[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Nhờ nuôi ong lấy mật, nhiều gia đình trên cao nguyên đá của tỉnh Hà Giang đã trở thành triệu phú trên vùng đất khó.
Nuôi ong lấy mật từ phấn hoa bạc hà là một nghề có từ lâu đời của đồng bào các dân tộc thiểu số tại 4 huyện vùng cao nguyên đá của Hà Giang (gồm huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ). Đây cũng là bốn trong 6 huyện nghèo của Hà Giang được thụ hưởng các chính sách theo Nghị quyết 30A của Chính phủ. Với giá bán hiện nay trung bình từ 650 – 700 nghìn đồng một lít (có thời điểm tới 900 nghìn đồng/lít), mật ong bạc hà đã mang lại nguồn thu nhập lớn cho đồng bào các dân tộc trên vùng cao nguyên đá.
Một mô hình nuôi ong khai thác mật hoa cây bạc hà tại xã Lũng pù huyện Mèo Vạc
Nghề nuôi ong phát triển
Tính đến thời điểm cuối năm 2016, trên địa bàn Hà Giang có khoảng 29.860 đàn ong, tăng hơn 6.800 đàn so với mục tiêu phát triển đàn ong giai đoạn 2012 – 2016 của tỉnh; sản lượng mật đạt tới 146,8 tấn. Đàn ong tập trung chủ yếu ở 4 huyện vùng cao nguyên đá (chiếm 69,5 % tổng số đàn ong của tỉnh, với 20.750 đàn); thu về 90,43 tấn mật (chiếm 67,37 % sản lượng mật ong). Mèo Vạc là huyện có số lượng đàn ong nhiều nhất Hà Giang với 11.000 đàn ong, năng suất đạt bình quân 6 lít/đàn, tổng sản lượng mật thu được ước đạt 66.000 lít.
Trên vùng cao nguyên đá, cây bạc hà thường nở hoa rộ từ tháng 9 năm trước đến tháng 1 dương lịch của năm sau. Đây chính là nguồn phấn hoa quý để phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Tuy nhiên, vào những năm trước, nghề nuôi ong lấy mật của đồng bào các dân tộc nơi đây chỉ mang tính tự phát nhỏ lẻ, chỉ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của gia đình trong những ngày hội và những dịp lễ tết.
Những năm gần đây, khi người tiêu dùng và du khách lên du lịch cao nguyên đá đã phát hiện ra mật ong bạc hà quý hiếm (trong mật ong có hương vị của mùi hoa bạc hà và có tác dụng dược lý trong phòng trừ một số bệnh). Phong trào nuôi ong lấy mật mới thực sự được ưu tiên phát triển.
Thu tiền tỷ từ ong mật
Điển hình là gia đình anh Hoàng Thanh Đô tại tổ 4, thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn. Hiện nay, đàn ong của gia đình anh Đô thường xuyên duy trì từ 150 – 170 đàn ong. Nhờ có kinh nghiệm, nên mỗi thùng ong, anh thu được 10 – 12 lít mật/năm. Anh Đô cho biết: với giá bán bình quân 650 nghìn đồng/1 lít mật tại nhà, trừ chi phí, vụ hoa bạc hà 2017, gia đình anh sẽ có nguồn thu nhập trên 580 triệu đồng.
Trên địa bàn huyện Mèo Vạc, một điển hình nuôi ong giỏi phải kể đến gia đình anh Thèn Văn Hải tại tổ 2, thị trấn Mèo Vạc. Với tổng đàn ong 1.400 đàn nên thu nhập của gia đình anh đạt 1,5 tỷ đồng trừ chi phí. Gia đình anh Hoàng Xuân Bách tại tổ 4 thị trấn Mèo Vạc, mỗi năm thu nhập trên 450 triệu đồng từ ong mật bạc hà…
Theo báo cáo của UBND huyện Đồng Văn, mật ong bạc hà là một nguồn dược liệu quý hiếm, nên được người tiêu dùng và du khách đón nhận, như một món đặc sản của vùng cao nguyên đá. Phong trào nuôi ong lấy mật của người dân không ngừng được phát triển. Tính đến thời điểm cuối năm 2016, trên địa bàn huyện Đồng Văn đã có khoảng 4.500 đàn ong. Bình quân mỗi đàn cho từ 3 – 3,5 lít mật/năm thì tổng sản lượng mật ong của huyện đạt từ 12,5 – 13 nghìn lít, tương đương với giá trị từ 5,5 – 6 tỷ đồng.
Mặc dù được thiên nhiên ưu đãi cho nguồn phấn hoa bạc hà, nhưng nghề nuôi ong lấy mật của đồng bào dân tộc tại 4 huyện vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Vì vậy, UBND 4 huyện vùng cao nguyên đá có nhiều chính sách ưu tiên để giúp đồng bào các dân tộc trên địa bàn của huyện phát triển nghề nuôi ong lấy mật nhằm nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo và từng bước có tích lũy làm giầu từ nghề này. Các huyện vùng Cao nguyên đá đã chỉ đạo Trung tâm dạy nghề của huyện phối hợp với Trung tâm nghiên cứu và Phát triển ong Quốc gia mở các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi, chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh cho đàn ong cho các học viên nông dân tại các xã, thị trấn trên địa bàn của huyện.
Ông Nguyễn Minh Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho biết: Phát triển nuôi ong mật bạc hà ở 4 huyện vùng cao nguyên đá là một trong 6 sản phẩm đặc thù trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2016 – 2020. Vì vậy, 4 huyện vùng cao nguyên đá cần xác định rõ đây là sản phẩm đặc thù của huyện mình và của tỉnh Hà Giang.
PHẠM VĂN PHÚ
- cao nguyên đá li>
- nuôi ong lấy mật li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- Cao nguyên đá Hà Giang li>
- làm giàu li>
- nuôi ong mật li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất