[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sáng ngày (20/10), tại Hà Nội, Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu thịt lợn Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức, với sự tham gia của nhiều nhà quản lý, một số tham tán nông nghiệp, các doanh nghiệp và trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn.
Diễn đàn là cơ hội để các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị sản xuất thịt lợn từ con giống, thức ăn, giết mổ, chế biến; các bộ ngành liên quan có cơ hội đánh giá, thảo luận, giải quyết những khó khăn vướng mắc, để tiến tới xuất khẩu thịt lợn.
Tính đến ngày 1/4/2017, cả nước đang có 29 triệu con lợn, với sản lượng khoảng 2,2 triệu tấn thịt lợn mỗi năm. Vài năm gần đây, ngành lợn tăng trưởng nhanh nhưng đầy rủi ro, điển hình là cuộc khủng hoảng giá lợn vừa qua. Ngành lợn mới làm được khâu sản xuất, còn chế biến và tổ chức thị trường còn nhiều yếu kém.Vì vậy, cần nhanh chóng tổ chức lại thị trường và xúc tiến xuất khẩu thịt lợn.
Tuy nhiên, cho đến nay, mới chỉ có 8 cơ sở xuất khẩu sản phẩm thịt lợn đông lạnh sang thị trường các nước, tất cả đều là xuất khẩu lợn sữa hoặc lợn choai. Chế biến thịt mới đạt khoảng 5%.
Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phát biểu tại diễn đàn.
Về xuất khẩu thịt lợn tươi sống vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề kiểm soát an toàn dịch bệnh. Hiện nay, tất cả các thị trường nhập khẩu đều yêu cầu thịt lợn phải có nguồn gốc từ các quốc gia hoặc vùng xuất khẩu không có bệnh lở mồm long móng được Tổ chức Thú y thế giới OIE công nhận. Tuy nhiên, hiện Việt Nam chưa được OIE công nhận đã sạch bệnh lở mồm long móng, nên chúng ta chưa đủ điều kiện để xuất khẩu.
Như với thị trường Trung Quốc, từ đầu năm 2012, Chính phủ Trung Quốc đã cấm nhập khẩu các loại gia súc và thịt gia súc của Việt Nam do lo ngại dịch lở mồm long móng. Và từ đó cho đến nay, mặc cho những nỗ lực đàm phán từ phía Việt Nam, mặt hàng lợn sống và thịt lợn của nước ta không nằm trong danh mục hàng hóa được cấp phép nhập khẩu chính ngạch vào Trung Quốc.
Các doanh nghiệp cho biết, họ đã nhận được khá nhiều đơn đặt hàng từ các đối tác nhập khẩu, có những đơn hàng lên tới hàng nghìn tấn. Thế nhưng, vấn đề đặt ra là làm thế nào, các bên có những cam kết nhập khẩu từ phía các Chính phủ, để mở rộng thị trường xuất khẩu và có một tiêu chuẩn chung về dịch bệnh cũng như chất lượng sản phẩm.
Tại diễn đàn, Ông Gabor Fluit – Tổng Giám đốc De Heus châu Á đã chia sẻ về cơ hội xuất khẩu và cả những thách thức cho sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là thịt lợn Việt Nam. Ông cũng chia sẻ về mô hình chuỗi liên kết của De Heus, kinh nghiệm tổ chức thành công chuỗi liên kết sản xuất thịt gia cầm xuất khẩu, cũng như những nỗ lực góp phần vào việc phát triển nguồn thực phẩm sạch và bền vững.
Cũng trong ngày, nhiều kinh nghiệm quốc tế đã được chia sẻ trong vấn đề kiểm soát và hướng tới xây dựng vùng an toàn dịch bệnh lở mồm long móng của một số nước trong khu vực có điều kiện tương đồng như Việt Nam. Trong đó, đáng chú ý là mô hình của Philippines.
Lễ ký liên kết chuỗi giữa các doanh nghiệp: Deheus, Hùng Nhơn, Biển Đông, Dewon (Hàn Quốc).
Cũng tại đây đã diễn ra Lễ ký liên kết chuỗi giữa tập đoàn Deheus châu Á, tập đoàn Hùng Nhơn và Câu lạc bộ Nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam, Công ty Biển đông, Công ty cổ phần Deawon Hàn Quốc, khẳng định quyết tâm của các bên trong việc xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Bộ NN & PTNT Vũ Văn Tám, cơ hội xuất khẩu chăn nuôi của Việt Nam đã tới. Việt Nam hiện đã ký được hiệp định thương mại với 12 nước. Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp đang trong quá trình tái cơ cấu chăn nuôi theo hướng giảm giá thành, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đảm bảo an toàn vệ sinh dịch bệnh. Những công việc này đòi hỏi ngành Chăn nuôi phải tổ chức lại sản xuất theo chuỗi sản phẩm./.
P.V
- xúc tiến xuất khẩu thịt lợn li>
- xuất khẩu thịt lợn li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất