Lựa chọn phát triển tứ đại danh dược cổ truyền – hươu sao đã giúp cho nhiều hộ gia đình, Hợp tác xã (HTX) mang lại giá trị kinh tế cao, hỗ trợ thành viên giảm nghèo, đồng thời mô hình này còn tạo nên sự độc đáo, có sức hút đối với nhiều người ở các tỉnh thành khác.
Một góc trại nuôi hươu của gia đình anh La Văn Lưu. Ảnh: Nguyên Hoa
Dễ nuôi, lãi cao
Anh La Văn Lưu (ở thôn Đồng Quang, xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) đã tìm cách làm kinh tế tại nhà với việc nuôi hươu sao.
Qua tìm hiểu, thấy hiệu quả kinh tế mà hươu sao mang lại là rất cao nên anh Lưu đã bỏ ra 100 triệu đồng để mua 2 cặp hươu bố mẹ và 2 hươu con.
Hươu là loài dễ nuôi, thức ăn của chúng chủ yếu là lá cây, ngô, hoa quả, cây cỏ có sẵn trên đồi. Gần 1 năm sau, thấy nuôi hươu tốn ít thức ăn, anh Lưu mạnh dạn đầu tư hơn 200 triệu đồng vào Hà Tĩnh mua thêm 7 con nữa.
Tuy nhiên, do chuồng trại, môi trường nên đã chết mất 3 con (thiệt hại khoảng 100 triệu đồng). Từ năm 2021 đến nay, hươu cái trong đàn sinh thêm được 3 hươu con. Trong tổng số 13 con hươu trong chuồng có 8 con đã được thu hoạch nhung. Mỗi năm 1 con hươu cắt được 600-700g nhung, bán với giá 2,3 triệu đồng/100g, anh có thu nhập hơn 100 triệu đồng.
Trong khi đó, ông Ngô Văn Hùng – Giám đốc HTX Trọng Hùng (xóm Tè, xã Tân Hòa, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) – lý giải việc lựa chọn nuôi hươu sao để phát triển kinh tế là vật nuôi dễ chăm sóc, ít dịch bệnh, đầu ra rộng mở lại cho lãi cao.
Nhờ nuôi hươu mà tổng doanh thu HTX năm 2022 và cả quý I/2023 là gần 8 tỉ đồng, lợi nhuận gần 3 tỉ đồng, từ đó giúp 33 hộ thành viên có cuộc sống khấm khá, đặc biệt còn giúp một số hộ thành viên thoát nghèo. Có thể thấy, nuôi hươu cho thu hoạch sản phẩm khá đa dạng từ lấy nhung, cao xương, lấy thịt…
Đẩy mạnh liên kết, hỗ trợ giảm nghèo
Với hiệu quả kinh tế mang lại từ chăn nuôi hươu, HTX Trọng Hùng luôn coi trọng yếu tố liên kết để có thể phát triển bền vững. Cụ thể là HTX đang đẩy mạnh liên kết với các trang trại hươu lớn trong nước để nhập con giống tốt, bảo đảm chất lượng khi các thành viên có nhu cầu phát triển đàn.
Ngoài ra, HTX còn liên kết với xã Quang Sơn (huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc), liên kết với huyện Yên Dũng, huyện Mỹ Lộc, huyện Vụ Bản (tỉnh Nam Định), huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh), huyện Tân Yên, huyện Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang) và các hộ chăn nuôi hươu trong tỉnh Thái Nguyên để cung cấp giống hươu cho những hộ có nhu cầu, đồng thời nhận chuyển giao kỹ thuật và cách chăm sóc hươu.
Đặc biệt, 2 quý đầu năm 2023, HTX cung cấp ra thị trường trong và ngoài tỉnh trên 100 con hươu giống các loại cho những đơn vị có nhu cầu phát triển sản xuất loại vật nuôi này tại các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Nam Định, Vĩnh Phúc…
HTX đã giúp các thành viên nâng cao thu nhập, giảm nghèo, ổn định kinh tế. Bởi Tân Hòa từng là một trong những xã miền núi được xếp vào diện khó khăn bậc nhất của huyện Phú Bình.
Tính trung bình thu nhập của mỗi thành viên trong HTX hiện là 10 triệu đồng/người/tháng. Đặc biệt, đã có 2 thành viên trong HTX đã thoát nghèo nhờ tham gia chăn nuôi hươu dưới sự định hướng của HTX.
Để thích ứng với thị trường, thời gian tới, các thành viên HTX cũng sẽ phối hợp ngành chức năng của huyện tham gia Chương trình xóa đói giảm nghèo tại địa phương thông qua việc đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật về chăn nuôi hươu, hỗ trợ hươu giống cho các hộ nghèo, cận nghèo.
Mô hình kinh tế của HTX Trọng Hùng cũng như của anh La Văn Lưu không chỉ tạo ra nguồn thu nhập ổn định mà còn là nguồn động viên, cổ vũ cho bà con các dân tộc khác dám nghĩ, dám làm, tự tin phát triển kinh tế trên chính mảnh đất quê hương.
TRANG HÒA – NGUYÊN HOA
Nguồn: báo Lao Động
- chăn nuôi hươu li>
- Hợp tác xã nuôi hươu li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất