Làm giàu từ nuôi ong lấy mật - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Làm giàu từ nuôi ong lấy mật

    Từ trung tâm xã Phúc Thuận (T.X Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên), chúng tôi tìm về xóm Phúc Tài để gặp ông Nguyễn Văn Ký, người nuôi ong mật có tiếng trong vùng. Hơn 20 năm nay, ông Ký thu đều đặn 1.600 lít mật ong/năm, tương đương số tiền 240 triệu đồng.

     

    Gặp chúng tôi, ông Ký vui vẻ dẫn lên rừng, xem từng thùng ong đặt dưới gốc cây. Mới sang tháng 3, nắng xuân bừng ấm, hoa rộ nở, cũng là lúc vào mùa con ong đi lấy mật. Nhìn đàn ong vo ve ra, vào cửa tổ, ông Ký bắt đầu câu chuyện: Năm 1994, tôi bắt được đàn ong rừng mang về nuôi lấy mật. Sau ít tháng, thấy mật vàng mọng cầu, mừng lắm. Thấy việc nuôi ong không mất công, mất sức lại có tiền, tôi tìm mua thêm 3 đàn ong nữa về nuôi, với suy nghĩ đàn ong sẽ mang lại cho mình sự giàu có. Nhưng tôi đã thất bại vì không có kinh nghiệm. Từng đàn ong theo nhau bỏ tổ. Thấy ong bỏ mình đi, tôi mới nhận ra mình thiếu kiến thức, kinh nghiệm, nên cọc cạch đạp xe về Hưng Yên “Tầm sư học đạo”. Sau hơn mươi hôm học nghề, tôi nắm bắt được một số các kiến thức, kinh nghiệm cơ bản về nghề nuôi ong. Nhưng… vốn không có, nên tôi quyết định mua chịu của ông Nguyễn Văn Tiến, thầy dạy nghề 60 đàn ong mang về nuôi. Để chắc chắn, tôi năn nỉ mời ông Tiến lên Thái Nguyên thăm nhà, rồi giúp khảo sát, tư vấn hướng đặt thùng ong. Ngay năm đó (1996), tôi thu hoạch được hơn 400 lít mật ong. Mật quay xong, có bao nhiêu bà con trong vùng đến mua hết. Thấy nhu cầu sử dụng mật ong trong nhân dân cao, tôi tiếp tục nhân chúa, bán đàn cho bà con trong vùng cùng nuôi, còn gia đình tôi hằng năm duy trì ổn định 200 đàn lấy mật.

     

    Mới đó đã hơn 20 năm chung sống với con ong, vì thế ông Ký tỏ tận đường đi, lối về của ong. Ông bảo: Ong mặt quỷ là kẻ thù của ong nhà. Nếu mình không để ý, ong mặt quỷ sẽ bắt hết ong nhà ăn thịt. Nhiều lần tôi phải đeo bám theo cả tuần, lần theo dấu di chuyển mới phát hiện được ổ ong mặt quỷ để trừ diệt.

     

    Ông Ký dừng lời, mắt hướng lên những vạt rừng đang mùa hoa. Tôi nhìn theo thấy từng đàn ong vo ve bay tìm mật. Thấy ngay trước mắt bao cây rừng đứng đó, còn đàn ong cần mẫn, từng con chắt chiu làm nên những mùa mật ngọt ngào. Hơn 20 năm nay, ông Ký thu đều đặn 1.600 lít mật ong/năm, tương đương với số tiền hơn 240 triệu đồng. Ngoài ra, ông Ký còn đứng ra làm đại lý bao tiêu sản phẩm cho các hộ nuôi ong khác trong tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn, trung bình thu mua và bán giao được 10.000 lít/năm. Toàn bộ sản phẩm mật ong được bán lại cho các đại lý ở Thủ đô Hà Nội, T.P Hồ Chí Minh, thỉnh thoảng có bán cho khách nước ngoài đến từ Malaysia, Đài Loan, Trung Quốc…

     

    Chuyện nuôi ong lất mật, ông Ký nói với chúng tôi say sưa như một chuyên gia của ngành ong. Cũng từ mê nghề nuôi ong, nên ông Ký thường gần gũi, giúp đỡ các hộ trong vùng về kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi ong. Có mặt ở đó, ông Lê Vĩnh Thịnh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phúc Thuận cho biết: Là nông dân có thu nhập cao, nhưng ông Ký sống gần gũi, thận thiện với mọi người. Trước các phong trào ở địa phương, ông gương mẫu, tích cực tham gia. Hơn thế, ông được nhiều người dân trong vùng nể mến. Với riêng các hộ nuôi ong thường gọi ông là thầy. Vì dù bận rộn tới đâu, khi có người đến nhà học hỏi, ông đều sẵn lòng giúp đỡ.

     

    Chí Cường

    Nguồn: Báo Thái Nguyên

    3 Comments

    1. Ma Đình Đưa

      Tôi muốn tìm gặp ông Ký để tìm hiểu và hỏi về cách nuôi ong mật và tìm nguồn giống thì nên làm như thế nào? Cần sự giúp đỡ

      • Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam

        Bạn đọc hãy thử liên hệ với Hội Nông dân TX. Phổ Yên, Thái Nguyên qua sđt này nhé: 02803827480 hoặc UBND Phổ Yên: 02803863662

    2. Tuyết

      Tôi có1 tổ ong ở trong La phông nhà và muốn tặng cho người nuôi ong. Tôi ở phường PHước longB ,quận9. Liên hệ:02822421233

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.