi sử dụng các giải pháp để thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi như: probiotics, axit hữu cơ, thảo dược… Đồng thời, sử dụng nguyên liệu có chất lượng tốt và kiểm soát tốt quá trình sản xuất thức ăn chăn nuôi. Ông Hải cho rằng, việc sử dụng kháng sinh cần theo đúng đơn thuốc, khuyến cáo của nhà sản xuất thuốc thú y trong hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi. Các cơ sở phải thực hiện tốt quy trình vệ sinh và kiểm soát và hạn chế việc nhiễm chéo kháng sinh giữa các loại thức ăn chăn nuôi.
Ở chiều ngược lại, các cơ sở chăn nuôi cần sử dụng vắc xin để phòng bệnh cho vật nuôi, thực hiện tốt quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, nâng cao nhận thức về ảnh hưởng của kháng kháng sinh. Ngoài ra, cần sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh theo đúng hướng dẫn, khuyến cáo của nhà sản xuất.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo
Tại hội thảo các đại diện đến từ các doanh nghiệp về phụ gia thức ăn chăn nuôi của Pháp đã trình bày nhiều kinh nghiệm về giảm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi như:
(1) Một số quy định về sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm hướng đến giảm thiểu sử dụng kháng sinh sinh trong chăn nuôi – Ông Nguyễn Hoàng Hải, Chuyên viên Phòng Thức ăn chăn nuôi, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT).
(2) Làm thế nào để thúc đẩy hành động tập thể nhằm giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh tại Việt Nam – Bà F.L Goutard, CIRAD.
(3) Kinh nghiệm của Pháp về kháng kháng sinh sinh thái – Bà Nathalie Rousset Phụ trách về Y tế – Vệ sinh tại Viện kỹ thuật về chăn nuôi gia cầm (ITAVI) Pháp.
(4) Những đổi mới có nguồn gốc sinh học cho sinh dưỡng và giảm sử dụng kháng sinh – Ông Lương Tấn Phát, Quản lý kỹ thuật Olmix Việt Nam.
(5) Axit hữu cơ: Một công cụ hiệu quả để hạn chế sử dụng công cụ hiệu quả để hạn chế sử dụng thuốc cho heo con – Ông Eric Le Gall, Altilis (online).
(6) Giải pháp đột phá trong chăn nuôi: Thảo dược thay thế kháng sinh – Ông Phạm Ngọc Thạch, đại diện Tập đoàn INVET.
(7) Chiết xuất từ thực vật làm tăng khả năng chống chịu của động vật, một ví dụ về chăn nuôi gia cầm không dùng kháng sinh – Ông Corentin Truong, Biodevas.
(8) Lợi ích của posroprbiotic đối với sức khỏe và hiệu suất tiêu hóa – Ông Jean-Marie WATIER Viện Công nghệ sinh học STI.
(9) Đối phó với bệnh tật mà không dùng kháng sinh: Chất chống oxy hóa hỗ trợ miễn dịch – Ông Joseph Bernot, Norfeed.
(10) Loại dần việc sử dụng kháng sinh: Chiến lược sử dụng thực phẩm protein chức năng cho heo con – Ông Achille Leplat, Lallemand.
(11) Giảm kháng sinh trong thức ăn cho heo con bằng men vi sinh sống – Tổng quan nghiên cứu và kinh nghiệm thực địa – Ông Yoann Perrault, Phileo Lesaffre.
(12) Thách thức về chế độ dinh dưỡng cho heo và việc sửu dụng các phương án thay thế tự nhiên trong chăn nuôi không dùng các chất tăng trưởng – Ông Laurent HUGONIN, Cán bộ quản lý về Chế độ dinh dưỡng cho heo, IDENA.
Cùng với đó, trong hội thảo, dưới sự chủ trì của Đại sứ Quán Pháp, các đại diện đến từ Cục Chăn nuôi, Tổ chức ECTAD-FAO, Công ty Mixscience, Hiệp hội Trang trại & Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam cùng nhau tọa đàm với các đại biểu tham dự hội thảo.
Hà Ngân
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất