CTCP Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) vừa công bố thông tin chính thức về việc KKR – công ty quản lý quỹ đầu tư hàng đầu thế giới, đã hoàn thành việc ký kết các thỏa thuận đầu tư tổng cộng 250 triệu USD vào Masan Group và Masan Nutri-Science.
Các chuyên gia dinh dưỡng và nghiên cứu phát triển của KKR sẽ hỗ trợ cho Masan Nutri-Science trong thời gian tới
Thỏa thuận đầu tư của KKR bao gồm 150 triệu USD đầu tư vào Masan Nutri-Science (MNS) để sở hữu 7,5% cổ phần, và 100 triệu USD mua lại cổ phần Masan Group từ PENM Partners – công ty quản lý quỹ đầu tư tư nhân của Đan Mạch.
Đây là khoản đầu tư thứ hai của KKR vào Masan, sau khoản đầu tư vào Masan Consumer Corporation với tổng giá trị 359 triệu USD.
Ông Ming Lu, Giám đốc quỹ KKR tại khu vực Châu Á, cho biết: “Chúng tôi tin tưởng Masan Group, một công ty đẳng cấp quốc tế, luôn là một lựa chọn đầu tư đúng đắn. Chúng tôi vô cùng ấn tượng về năng lực của Masan trong các chuyển đổi chiến lược nhằm thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu hàng ngày của hơn 90 triệu người tiêu dùng Việt Nam với các sản phẩm chất lượng và giá cả hợp lý. Chúng tôi đã chứng kiến quá trình họ phát triển từ một công ty trong ngành hàng gia vị thành một Tập đoàn hàng tiêu dùng có giá trị 2 tỷ USD. Ngày hôm nay, chúng tôi tiếp tục đồng hành cùng Masan với niềm tin chiến lược và cơ hội tăng trưởng đột phá trong ngành hàng thịt và các sản phẩm từ thịt”.
Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Masan Group cho biết: “Tại Masan, chúng tôi tin rằng giá trị lớn và đích thực sẽ đến bằng việc thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu hàng ngày của 90 triệu người tiêu dùng Việt Nam, giúp cho họ có thể chi trả ít hơn cho các sản phẩm và dịch vụ chất lượng. Trong bối cảnh chi tiêu cho những mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu hàng ngày như thực phẩm và đồ uống, thịt và các sản phẩm từ thịt, cũng như các dịch vụ tài chính… đang chiếm hơn một nửa thu nhập của người dân, chúng tôi tin rằng việc này thật sự mang lại ý nghĩa và giá trị lớn cho cộng đồng và xã hội. Vốn đầu tư của KKR vào Masan giúp tăng cường nền tảng tài chính vững chắc trong việc thực hiện cam kết đó với người tiêu dùng Việt Nam”.
Thị trường thịt và các sản phẩm từ thịt có giá trị 18 tỷ USD. Mặc dù vậy, năng suất chăn nuôi rất thấp và chuỗi cung ứng bị phân mảnh (công ty dẫn đầu thị trường hiện nay chỉ chiếm 1% thị phần), do vậy, người tiêu dùng đang phải chi trả cao hơn cho sản phẩm chưa tương xứng. Masan tin tưởng các chuyển đổi chiến lược cùng với việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật sẽ mang đến hiệu suất trong toàn chuỗi giá trị đạm động vật.
Năm 2016, Masan đã hoàn tất giai đoạn khởi đầu của mô hình tích hợp “3F” (từ trang trại đến bàn ăn) bằng việc khẳng định vị trí dẫn đầu trong ngành hàng thức ăn gia súc, xây dựng trang trại nuôi heo kỹ thuật cao với quy mô lớn, cũng như trở thành đối tác chiến lược của VISSAN. Các chuyên gia dinh dưỡng và nghiên cứu phát triển hàng đầu trong lĩnh vực đạm động vật của KKR sẽ trực tiếp tham gia hỗ trợ quá trình triển khai chiến lược cũng như tầm nhìn dài hạn của Masan Nutri-Science để trở thành công ty đầu tiên tích hợp thành công nền tảng 3F trong ngành thịt và các sản phẩm từ thịt tại Việt Nam.
Masan Nutri-Science đặt trọng tâm chiến lược vào xây dựng chuỗi cung ứng thịt và các sản phẩm từ thịt
Ông Ashish, Giám đốc quỹ KKR tại khu vực Đông Nam Á cho biết: “Khoản đầu tư này khẳng định cam kết của chúng tôi với Việt Nam, cũng như ASEAN. Việt Nam đang sở hữu những cơ hội tuyệt vời bởi nền kinh tế tăng trưởng ấn tượng và dân số trẻ. KKR thực hiện cam kết đó thông qua sự hợp tác với các doanh nghiệp dẫn đầu là Masan Nutri-Science”.
Với Masan Nutri-Science bước vào giai đoạn phát triển mới, ông Danny Lê, Giám Đốc Phát triển Chiến lược của Masan Group, sẽ thôi giữ chức Tổng Giám đốc Masan Nutri-Science và sẽ tiếp tục vai trò phát triển chiến lược ở cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Ông Phạm Trung Lâm, thành viên HĐQT Masan Nutri-Science sẽ tiếp nhận vị trí Tổng Giám đốc.
Ông Phạm Trung Lâm, nguyên là Giám đốc Kinh doanh của Masan Consumer Corporation, đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng Hệ thống phân phối hiệu quả nhất Việt Nam với 250.000 điểm bán hàng trực tiếp, có độ bao phủ cao nhất trong các công ty hàng tiêu dùng ở Việt Nam. Ông Lâm sẽ dẫn dắt việc xây dựng mô hình kinh doanh độc đáo với sự tích hợp mô hình thành công của ngành đạm động vật và ngành hàng tiêu dùng nhanh, nhằm mang đến cho người tiêu dùng Việt Nam thịt và các sản phẩm từ thịt ngon, vệ sinh và giá cả hợp lý.
Ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch của Masan Nutri-Science chia sẻ: “Đội ngũ của chúng tôi tại Masan Nutri-Science không chỉ là những chuyên gia am hiểu chuyên môn mà còn là những người có tinh thần doanh nhân, những con người có khát vọng thay đổi ngành đạm động vật, hướng đến mục tiêu cải thiện năng suất và xây dựng thương hiệu để mang đến những sản phẩm được đông đảo người tiêu dùng tin và yêu. Sau khi khởi đầu ở ngành thức ăn gia súc, việc hợp tác với KKR sẽ tiếp thêm nguồn lực để viết tiếp câu chuyện “Cơm có thịt” của chúng tôi”.
Nhận xét về việc chuyển nhượng cổ phần giá trị 100 triệu USD của Masan cho KKR, ông Hans Christian Jacobsen, Giám đốc điều hành của PENM cho biết: “Kể từ khoản đầu tư đầu tiên cách đây 9 năm, chúng tôi đã có cơ hội chứng kiến sự phát triển của Masan từ một công ty gia vị thành một trong những tập đoàn tiêu dùng lớn nhất và phát triển nhanh nhất ở Việt Nam. Masan là khoản đầu tư thành công nhất của PENM tại Việt Nam và chúng tôi mong muốn tiếp tục hợp tác với họ thông qua các khoản đầu tư khác, cũng như tiếp tục tham gia vào Hội đồng Quản trị”.
Được biết, Quỹ Asian Fund II của KKR sẽ thực hiện khoản đầu tư trên. Giao dịch này sẽ được thực hiện ngay sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật.
Như Loan
Nguồn: báo Đầu Tư
- chăn nuôi gia súc li>
- kỹ thuật chăn nuôi li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- tình hình chăn nuôi li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- thực phẩm hữu cơ li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- giá vịt li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- tin tức chăn nuôi li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi hữu cơ li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- vietgap li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- giá gia cầm li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất