Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước chủ yếu từ nguồn nhập khẩu. Riêng năm 2020, Việt Nam chi tới 6 tỷ USD để nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
Dây chuyền sản xuất thức ăn thủy sản của De Heus. Ảnh: De heus
Chăn nuôi luôn chiếm tỷ trọng trên 20% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Đây cũng là lĩnh vực dự báo sẽ có tăng trưởng từ 4-5%/năm giai đoạn 2021-2025. Nhưng điều đáng nói là ngành này lại đang phụ thuộc vào sự “ăn đong” từ nguồn nguyên liệu thế giới.
Sự biến động mạnh giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong hơn một năm qua đã ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn thời gian gần đây thêm khẳng định Việt Nam không thể chậm trễ hơn trong việc chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong nước để giảm phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu.
Ông Lê Văn Dũng, ở Đồ Sơn, Thanh Ba, Phú Thọ, chủ trang trại lợn khép kín từ con giống cho biết, thời điểm giá lợn còn khoảng 35.000 đồng/kg, mỗi con lợn bán ra ông bị lỗ khoảng 1,2 triệu đồng. Với những nông hộ phải mua con giống, lợn thịt chất lượng không cao, giá bán còn thấp hơn nên có thể lỗ trên 2 triệu đồng/con. Với giá thức ăn tăng cao trong 1 năm qua, mà giá lợn thịt như vậy thì chưa cần tính chi phí thuốc, nhân công… người chăn nuôi cũng đã lỗ.
Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thức ăn chăn nuôi chiếm đến 65-70% giá thành sản xuất. Mỗi năm, cả nước sử dụng từ 32-33 triệu tấn thức ăn chăn nuôi và thủy sản. Riêng chăn nuôi, thức ăn công nghiệp đạt gần 20 triệu tấn, cho thấy mức độ công nghiệp hóa ngành thức ăn chăn nuôi đang rất mạnh.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước chủ yếu từ nguồn nhập khẩu. Riêng năm 2020, Việt Nam chi tới 6 tỷ USD để nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
Hàng năm, Việt Nam có khoảng 156,8 triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản; trong đó gần 90 triệu tấn như: bã dứa, bã sắn, men bia, phụ phẩm thủy sản… có thể thu gom, chế biến, bảo quản làm thức ăn cho gia súc ăn cỏ, lợn, gia cầm, thay thế một phần nguyên liệu thức ăn chăn nuôi phải nhập khẩu. Đây là tiềm năng to lớn chưa được khai thác hiệu quả và là nguyên liệu đầu vào của quá trình nông nghiệp tuần hoàn.
Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, đánh giá lượng phụ phẩm rất lớn trên có thể coi là “vàng” cho chăn nuôi.
Những năm gần đây, chăn nuôi đại gia súc phát triển mạnh, đặc biệt là nghề chăn nuôi bò sữa, bò thịt chất lượng cao được xác định là một trong những sản phẩm chăn nuôi lợi thế, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ chăn nuôi. Nhu cầu thức ăn xanh cho đàn đại gia súc khoảng 2,5 triệu con trâu, 5,6 triệu bò thịt và 350.000 bò sữa là rất lớn.
Theo Cục Chăn nuôi, tổng nhu cầu ngô sinh khối cần cho chăn nuôi đại gia súc là 27,6 triệu tấn/năm, Nắm bắt được nhu cầu thức ăn xanh cho chăn nuôi bò sữa, bò thịt, một số địa phương đã chủ động chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả, tận dụng vụ Đông, đất bỏ hóa… để trồng ngô sinh khối. Như vậy dư địa để phát triển ngô sinh khối đáp ứng nhu cầu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam là khá lớn.
Tuy nhiên, đảm bảo nguồn nguyên liệu trong nước cho chế biến thức ăn công nghiệp vẫn là bài toán lớn. Theo ông Tống Xuân Chinh, giải pháp quan trọng đầu tiên là ngành nông nghiệp phải tận dụng được phụ phẩm nông nghiệp. Phụ phẩm của chăn nuôi được sử dụng sản xuất phân bón hữu cơ, hoặc có thể nuôi côn trùng như trùn quế.
Trên thế giới, côn trùng đã trở nên phổ biến như một nguồn thức ăn chăn nuôi thay thế cho bột cá. Đây là nguồn mà Việt Nam cần định hướng nhanh chóng để đầu tư vào sản xuất.
Hay lông vũ phế phẩm từ ngành chế biến gia cầm cũng đã được sử dụng làm thành phần protein chế biến thức ăn chăn nuôi. Lông vũ sau khi thủy phân là nguồn protein tốt.
Ngay cả với bột cá, đất nước ta có hàng ngàn km bờ biển nhưng bột cá làm thức ăn chăn nuôi vẫn phải nhập khẩu. Do đó, cần có chính sách thu hút doanh nghiệp ứng dụng công nghệ vào sản xuất bột cá nhạt để phát triển nhóm nguyên liệu giàu đạm trong nước.
Trang trại chăn nuôi gà thịt của gia đình anh Trần Ngọc Ánh ở thôn Mạch Lũng, xã Đại Mạch, huyện Đông Anh chăn nuôi theo định hướng phát triển chăn nuôi của địa phương. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN
Với nhóm nguyên liệu giàu năng lượng, ngô hiện là nguyên liệu chính cấu thành trong sản phẩm thức ăn công nghiệp, nhưng hiệu quả sản xuất ngô tại Việt Nam lại thấp, giá thành cao và có xu hướng giảm diện tích do phải cạnh tranh với những cây trồng có giá trị cao hơn.
Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh việc tích tụ ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa để phát triển ngô công nghệ sinh học, gia tăng diện tích đậu tương, có thể trồng lúa chất lượng thấp, năng suất cao, tận dụng nguồn cám gạo… để gia tăng nguyên liệu cho chế biến thức ăn chăn nuôi.
Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, nếu còn “ăn đong” nguyên liệu thì giá thành chăn nuôi của Việt Nam vẫn cao và vẫn lệ thuộc. Do đó, Chính phủ cần có chiến lược tổng thể phát triển nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước. Theo đó có mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn và từng sản phẩm nguyên liệu, cùng với đó là giải pháp về vốn tín dụng ưu đãi, thuế, đất đai, khoa học công nghệ…
Ông Nguyễn Tất Thắng – Tổng Thư ký Hội Chăn nuôi Việt Nam cũng cho rằng, nhà nước cần có chính sách khuyến khích chế biến phụ phẩm nông nghiệp thành thức ăn chăn nuôi. Với các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ nên chủ động chuyển sang sản xuất hữu cơ, sử dụng các nguyên liệu sẵn có ở địa phương, tự chế biến thức ăn chăn nuôi và ít phụ thuộc vào thức ăn công nghiệp. Như vậy sẽ giúp giảm giá thành sản xuất mà giá trị sản phẩm tăng lên.
Tận dụng nguồn phụ phẩm trong chế biến nông, lâm, thủy sản, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các chủ thể đầu tư nghiên cứu, áp dụng công nghệ mới để sử dụng các phụ phẩm này chế biến thành thức ăn cho chăn nuôi, như vậy cũng giảm bớt sức ép từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng dự thảo và sẽ trình Chính phủ phê duyệt đề án ưu tiên phát triển công nghiệp hóa ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Đề án sẽ đưa ra những giải pháp tổng thể để đổi mới ngành này nhằm giảm một phần nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu./.
Bích Hồng/BNEWS/TTXVN
- Hội chăn nuôi thỏ Việt Nam: Định hướng, mở rộng cơ hội phát triển cho ngành chăn nuôi thỏ trong năm 2025
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Hội chăn nuôi thỏ Việt Nam: Định hướng, mở rộng cơ hội phát triển cho ngành chăn nuôi thỏ trong năm 2025
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất