[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Hiện chưa có vắc xin, thuốc điều trị được bệnh Dịch tả lợn Châu Phi;giải pháp phòng bệnh là chính, chủ động áp dụng các biện pháp ngăn chặn bệnh xâm nhiễm vào trong nước; tăng cường kiểm soát vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn; thực hiện tốt việc chăn nuôi an toàn sinh học,…. Trong trường hợp phát hiện lợn mắc bệnh, cần phải xử lý triệt để ổ dịch ở phạm vi nhỏ và chưa lây lan. Bệnh dịch tả Châu Phi không lây nhiễm và gây bệnh ở người.
Khi chưa có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện
Ngày 05-07/2018, FAO và OIE đã phối hợp tổ chức cuộc họp xin ý kiến các các chuyên gia kỹ thuật đến từ các tổ chức quốc tế, một số nước Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á.
Hội nghị đã đưa ra khuyến cáo, bao gồm:
– Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi là giải pháp phòng bệnh hiệu quả nhất và quan trọng nhất; thường xuyên vệ sinh, sát trùng, tiêu độc tại các cơ sở, vùng chăn nuôi lợn, các phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi và vệ sinh các nhân những người tham gia chăn nuôi; thực hành chăn nuôi tốt và an toàn dịch bệnh.
– Tăng cường theo dõi, giám sát lâm sàng đối với các đàn lợn; kịp thời phát hiện, cách ly và lấy mẫu xét nghiệm đối với lợn bị bệnh, nghi bị bệnh.
– Tuân thủ các quy định về quản lý vận chuyển, kiểm dịch vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn.
– Tăng cường năng lực chẩn đoán xét nghiệm, điều tra và ứng phó dịch bệnh của các cơ quan chuyên môn thú y các cấp.
– Trong trường hợp phát hiện, cần phải xử lý triệt để ổ dịch ở phạm vi nhỏ và chưa lây lan; tiêu hủy đàn lợn nhiễm bệnh và các đàn lợn xung quanh có nguy cơ nhiễm bệnh; khoảnh vùng dịch, vùng đệm; cấm vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn, kể cả các sản phẩm đã qua chế biến chín ra khỏi vùng dịch; hỗ trợ tài chính cho người chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy.
– Thông tin kịp thời cho nhân viên thú y xã, chính quyền và cơ quan thú y nơi gần nhất bất khì khi nào phát hiện lợn, các sản phẩm lợn nghi bị bệnh, nghi nhiễm mầm bệnh hoặc khi được vận chuyển nhập lậu, nghi nhập lậu. Tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi nhận thức và thực hành chăn nuôi tốt; không cho lợn ăn các sản phẩm thức ăn thừa chưa qua xử lý chín bảo đảm thời gian và nhiệt độ tiêu diệt mầm bệnh.
Kinh nghiệm của các nước đó là không điều trị lợn bệnh, nghi mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
– Không điều trị lợn bệnh, nghi mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
– Thái Lan đã ban hành Lệnh tạm dừng nhập khẩu lợn và các sản phẩm thịt lợn từ Trung Quốc (trừ sản phẩm ruột lợn muối đã qua công đoạn diệt vi rút Dịch tả lợn Châu Phi theo quy định của OIE); đồng thời tổ chức kiểm soát chặt hành lý của khách du lịch tại sân bay, cửa khẩu, cảng biển, sử dụng chó để phát hiện, mở hành lý kiểm tra nếu nghi ngờ; xây dựng, rà soát lại toàn bộ Kế hoạch ứng phó khẩn cấp đối với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Kinh nghiệm tại Trung Quốc:
+ Trước diễn biễn tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện tại Nga và một số nước Châu Âu vào năm 2014, ngày 4/7/2014, FAO đã triển khai Dự án hợp tác kỹ thuật (TCP) phối hợp với Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, Trung tâm Dịch tễ và Thú y Trung Quốc (CAHEC) và Trung tâm Phòng chống dịch bệnh động vật Trung Quốc (CADC) nhằm tăng cường sự chuẩn bị ứng phó và xây dựng chiến lược phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại Trung Quốc.
+ Ngày 24/11/2015, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã ban hành hướng dẫn kỹ thuật về phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi nhằm giúp cho các cơ quan liên quan thực hiện đầy đủ Kế hoạch quốc gia Khống chế bệnh động vật trung và dài hạn (2012 – 2020) và đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi lợn.
+ Các biện pháp cụ thể bao gồm: Tăng cường năng lực chẩn đoán, xét nghiệm; đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, kể cả các cán bộ thú y cơ sở để bảo đảm khả năng tự nhận diện và ứng phó với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; Xây dựng và ban hành Kế hoạch dự phòng đối với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; Tổ chức thông tin, tuyên truyền và báo dịch chính xác, kịp thời;Bố trí các nguồn lực phòng và chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; trang bị kiến thức và các nguồn lực cho hệ thống thú y các cấp; Diện tập thực hành ứng phó và phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; Nghiên cứu chuỗi sản xuất, kinh doanh lợn và các sản phảm của lợn để chủ động giám sát, cảnh báo nguy cơ xuất hiện bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Khi có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện
Trung Quốc đã và đang quyết liệt triển khai nhiều biện pháp kiểm soát dịch bệnh, trong đó có việc đóng các cửa chợ buôn bán lợn sống, không cho phép vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn ra khỏi địa bàn các tỉnh có bệnh; đồng thời thiết lập các vùng bị dịch đe dọa là 3 km và vùng bảo vệ là 10 km; tiêu hủy đàn lợn nhiễm bệnh và các đàn có nguy cơ, kèm theo việc hỗ trợ tài chính với mức khoảng 115 USD/con lợn (không phân biệt lợn to nhỏ)
Trung Quốc đã tổ chức kiểm tra, rà soát tình hình dịch bệnh tại hơn 23 nghìn địa điểm, bao gồm giám sát lâm sàng và chủ động lấy mẫu xét nghiệm của lợn chết, lợn bệnh.
Kết quả, các cơ quan của Trung Quốc đã phát hiện được 120 mẫu dương tính với vi rút Dịch tả lợn Châu Phi trong số hơn 9.900 mẫu xét nghiệm.
Cục Thú y
- dịch tả lợn li>
- Dịch tả lợn Châu Phi li>
- ngăn chặn dịch bệnh li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất