[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chăn nuôi được xem là một ngành quan trọng trong chiến lược phát triển nông nghiệp Việt Nam. Chăn nuôi hiện nay chiếm một tỷ lệ lớn và được xem là nguồn sinh kế của rất nhiều hộ gia đình. Việc tìm hiểu kinh nghiệm quản lý và đầu tư phát triển chăn nuôi của các nước phát triển để làm bài học cho sự phát triển chăn nuôi ở Việt Nam là rất cần thiết.
Chăn nuôi bò ở Đan Mạch (Ảnh: Getty)
Kinh nghiệm của Australia
Australia được đánh giá là quốc gia có nền chăn nuôi phát triển và hiệu quả nhất thế giới. Australia cũng là quốc gia rất quan tâm đến ATTP và phúc lợi động vật nên việc thực hiện các yêu cầu thực hành chăn nuôi tốt ở Australia rất được coi trọng. Australia cũng là quốc gia tài trợ cho dự án xây dựng tiêu chí và triển khai thực hành chăn nuôi tốt chung cho các quốc gia ở khu vực ASEAN.
Công tác quản lý hoạt động chăn nuôi
Một trong những lý do khiến hoạt động chăn nuôi của Australia liên tục phát triển nhiều năm qua là việc quản lý hoạt động chăn nuôi luôn có sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính quyền liên bang Trung ương với từng Chính quyền bang hay lãnh thổ trong việc kiểm soát động vật cũng như xây dựng luật pháp. Bên cạnh đó, việc xây dựng luật luôn có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước và tư nhân; giữa ngành chăn nuôi và các lĩnh vực khác trong nền kinh tế.
Hầu hết các trang trại ở Australia có khoảng cách khá xa so với lò mổ gần nhất, Chính phủ và các bên liên quan phải đảm bảo các điều kiện trong quá trình vận chuyển là tối ưu. Chính phủ cũng đặt ra các tiêu chuẩn cụ thể trong quá trình vận chuyển bao gồm cân nhắc cho ăn đường, thời gian nghỉ ngơi và thời gian của hành trình. Những tiêu chuẩn này được áp dụng cho tất cả những người có liên quan đến việc vận chuyển, từ những người liên quan ở trang trại vận chuyển lợn đi cho đến những người sẽ nhận được động vật trong lò mổ.
Đầu tư phát triển chăn nuôi
Xây dựng hệ thống nhận dạng
Để quản lý có hiệu quả đàn gia súc, Chính phủ Australia yêu cầu nông dân đầu tư cho các thiết bị để có thể tiếp cận phương pháp nhận dạng như thẻ tai, đánh dấu tai, đặc biệt là phương pháp tiếp cận nhận dạng không xâm lấn như thẻ điện tử (ID), hệ thống nhận dạng tần số radio (RFID). Đây được coi là một công cụ quản lý khả thi có thể hỗ trợ nông dân giám sát đàn gia súc. Australia khuyến khích người chăn nuôi đầu tư thẻ điện tử (ID) cho vật nuôi vì với thiết bị điện tử này tất cả các thủ tục trong trang trại có thể được thực hiện hoặc tiến hành cùng một lúc. Thẻ điện tử rất hữu ích và được xem như một công cụ truy xuất nguồn gốc hiệu quả cho Chính phủ trong các tình huống khẩn cấp.
Việc đầu tư xây dựng hệ thống thẻ điện tử gia súc được hình thành từ một cuộc đối thoại giữa Chính phủ liên bang với tất cả các tiểu bang và vùng lãnh thổ. Tại diễn đàn này, các thỏa thuận đã được đưa ra và Chính phủ liên bang ban đầu sẽ trả tiền cho Chính phủ của các tiểu bang và vùng lãnh thổ để đưa hệ thống đi vào hoạt động. Sau đó, việc quản lý hệ thống được để lại cho ngành và Chính phủ có quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu được tạo. Thông qua hệ thống này, việc truy xuất nguồn gốc dễ dàng hơn, tiết kiệm chi phí và giải quyết được vấn đề giám sát của Chính phủ. Qua nhiều năm thực hiện, hệ thống này đã giúp Chính phủ theo dõi, phát hiện các động vật bị nhiễm bệnh đến từ trang trại nào để giải quyết và xử lý tức thì.
Đầu tư cho đào tạo bác sỹ thú y
Để đủ nhân lực quản lý và cung cấp dịch vụ cho tất cả các trang trại đã đăng ký, Chính phủ thực hiện đào tạo bác sĩ thú y. Những bác sĩ thú y tư nhân được trải qua một khóa đào tạo tiến hành bởi các cơ quan Chính phủ và được công nhận sau đó. Các trang trại có thể lựa chọn thuê các bác sĩ thú y đã được đào tạo và công nhận để giám sát việc tiêm phòng tại trang trại, chuẩn bị cho động vật xuất khẩu, chuẩn bị cho việc di chuyển dài và quản lý động vật trong quá trình vận chuyển.
Đầu tư cho con giống
Để đảm bảo chất lượng đàn vật nuôi, Australia rất quan tâm đến đầu tư cho chất lượng con giống ngay từ khi sinh ra. Thụ tinh nhân tạo là kỹ thuật nhân giống cơ bản được sử dụng trên toàn quốc. Cùng với đó, hầu hết nông dân ở Australia sử dụng các biện pháp cai sữa. Đây được xem là một phương pháp quan trọng giúp cải thiện khả năng sinh sản, hành vi của động vật và năng suất trong tương lai.
Kinh nghiệm từ Đan Mạch
Đan Mạch là quốc gia có lịch sử chăn nuôi lâu đời với trên 120 năm và quy mô chăn nuôi rộng lớn. Ngành chăn nuôi lợn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Đan Mạch với 90% sản lượng sản xuất được xuất khẩu sang 120 quốc gia trên thế giới, chiếm hơn 19% tổng sản phẩm thực phẩm xuất khẩu (Danish Agriculture and Food Council, 2018). Được bao quanh bởi nước và có rất ít biên giới đất liền nhưng sản lượng chăn nuôi của Đan Mạch, đặc biệt là lợn có sự gia tăng chóng mặt với 32 triệu con lợn mỗi năm trong vòng 20 năm trở lại đây (FAO, 2019). Đan Mạch đồng thời cũng là quốc gia đầu tư rất nhiều cho nghiên cứu khoa học và kiểm soát rất chặt chẽ hoạt động chăn nuôi nhằm đảm bảo an toàn trong chăn nuôi.
Công tác quản lý chăn nuôi
Ngành chăn nuôi của Đan Mạch được xây dựng trên cơ sở hợp tác giữa nơi chăn nuôi lợn, lò mổ và các công ty chế biến thực phẩm thuộc sở hữu của nông dân. Các HTX công nghiệp đã cho phép nông dân Đan Mạch xây dựng một cơ cấu quản lý thích hợp thuộc sở hữu và kiểm soát của họ. Các HTX lớn trong ngành, các bác sỹ thú y đều được đại diện cho các thành viên của họ đóng góp ý kiến trong việc xây dựng và sửa đổi luật với Chính quyền. Ngoài ra, các cơ quan thú y và thực phẩm Đan Mạch (DVFA) cũng thường xuyên tổ chức các cuộc họp không chính thức với các bên liên quan trong ngành chăn nuôi để thảo luận các vấn đề liên quan đến sức khỏe động vật, phúc lợi và việc sử dụng thuốc trong chăn nuôi. Toàn bộ chuỗi sản xuất từ trang trại đến bàn ăn đều được quản lý bởi Bộ Môi trường và Thực phẩm Đan Mạch (MEFD). Điều này giúp cho các sáng kiến và yêu cầu đề xuất đến được với Chính phủ một cách nhanh chóng, dễ dàng.
Đầu tư phát triển chăn nuôi
Mô hình đầu tư phát triển chăn nuôi
Mô hình đầu tư chăn nuôi lợn ở Đan Mạch đã có sự thay đổi đáng kể từ đầu những năm 1980. Từ mô hình đầu tư chăn nuôi dưới hình thức các trang trại nhỏ của gia đình trước đây chuyển sang mô hình đầu tư các trang trại quy mô lớn. 2 thập kỷ qua Đan Mạch đã chứng kiến sự hợp nhất mạnh mẽ của các HTX do nông dân làm chủ. Việc hình thành các tổ chức và HTX nông dân mạnh được xem là chìa khóa thành công của Đan Mạch.
Ở Đan Mạch 1/3 các trang trại này được vận hành như các trang trại tích hợp với lợn nuôi trong cùng một trang trại từ khi sinh ra đến khi giết mổ. Các trang trại ngày càng có cấu trúc đàn chuyên biệt hơn với các đàn được chia thành các trang trại lợn nái, trang trại lợn cai sữa, trang trại lợn thịt. Các trang trại này được chăn nuôi hoàn toàn riêng biệt. Sự thay đổi này là kết quả của quy định pháp luật về môi trường rất nghiêm ngặt và quy định về chế độ trợ cấp dành cho động vật trên 1ha (Ministry of Environment and Food of Denmark & Environmental Protection Agency, 2017), đồng thời cũng là do nhu cầu của nông dân nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư chăn nuôi.
Hoạt động đầu tư nghiên cứu trong chăn nuôi
Ở Đan Mạch, Bộ Quản lý không thực hiện bất kỳ một nghiên cứu nào. Các nghiên cứu đều được thực hiện ở các ngành. Tuy nhiên, ngoài nghiên cứu được thực hiện ở các ngành, Bộ có thể yêu cầu các nhà nghiên cứu tại các trường Đại học Đan Mạch trả lời các câu hỏi khoa học có liên quan trong quá trình đưa ra quyết định. Các trường Đại học hàng năm được cấp 1 khoản kinh phí để cung cấp các dịch vụ này cho Bộ cùng với việc cung cấp các dự án nghiên cứu. Các hoạt động nghiên cứu và phát triển của các quỹ đầu tư tư nhân trong nhiều năm qua đã giúp ngành công nghiệp chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra thực phẩm an toàn mà vẫn đảm bảo khả năng cạnh tranh với các nhà cung cấp khác trên toàn cầu.
Đan Mạch rất quan tâm đến đầu tư cho các nghiên cứu trong ngành chăn nuôi. Hầu hết các sáng kiến nghiên cứu được chi trả bởi tiền thuế cho mỗi con lợn được giết mổ, mỗi con lợn con được xuất khẩu hoặc tiền bản quyền từ bán con giống di truyền. Các nghiên cứu được thực hiện với sự hợp tác chặt chẽ của các trường đại học, Chính quyền, ngành công nghiệp cung ứng và các Hiệp hội thương mại ở cấp quốc gia và quốc tế. Hầu hết các nghiên cứu này đều được thực nghiệm tại các trang trại chăn nuôi với hơn 200 trang trại tham gia vào các cuộc thực nghiệm. Kết quả nghiên cứu được các hội nông dân phổ biến cho các thành viên trong Hội.
Cơ cấu tổ chức độc đáo này của ngành chăn nuôi Đan Mạch đã giúp cho kết quả nghiên cứu và việc thực hành kết quả nghiên cứu một cách tốt nhất được thực hiện dễ dàng hơn ở các vùng. Cơ cấu này yêu cầu mỗi người chăn nuôi phải là thành viên trong một tổ chức nào đó.
Đầu tư chăm sóc sức khỏe vật nuôi
Từ năm 1995, Đan Mạch bắt đầu chú trọng đến việc đầu tư chăm sóc sức khỏe vật nuôi. Các hộ nông dân phải thực hiện đầu tư chăm sóc và điều trị cho vật nuôi thông qua “Hợp đồng dịch vụ tư vấn thú y (VASCs)” giữa nông dân và bác sỹ thú y. Từ năm 1995-2010, hợp đồng dịch vụ tư vấn thú y là tự nguyện nhưng từ năm 2010, chúng trở thành bắt buộc đối với tất cả các đàn lợn lớn.
Hiện nay, trên 95% lợn ở Đan Mạch được đầu tư bảo vệ sức khỏe theo các thỏa thuận trong Hợp đồng dịch vụ tư vấn thú y. Mỗi năm, theo quy định đối với Hợp đồng dịch vụ tư vấn thú y bắt buộc phải có 12 lần thăm khám sức khỏe thú y. Số lượng thăm khám có thể tăng lên theo yêu cầu chăm sóc tốt hơn cho đàn gia súc. Việc thăm khám thường xuyên đàn gia súc giúp cho nông dân quản lý tốt sức khỏe vật nuôi, bảo vệ động vật và phòng chống dịch bệnh.
Sử dụng thuốc trong chăn nuôi
Bên cạnh việc coi trọng đầu tư chăm sóc sức khỏe vật nuôi, Đan Mạch cũng rất chú trọng đến việc giảm thiểu việc sử dụng thuốc chống vi trùng và kháng sinh trong chăn nuôi. Theo báo cáo của FAO (2019), Đan Mạch là quốc gia có tỷ lệ sử dụng thuốc chống vi trùng và thuốc kháng sinh trong chăn nuôi thấp nhất so với các nước châu Âu.
Kinh nghiệm quản lý chăn nuôi của Đan Mạch, đặc biệt trong vấn đề quản lý sử dụng thuốc chống vi trùng¸ thuốc kháng sinh trong chăn nuôi được FAO lấy làm bài học điển hình cho nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Đan Mạch, việc sử dụng thuốc chống vi trùng trong ngành chăn nuôi lợn đang giảm mỗi năm mặc dù sản lượng ngày càng tăng. Nhận thức của cộng đồng quốc gia về việc sử dụng thuốc chống vi trùng và kháng sinh trong chăn nuôi đã bắt đầu hình thành từ những năm 1990.
Để giải quyết vấn đề này, Đan Mạch đã hình thành mối quan hệ chặt chẽ giữa chính quyền, ngành công nghiệp chăn nuôi và các nhà khoa học. Các giải pháp được đề xuất ở cấp quốc gia nhận được sự hỗ trợ rộng rãi trong toàn bộ hệ thống chính trị, các nhà khoa học và người chăn nuôi. Các sáng kiến hoặc luật mới được thảo luận giữa các bên liên quan và thường được điều chỉnh để đảm bảo tuân thủ và hiệu quả tốt hơn. Cách tiếp cận này được xem là then chốt cho những thành công đạt được ở Đan Mạch trong việc hạn chế sử dụng thuốc chống vi trùng và kháng sinh trong ngành chăn nuôi.
(còn nữa)
TS. Lương Hương Giang
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Email: [email protected]
- Chăn nuôi Việt Nam li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Bình Định: An Lão phát triển chăn nuôi trâu, bò
- Lâm Đồng: 100% cơ sở trang trại chăn nuôi quy mô lớn an toàn sinh học
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 31/12/2024
- SHG: Khánh thành trại chăn nuôi lợn công nghệ an toàn sinh học 183 tỷ đồng
- Trung Quốc chiếm 46% trong tổng sản lượng thịt lợn thế giới năm 2024
- Thoát nghèo nhờ nuôi dê
- Giá thịt lợn tại Vương quốc Anh tăng mạnh
- Những tiến bộ gần đây trong đánh giá năng lượng ở lợn
- Lãi trăm triệu đồng từ nuôi gà đẻ trứng
Tin mới nhất
T6,03/01/2025
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Bình Định: An Lão phát triển chăn nuôi trâu, bò
- Lâm Đồng: 100% cơ sở trang trại chăn nuôi quy mô lớn an toàn sinh học
- Một số kết quả chính của ngành chăn nuôi năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 31/12/2024
- SHG: Khánh thành trại chăn nuôi lợn công nghệ an toàn sinh học 183 tỷ đồng
- Trung Quốc chiếm 46% trong tổng sản lượng thịt lợn thế giới năm 2024
- Thoát nghèo nhờ nuôi dê
- Giá thịt lợn tại Vương quốc Anh tăng mạnh
- Những tiến bộ gần đây trong đánh giá năng lượng ở lợn
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất