Kỳ công nuôi gà 'máy lạnh' xuất khẩu sang Nhật Bản - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Kỳ công nuôi gà ‘máy lạnh’ xuất khẩu sang Nhật Bản

    Trại gà xuất khẩu sang Nhật không mùi hôi, không nước thải, con gà không tồn dư kháng sinh.

     

    Sau nhiều công đoạn sát trùng kỹ lưỡng, chúng tôi mới được vào trong trang trại gà của ông Lê Văn Quyết (xã Tân Hiệp, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai), một trong những trang trại đầu tiên tại Việt Nam đủ điều kiện chăn nuôi gà công nghiệp xuất khẩu sang thị trường khó tính Nhật Bản.

     

    Trại gà như… văn phòng máy lạnh

     

    Đang giữa cái nắng trưa oi ả 33-34 độ C của miền Đông Nam Bộ, chúng tôi hoàn toàn bất ngờ khi bước vào trại nuôi gà xuất khẩu của ông Lê Văn Quyết rất mát mẻ với nhiệt độ chỉ 27-28 độ C và đặc biệt không hề có mùi hôi.

     

    Để trang trại nuôi gà đạt chất lượng xuất khẩu sang Nhật Bản, ông Quyết cho biết trại phải đảm bảo các yêu cầu rất khắt khe. Trước hết, Công ty TNHH Koyu & Unitek (Nhật) cử chuyên gia Nhật Bản xuống thẩm định thực tế tại trang trại, vị trí trại phải xa khu dân cư, chuồng trại xây bài bản, đảm bảo an toàn dịch bệnh, không gây ô nhiễm, thoáng mát, xanh sạch.

     

    Mặc dù trang trại gà của ông Quyết được Cục Thú y (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn) thẩm định cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Nhưng đó chỉ là điều kiện cần, còn điều kiện đủ là trước khi xuất chuồng 5 ngày, phía công ty Nhật sẽ xuống từng trại lấy mẫu thịt gà đem đi xét nghiệm. Nếu đạt yêu cầu không tồn dư kháng sinh thì mới tiến hành thu mua. Nếu không đạt họ sẽ không mua nguyên lô gà của chuồng đó, trại còn bị xử phạt vì vi phạm hợp đồng.

     

    Trại gà nằm trong chuỗi liên kết xuất khẩu nên phải truy xuất nguồn gốc xuất xứ từ con giống, thức ăn, quy trình chăn nuôi, nhà máy chế biến giết mổ. Trong suốt quá trình chăn nuôi, các trang trại phải ghi chép nhật ký cập nhật thông tin chăn nuôi từng ngày gửi báo cáo về cho công ty Nhật Bản.

    Kỳ công nuôi gà 'máy lạnh' xuất khẩu sang Nhật Bản

    Trại gà sử dụng hệ thống làm mát tự động, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió… sẽ được điều chỉnh tự động theo từng ngày tuổi của con gà. Cám chở từ nhà máy bằng xe bồn, bơm vào silo qua hệ thống tự động dẫn vào các máng ăn. Nước uống và thuốc thú y sử dụng máy pha thuốc cũng qua hệ thống tự động đưa đến từng núm uống.

     

    Trại sử dụng chất đệm sinh học và công nghệ khử mùi hôi. Trại gà không có nước thải nên không ô nhiễm môi trường. Sau mỗi lứa gà xuất chuồng, phân gà của trại ký kết với công ty Huy Bảo thu gom để sản xuất phân vi sinh; chất thải nguy hại chủ yếu là bao bì thuốc thú y được trại ký kết với công ty Sonadezi thu gom xử lý đúng quy định.

     

    Liên kết bền vững gắn với trách nhiệm cộng đồng

    Sau khi xuất khẩu thành công lô hàng thịt gà đầu tiên sang Nhật Bản, nhu cầu của Công ty Koyu & Unitek (Nhật) thu mua số lượng lớn gà lên tới 25.000 con/ngày. Chính vì vậy, ông Quyết và khoảng 10 trang trại đã liên kết thành lập HTX Nông nghiệp Công nghệ cao Long Thành Phát với tổng đàn đảm bảo sản lượng lớn có nguồn cung ổn định 25.000 con/ngày cho đối tác chế biến xuất khẩu thịt gà sang Nhật Bản.

     

    Chính nhờ nuôi quy mô công nghệ cao, các trang trại tham gia chuỗi liên kết xuất khẩu nên đầu ra ổn định, các thành viên, chủ trang trại HTX đều hưởng lợi. Hơn 70% sản lượng gà xuất chuồng của HTX được xuất khẩu sang Nhật, còn lại 30% tiêu thụ nội địa liên kết chặt chẽ với các đối tác có thương hiệu trong ngành thực phẩm bán lẻ như Ba Huân, San Hà, Tân Mỹ Châu, Long Bình…

     

    Trao đổi với chúng tôi, ông Điểu Phua, Trưởng khu đồng bào dân tộc S’Tiêng (xã Tân Hiệp, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) cho biết trại gà ông Quyết hoạt động hơn 10 năm rồi, trại sạch không gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra ông Quyết còn ủng hộ làm đường, khoan giếng… cho đồng bào dân tộc nơi đây. Mặc dù trên quy hoạch không có đường nhưng ông Quyết vẫn tự nguyện hiến một phần đất trang trại của mình làm đường đi, dỡ bỏ nhà sát trùng xây vào sát trong trại để cho bà con đi lại thông thoáng ngay trên chính đất của mình.

     

    Với đóng góp của trang trại phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới tại địa phương trong suốt 10 năm qua, trại gà ông Lê Văn Quyết đã được UBND xã Tân Hiệp, UBND huyện Long Thành tặng giấy khen; được UBND tỉnh Đồng Nai hai lần tặng bằng khen.

     

    Ngoài ra, HTX chăn nuôi Nông nghiệp Công nghệ cao Long Thành Phát tiên phong trong chăn nuôi liên kết chuỗi xuất khẩu, đây là mô hình đang được Đảng và Nhà nước khuyến khích phát triển và nhân rộng.

     

    Nguồn: plo.vn

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.