Virut gây Hội chứng hô hấp và sinh sản (PRRS) đã được phát hiện đầu tiên ở Mỹ vào năm 1987. Các con lợn mắc bệnh gần như không thể sinh sản, không tăng cân và có tỷ lệ chết cao. Cho đến nay, không có chủng vắc-xin nào đem lại hiệu quả và căn bệnh này gây thiệt hại cho nông dân Bắc Mỹ hơn 660 triệu USD mỗi năm. Mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Missouri và Đại học bang Kansas đã lai tạo ra giống lợn kháng lại bệnh này.
Các con lợn mắc bệnh gần như không thể sinh sản, không tăng cân và có tỷ lệ chết cao
Prather Randall, Giáo sư Khoa học động vật nổi tiếng tại Trường Nông nghiệp, Lương thực và Tài nguyên thiên nhiên cho biết: “Khi virut này xâm nhập vào bên trong cơ thể lợn, nó cần sự hỗ trợ của một loại protein gọi là CD163. Chúng tôi có thể tạo ra giống lợn không có loại prô-tê-in này và kết quả là virut không lây lan. Khi những con lợn tiếp xúc với PRRS, chúng không hề bị bệnh và tiếp tục tăng cân bình thường”.
Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã và đang cố gắng để xác định virut này lây nhiễm ở lợn như thế nào và làm thế nào để ngăn chặn nó. Trước đây, các nhà nghiên cứu tin rằng virut lây nhiễm vào lợn do lợn hít phải vào phổi, nơi nó được gắn vào một prô-tê-in được gọi là sialoadhesin trên bề mặt của tế bào bạch cầu trong phổi.
Tuy nhiên, hai năm trước nhóm nghiên cứu Prather cho thấy việc loại bỏ sialoadhesin đã không ảnh hưởng gì đến hoạt động của PRRS. Loại protein thứ 2 được gọi là CD163 cho phép virut lây nhiễm vào bên trong cơ thể lợn. Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu Prather tìm cách ngăn chặn những con lợn sản sinh ra CD163.
Kristin Whitworth, đồng tác giả nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi đã điều chỉnh gien tạo nên prô-tê-in CD163, do đó những con lợn không tạo ra loại protein này nữa. Sau đó, chúng tôi cho những con lợn lây nhiễm virut PRRS. Những con lợn không có protein CD163 không bị nhiễm bệnh. Khám phá này có thể có ý nghĩa to lớn cho các nhà lai tạo giống lợn và ngành công nghiệp thực phẩm khắp nơi trên thế giới”.
Trong khi những con lợn không tạo ra protein CD163 không bị ốm, các nhà khoa học cũng quan sát thấy không có sự thay đổi trong sự phát triển của chúng so với những con lợn tạo ra prô-tê-in này.
Kết quả ban đầu của nghiên cứu này rất khả quan. Đại học bang Missouri đã ký thỏa thuận giấy phép toàn cầu độc quyền về giống lợn kháng virut PRRS này.
Kevin Wells, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: “Khám phá này có thể cứu ngành chăn nuôi lợn trị giá hàng trăm triệu đô la mỗi năm. Nó cũng có thể giúp con người giải quyết các bệnh ở các vật nuôi khác”.
Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Công nghệ Sinh học Tự nhiên tháng này.
Biên dịch: Nguyễn Minh Thu – Mard, Theo phys.org
Nguồn: Bộ NN&PTNT
- cách chăn nuôi li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- chăn nuôi lợn li>
- bệnh viêm phổi ở lợn li>
- thực phẩm sạch li>
- nhà chăn nuôi li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chăn nuôi hiệu quả li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất