Dự án tổ hợp chăn nuôi, trồng trọt và chế biến thực phẩm xuất khẩu tại tỉnh Kon Tum có tổng mức đầu tư 650 tỷ đồng, do Công ty Cổ phần Tập đoàn MaVin làm chủ đầu tư.
Tập đoàn Mavin được chấp thuận làm tổ hợp nông nghiệp 650 tỷ đồng tại Kon Tum. (Ảnh minh họa)
UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án tổ hợp chăn nuôi, trồng trọt và chế biến thực phẩm xuất khẩu của Công ty Cổ phần Tập đoàn MaVin.
Theo đó, dự án nêu trên có mục tiêu: sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm; chăn nuôi gia cầm, thủy cầm; chăn nuôi lợn và sản xuất giống lợn; sản xuất phân hữu cơ từ chất thải vật nuôi; giết mổ và chế biến thực phẩm xuất khẩu; trồng cây lâu năm, bao gồm cây ăn quả và cây lấy gỗ.
Diện tích đất dự kiến sử dụng của dự án là 590 ha. Sản phẩm, dịch vụ cung cấp sẽ bao gồm thức ăn gia súc, gia cầm; gà giống con 1 ngày tuổi, vịt giống con 1 ngày tuổi; heo thịt và heo con; phân hữu cơ; thịt chế biến; quả nhiệt đới, gỗ.
Tổng vốn đầu tư của dự án là 650 tỷ đồng, trong đó nguồn: vốn góp của công ty là 250 tỷ đồng, chiếm 38,46%; vốn vay là 400 tỷ đồng, chiếm 61,54% tổng vốn đầu tư. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm, kể từ ngày được nhà nước quyết định giao đất, cho thuê đất, quyết định chuyển mục đích sử dụng đất.
Dự án được thực hiện tại tiểu khu 362, xã Ngọk Réo, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum.
Trước đó, hồi cuối năm 2020, tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Kon Tum, đại diện Công ty Cổ phần Tập đoàn MaVin cho biết muốn tìm hiểu cơ hội đầu tư về dự án chăn nuôi, chế biến thức ăn và nhà máy chế biến thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, doanh nghiệp khảo sát đầu tư tổ hợp chăn nuôi, gồm: trại giống, trại nuôi lợn; nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi; nhà máy chế biến thực phẩm theo hướng xuất khẩu với diện tích sử dụng đất khoảng 800 – 1.000ha với tổng nguồn vốn đầu tư khoảng 70 – 80 triệu USD; dự kiến thời gian đầu tư xây dựng tổ hợp là 4 năm.
Theo giới thiệu, Công ty Cổ phần Tập đoàn MaVin là đơn vị liên doanh giữa Việt Nam và Australia, hoạt động khép kín theo chuỗi giá trị từ nông trại tới bàn ăn, bao gồm chăn nuôi và cung cấp con giống; chế biến thức ăn chăn nuôi; sản xuất dược thú y, chế biến thực phẩm…
Hiện nay, Công ty Cổ phần Tập đoàn MaVin là một trong những doanh nghiệp lớn với hệ thống nhà máy trải rộng khắp đất nước; hoạt động trong nhiều lĩnh vực farm, feed, food… và là một trong mười công ty thức ăn chăn nuôi lớn, uy tín tại Việt Nam.
Dữ liệu của VietnamFinance cho thấy, Công ty Cổ phần Tập đoàn MaVin có địa chỉ tại thị tứ Bô Thời, xã Hồng Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp này là ông Đào Mạnh Lương. Ông Lương cũng là người giữ chức vụ tổng giám đốc của Công ty Cổ phần Tập đoàn MaVin.
Tại thời điểm 31/12/2019, vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Tập đoàn MaVin là 596,5 tỷ đồng, trong khi số nợ phải trả chỉ ở mức 55,7 tỷ đồng.
Tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn MaVin biến động mạnh trong những năm vừa qua. Cụ thể, nếu như từ năm 2016 – 2017, doanh thu của Công ty Cổ phần Tập đoàn MaVin chỉ đạt 1,9 tỷ đồng thì con số này tăng vọt lên 6,5 tỷ đồng vào năm 2018 rồi lại giảm mạnh xuống còn 340 triệu đồng vào năm 2019.
Với sự biến động mạnh của doanh thu, mức lãi sau thuế của Công ty Cổ phần Tập đoàn MaVin cũng thăng giáng theo từ mức 1,4 tỷ đồng vào năm 2016 xuống còn 5,5 triệu đồng vào năm 2017 và đến năm 2019 thì âm 13,2 tỷ đồng.
Nghi Xuân
Nguồn: vietnamfinance
- Tập đoàn Mavin li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất