Chim trĩ là loài chim quý hiếm, được một số nông dân miền núi và vùng Đông Nam bộ nuôi nhiều trong vài ba năm trở lại đây. Trong lúc nhiều mặt hàng nông sản khác tiêu thụ bấp bênh thì chim trĩ luôn cho hiệu quả kinh tế ổn định ở mức cao. Hiện tại, một số nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long đã chú trọng đầu tư nuôi giống chim này.
Chim trĩ thích nghi tốt ở nhiều điều kiện địa hình và vùng khí hậu. Việc làm chuồng trại nuôi chim trĩ khá đơn giản. Tùy mục đích, quy mô sản xuất bà con có thể lựa chọn cách thiết kế chuồng sao cho phù hợp nhất với điều kiện sẵn có mà vẫn đảm bảo được yếu tố kỹ thuật trong việc quản lý và chăm sóc chim. Nền chuồng nên rải trấu hoặc mạt cưa với độ dày 5–8 cm, có khu đổ cát để chim tắm cát. Điều quan trọng là chuồng phải có lưới quây để cho chim khỏi bay đi.
Nuôi chim trĩ – mưu sinh từ đồng vốn nhỏ
Chim trĩ nuôi bình quân 8 tháng tuổi là có thể đẻ trứng. Thời gian đẻ thường từ đầu tháng 1 âm lịch đến khoảng tháng 4 âm lịch. Bình quân mỗi năm 1 chim mái có thể đẻ từ 68 – 80 trứng. Chim trĩ trong tự nhiên không tự ấp trứng mà thường đẻ nhờ vào tổ chim khác. Vì vậy khi đưa vào nuôi trong môi trường nhân tạo, người nuôi thường dùng tác nhân phụ để ấp trứng cho chim như cho ấp chung với gà hoặc ấp bằng máy ấp trứng. Việc ấp nở chim trĩ dễ dàng như ấp gà, vịt nên khả năng nhân rộng tổng đàn chim trĩ của các hộ nuôi là không mấy khó.
Với hiệu quả kinh tế khá cao, ngoài tiêu thụ như đặc sản tại các nhà hàng lớn, nhứt là khu vực thành phố Hồ Chí Minh, thì chim trĩ còn là đối tượng chim cảnh được nhiều người yêu thích. Việc nhân nuôi chim trĩ là hướng chọn lựa nhiểu triển vọng. Song để đảm bảo hiệu quả đầu tư, bà con nông dân cũng nên tham khảo, nắm vững kỹ thuật nuôi cũng như tìm hiểu các qui định của Nhà nước về nhân nuôi động vật hoang dã, để việc sản xuất kinh doanh chim trĩ thuận lợi hơn sau này.
Kinh nghiệm nuôi chim trĩ
Chúng tôi rất ấn tượng khi đến tham quan trang trại nuôi chim trĩ lớn nhất tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu của anh Phan Minh Châu (36 tuổi), ở tổ 2, thôn Sơn Hòa, xã Xuân Sơn (H. Châu Đức, T. Bà Rịa Vũng Tàu) bởi tận mắt thấy hàng trăm con chim trĩ đang sinh sống trong những dãy lồng. Trao đổi với chúng tôi, anh Châu cho hay, vào ngày 15/7/2009, anh đã phải lặn lội đến H. Gò Công Đông (T. Tiền Giang) mua 15 con chim trĩ 1 kg/con (5 trống và 10 mái). Đến nay anh đã bán được 200 triệu đồng mà đàn chim trĩ vẫn còn hơn 150 con.
Ảnh – Nuôi chim trĩ đỏ
Chuồng nuôi chim trĩ được anh Châu chia thành nhiều ô khác nhau để tiện cho công tác quản lý và theo dõi bệnh tật cũng như quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng: rộng 3,5 m x dài 6 m x cao 2,5 – 2,8 m, được chia làm 7 ô, mỗi ô nuôi 1 con trống và 2 con mái. Tường vây có thể xây hoặc dùng lưới B40, lưới mắt cáo. Trên mái lợp sử dụng các loại tấm lợp fibro xi măng hoặc vật liệu rẻ tiền sẵn có tại địa phương, miễn sao đảm bảo chim không thoát ra ngoài.
Chim trĩ là loài chim sinh sản nhanh nhưng không có khả năng ấp trứng, nếu nuôi nhiều phải mua máy ấp trứng. Mỗi năm chim trĩ đẻ khoảng 90 trứng, nhiệt độ ấp trứng là 37,5 độ, ngoài ra phải phun nước nhiều vào những ngày gần nở. Trứng chim trĩ ấp 25 ngày là nở. Với chim non từ 1 – 3 ngày tuổi gần như không cho ăn mà chỉ cho uống colitera: nuôi, úm trong chuồng lưới mắt cáo hoặc rải trấu, hạn chế tiếp đất, nuôi ở nơi kín gió và đảm bảo tốt nhất về công tác vệ sinh và cách ly phòng ngừa bệnh dịch. Chim non nuôi 8 tháng sau sẻ sinh sản. Thức ăn chủ yếu là bắp, lúa hoặc cám gà, ngoài ra phải bổ sung rau, giá và các loại côn trùng. Đặc biệt, phải tiêm vaccin phòng bệnh. Ngoài ra chim thường mắc các bệnh hô hấp, tiêu chảy, đỏ mắt và gumboro, tất cả rất đơn giản, chỉ cần mua thuốc cho uống là khỏi. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại định kỳ 2 – 3 lần/tuần. Phun thuốc khử trùng định kỳ…”, anh Châu chia sẻ.
P.V
( Theo Chăn Nuôi Việt Nam)
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li> ul>
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất