Đó là anh Nguyễn Văn Bòng (SN 1982, thôn Khảm Lâm, xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội). Nhờ nuôi gà Ai Cập đẻ trứng, mà gia đình anh có của ăn của để, mỗi năm thu lãi gần 1 tỷ đồng.
Trang trại của gia đình anh Bòng được xây dựng từ năm 2012 với diện tích 1.200m2, được chia làm hai dãy chuồng. Một dãy chuồng chuyên nuôi gà lồng và một dãy chuồng để nuôi gà hậu bị. Trang trại được xây dựng kiên cố, xa khu dân cư, đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh.
Anh Nguyễn Văn Bòng giới thiệu giống gà Ai Cập
Chia sẻ với chúng tôi, anh Bòng cho biết, trước đây anh chủ yếu làm nông nghiệp chủ đủ ăn nên cái nghèo luôn đeo bám. Vốn dĩ, thích chăn nuôi gà từ thời thanh niên nên anh luôn ấp ủ một ngày nào đó mình sẽ mở được một trang trại.
Và, ước mơ đã đó sớm trở thành hiện thực. Năm 2012, nhận thấy mô hình nuôi gà Ai Cập đẻ trứng mang lại thu nhập cao, anh Bòng đã bàn với gia đình về ý tưởng của mình. Được gia đình ủng hộ, anh đã mạnh dạn thuê lại đất dài hạn của người dân và xây dựng trang trại, đầu tư hệ thống, thiết bị với tổng số vốn lên đến hơn 1 tỷ đồng.
Lứa gà đầu tiên, do chưa có kinh nghiệm chăn nuôi, kỹ thuật chăm sóc nên 6.000 con gà Ai Cập không “chịu” đẻ trứng hoặc đẻ trứng kém. Không những thế, trứng không đảm bảo chất lượng, mẫu mã xấu, giá bán thấp nên lỗ vốn.
“Do chưa có kinh nghiệm chăn nuôi nên đàn gà đẻ trứng kém, số lượng trứng rất ít, mẫu mã lại xấu, giá bán ra ngoài thị trường không được cao, tôi lỗ gần 500 triệu”, anh Bòng buồn bã kể lại.
Không nản chí, gạt bỏ nỗi buồn sang một bên, anh Bòng quyết tâm dứng dậy, làm lại từ đầu. Anh tạm gác lại công việc nhà, đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm từ một số mô hình chăn nuôi gà Ai Cập ở các tỉnh lân cận.
Sau khi có kiến thức nền, anh nhập hàng nghìn con giống về nuôi tiếp. Lần này, niềm vui đã đến với anh, đàn gà lớn nhanh như thổi, con nào con nấy đều khỏe mạnh, đẻ trứng sai.
Anh Bòng cho gà ăn
Anh Bòng bảo, nhờ áp dụng đúng phương pháp, kỹ thuật chăn nuôi đã được học hỏi từ các mô hình trước mà từ đó cho đến nay năm nào trang trại anh cũng có lãi, gia đình có của ăn của để. Nhà cửa khang trang hơn. Con cái được đi học đầy đủ.
Theo anh Bòng, giống gà Ai Cập có sức đề kháng tốt, dễ nuôi, ít dịch bệnh. Trong quá trình nuôi, trang trại không sử dụng thuốc kháng sinh. Sau khi gà trên 120 ngày tuổi là bắt đầu đẻ trứng. Trung bình, 1 con đẻ khoảng 260 quả/năm.
Dẫn chúng tôi đi tham quan trang trại, anh Bòng giới thiệu, toàn bộ trang trại được thiết kế kiên cố, có hệ thống chiếu sáng, hệ thống cung cấp nước uống tự động, quạt thông gió hút mùi làm mát chuồng trại. Đảm bảo ấm áp về mùa đông, thông thoáng, mát mẻ về mùa hè.
Chỉ tay vào đàn gà, anh Bòng nói, hiện tại trang trại đang nuôi 1 vạn con gà Ai Cập. Mỗi ngày, anh thu về hơn 6.000 quả trứng. Với giá bán dao động từ 2.000 – 2.500 đồng/quả, sau khi trừ tất cả chi phí, mỗi năm gia đình anh đút túi 700 – 800 triệu đồng.
Chia sẻ về kỹ thuật chăn nuôi gà Ai Cập, anh Bòng bộc bạch, để đàn gà luôn khỏe mạnh, trước tiên khâu chọn giống rất quan trọng. Toàn bộ gà giống, trang trại mua của Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương. Ngoài ra, cám gà cũng được anh lấy từ những Cty có uy tín.
Ngoài ra, nguồn nước cho gà uống cũng phải đảm bảo vệ sinh. Nên lọc nước qua một lớp cát đen (có độ dày hơn 1m) để nguồn nước luôn luôn sạch, ngăn ngừa được một số dịch bệnh.
Hiện trang trại nuôi 2 giống gà Ai Cập
Anh Bòng nói thêm, trong quá trình nuôi, anh thường xuyên rắc men vi sinh lên phân gà để khử mùi hôi, sau 2 – 3 tháng thì dọn phân một lần. Kết thúc 1 lứa nuôi, anh chủ động tổng vệ sinh chuồng trại, phun thuốc sát khuẩn trong và ngoài chuồng.
Mai Chiến
Nguồn: nongnghiep.vn
“Sau 10 tháng gà đẻ liên tục, trang trại bắt đầu đào thải, thay thế gà hậu bị. Toàn bộ số gà thải loại, tôi bán thương phẩm với giá dao động từ 40.000 – 45.000 đồng/kg”, anh Bòng cho biết thêm.
- chăn nuôi gà li>
- gà ai cập li>
- nuôi gà đẻ trứng li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Anh ơi cho em hỏi tí. Mk nuôi gà lấy trứng với quy mô lớn, vậy làm sau để khống chế tốt dịch bệnh. Rùi gà nhìu như vậy mk xây ổ đẻ nó ở đâu và xây như thế nao. Anh có thể chia sẽ cho tụi em biết được k ạ. Cảm ơn Anh.