Cục Thú y vừa cấp giấy chứng nhận cho phép lưu hành vacxin phòng bệnh LMLM AVAC-V6 FMD Emulsion type O của Cty RTD.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam sản xuất thành công vacxin phòng bệnh LMLM, một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất ở gia súc.
Dây chuyền, nơi đóng gói và bảo quản vacxin phòng bệnh LMLM AVAC-V6 FMD Emulsion type O của Cty RTD
Tầm nhìn chiến lược, đáp ứng khuyến cáo của OIE
Theo OIE, bệnh LMLM xếp thứ nhất trong gần 120 bệnh ở động vật cần cảnh báo toàn cầu. Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm, thiệt hại về kinh tế và chi phí cho công tác phòng, chống khoảng trên 20 triệu USD, trong đó phần lớn nguồn kinh phí dành để mua vacxin. Tuy nhiên, Việt Nam phải nhập khẩu 100% vacxin từ nước ngoài, vừa tốn kém (từ năm 2010 đến nay, mất trên 110 triệu USD để nhập khẩu), vừa chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của bệnh LMLM, thực hiện mục tiêu phát triển thành ngành chăn nuôi hàng hóa, quy mô lớn, ngành Thú y đã xác định việc tự nghiên cứu, sản xuất được vacxin phòng bệnh LMLM là giải pháp cần thiết. Từ năm 1997 Cục Thú y đã phân công Chi cục Thú y vùng VI là phòng thí nghiệm chủ lực về xét nghiệm bệnh LMLM tại Việt Nam để thực hiện quá trình thu thập, đánh giá và tuyển chọn giống virus LMLM. Đồng thời khuyến khích, kêu gọi sự hỗ trợ tối đa về kỹ thuật cho các DN có quyết tâm và đủ các nguồn lực cần thiết trong việc nghiên cứu, sản xuất vacxin LMLM.
Chi cục Thú y vùng VI đã thu thập được hàng nghìn mẫu virus LMLM từ các ổ dịch LMLM hoặc từ các chương trình giám sát chủ động tại các địa phương trong cả nước; đánh giá, tuyển chọn, sàng lọc được 154 mẫu virus LMLM type O. Các mẫu virus này đã được gửi đến Phòng thí nghiệm tham chiếu của OIE về bệnh LMLM tại Pribright (Vương quốc Anh) để xác định týp huyết thanh, giải trình tự gen VP1 và mức tương đồng kháng nguyên với các loại vacxin đã và đang được phép lưu hành tại Việt Nam (vacxin LMLM type O, chứa kháng nguyên O-3039 và O-Manisa).
Sau đó Chi cục Thú y vùng VI tiếp tục tổ chức nghiên cứu, tuyển chọn giống gốc để sản xuất vacxin. Cục Thú y đã thành lập Hội đồng khoa học cấp Cục, đánh giá giống virus LMLM RAHO6/FMD/O-135 đáp ứng các tiêu chí để sản xuất vacxin; báo cáo và đề xuất Bộ NN-PTNT thành lập Hội đồng khoa học cấp Bộ để đánh giá công nhận giống virus LMLM RAHO6/FMD/O-135.
Kết quả, tất cả các thành viên Hội đồng khoa học cấp Bộ đánh giá giống virus LMLM RAHO6/FMD/O-135 đạt yêu cầu để sản xuất vacxin. Ngày 22/11/2017, Bộ NN-PTNT đã ban hành Quyết định số 4808/QĐ-BNN-TY về việc công nhận giống virus LMLM type O với tên gọi “RAHO6/FMD/O-135” thuộc bản quyền của Chi cục Thú y vùng VI dùng để sản xuất vacxin LMLM.
Phòng chứa các thiết bị sản xuất vacxin LMLM của Công ty RTD
Chính thức lưu hành vacxin LMLM “made in VietNam”
Cuối năm 2017, Bộ NN-PTNT đã tổ chức lễ công bố và chuyển giao giống virus LMLM RAHO6/FMD/O-135 dòng PanAsia của Chi cục Thú y vùng VI cho các DN: Cty RTD Hưng Yên, Cty Navetco và Cty Marphavet để có cơ sở tổ chức nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm vacxin LMLM.
Phát biểu tại Lễ công bố, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã chỉ đạo và đề nghị các đơn vị thuộc Bộ và các DN tập trung các nguồn lực, tổ chức nghiên cứu bài bản, bảo đảm sản xuất thành công vacxin LMLM theo đúng quy định, cố gắng trong năm 2018 có sản phẩm vacxin LMLM thương mại để tiêm phòng cho gia súc.
Các Cty, đặc biệt là Cty RTD Hưng Yên đã khẩn trương xây dựng kế hoạch chi tiết, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của nhà máy sản xuất vacxin đạt tiêu chuẩn GMP. Cty RTD Hưng Yên là DN sản xuất thuốc thú y đầu tiên của Việt Nam có Phòng thí nghiệm được Bộ Y tế đánh giá và cấp Giấy chứng nhận đạt an toàn sinh học cấp độ III để bảo đảm đáp ứng các điều kiện nghiêm ngặt trong quá trình xét nghiệm, nuôi cấy các chủng vi sinh vật nguy hiểm, có nguy cơ lây lan sang người. Cty đã tổ chức nghiên cứu, sản xuất, trong đó thử nghiệm ở nhiều quy mô sản xuất khác nhau để bảo đảm ở bất kỳ điều kiện và quy mô sản xuất nào cũng luôn có sản phẩm vacxin LMLM đạt chất lượng.
Kết quả, Cty RTD đã nghiên cứu, sản xuất thành công vacxin LMLM AVAC-V6 FMD Emulsion từ giống virus LMLM RAHO6/FMD/O-135 của Chi cục Thú y vùng VI chuyển giao. Sau đó, Cty RTD đã tổ chức kiểm nghiệm đánh giá các tiêu chí của vacxin theo quy định, hoàn thiện hồ sơ báo cáo Cục Thú y và gửi mẫu vacxin LMLM AVAC-V6 FMD Emulsion đến Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc thú y TƯ I để kiểm nghiệm, khảo nghiệm theo quy định. Kết quả, vacxin LMLM AVAC-V6 FMD Emulsion đáp ứng các tiêu chí theo quy định và có tác dụng bảo hộ trâu, bò sau khi được tiêm vacxin LMLM AVAC-V6 FMD Emulsion.
Cục Thú y đã thành lập Hội đồng khoa học chuyên ngành thuốc thú y để xét duyệt Hồ sơ đăng ký lưu hành vacxin AVAC-V6 FMD Emulsion, đánh giá vacxin AVAC-V6 FMD Emulsion đạt yêu cầu theo đúng quy định. Và ngày 26/10/2018, Cục Thú y đã cấp giấy chứng nhận cho phép lưu hành vacxin phòng bệnh LMLM AVAC-V6 FMD Emulsion type O của Cty RTD.
Hưng Giang
Nguồn: nongnghiep.vn
Đây là sự kiện quan trọng, là bước ngoặt và thành công lớn của ngành Thú y Việt Nam trong quá trình làm chủ công nghệ để nghiên cứu, sản xuất các loại vacxin, nhất là đối với vacxin LMLM là loại vacxin chỉ có một số nước trong khu vực và trên thế giới nghiên cứu, sản xuất thành công. Việc chủ động sản xuất được vacxin LMLM tại Việt Nam sẽ tạo thuận lợi chủ động trong phòng bệnh và giảm giá thành vacxin, ngân sách nhà nước tiết kiệm hàng chục triệu USD để nhập khẩu vacxin và quan trọng hơn cả là góp phần giúp chúng ta khống chế, tiến tới loại trừ bệnh LMLM ở Việt Nam.
- lở mồm long móng li>
- vắc xin li>
- vaccine li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất