Làm giàu từ nuôi chim bồ câu Pháp - Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Làm giàu từ nuôi chim bồ câu Pháp

    Nuôi chim bồ câu thương phẩm không phải là mô hình mới nhưng trong bối cảnh chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do giá thức ăn tăng mạnh thì đây lại là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao, ít rủi ro. Đó là chia sẻ của chị Nguyễn Thị Loan, hội viên phụ nữ thôn Ba Vì, xã Liên Giang (Đông Hưng, tỉnh Thái Bình).

     

    Có nhiều năm nuôi lợn, bỏ công sức nhiều mà thu nhập không tương xứng nên năm 2019 vợ chồng chị Loan chuyển hướng sang nuôi chim bồ câu. Vợ chồng chị tự tìm hiểu kiến thức, kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp qua sách báo, internet và đi tham quan những mô hình đã thành công ở một số tỉnh phía Bắc. Ban đầu, khi chưa có nhiều kinh nghiệm chị nuôi 80 đôi chim bồ câu, kết hợp nuôi ngan, gà, vịt và ao cá để đánh giá hiệu quả của từng loại vật nuôi.

     

    Chị Loan cho biết: Qua quá trình nuôi thử nghiệm cho thấy bồ câu Pháp dễ nuôi, nhanh lớn, ít dịch bệnh, thức ăn đơn giản, nhu cầu thị trường cao, lại không đòi hỏi quá nhiều công chăm sóc. Vợ chồng tôi quyết định nuôi chim bồ câu làm chủ lực, đầu tư lồng ghép chim, nhân số lượng lên.

     

    Theo chị Loan, một trong những khâu quan trọng là chọn giống chim bố mẹ và chăm cho đến khi chúng sinh sản được. Con giống được lựa chọn phải khỏe mạnh, lông mượt, nhanh nhẹn và không có dị tật. Ngoài ra, chuồng trại cũng phải được đầu tư kiên cố, ngăn thành từng dãy lồng, mỗi dãy lồng lại được chia thành từng ngăn để nuôi từng loại chim bố mẹ, có hệ thống cấp nước uống tự động cho chim, có quạt thông gió bảo đảm chuồng trại luôn thoáng mát. Quá trình nuôi và chăm sóc chim tương đối đơn giản, từ lúc chim nở đến lúc sinh sản khoảng 5 – 6 tháng. Khoảng 30 – 35 ngày chim đẻ 1 lần, mỗi lần 2 trứng. Trứng chim câu ấp khoảng 18 ngày thì nở và chỉ sau khoảng 10 ngày nuôi con chim mẹ tiếp tục đẻ lứa tiếp theo. Để rút ngắn quá trình ấp trứng của chim bố mẹ và tăng sản lượng trứng, vợ chồng chị Loan mua máy ấp trứng.

     

    Vì các lứa chim đẻ xen kẽ nên với 700 cặp bố mẹ, mỗi tháng gia đình chị Loan xuất bán 6 lứa, trung bình 50 – 60 con/lứa. Cùng với nuôi gà, vịt, mỗi tháng vợ chồng chị Loan có thu nhập 15 – 20 triệu đồng.

     

    Theo anh Nguyễn Đức Hậu, chồng chị Loan: Hiện nay thịt chim bồ câu rất được ưa chuộng. Do đây là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, nhu cầu cao nên nhiều lúc không đủ số lượng cung cấp. Với kinh nghiệm 4 năm nuôi chim bồ câu Pháp, giờ đây vợ chồng chị Loan có thể chủ động về kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim. Tuy nhiên, anh chị vẫn không ngừng học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm từ các chủ trại và tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi nói chung, kỹ thuật nuôi chim bồ câu nói riêng. Bên cạnh đó, anh chị luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kỹ thuật chăm sóc, phòng dịch bệnh với các chủ mô hình khác.

     

    Chị Nguyễn Thị Mát, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Liên Giang cho biết: Cùng với phát triển kinh tế gia đình, chị Loan luôn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động hội. Gia đình chị là gia đình văn hóa tiêu biểu vừa được Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tuyên dương.

    Từ chăn nuôi (chủ lực là chim bồ câu), mỗi tháng gia đình chị Loan có thu nhập từ 15 – 20 triệu đồng.

     

    Xuân Phương

    Nguồn: Báo Thái Bình

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.