Lạng Sơn: Tiêm được trên 60 nghìn liều vaccine, ASF được khống chế - Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Lạng Sơn: Tiêm được trên 60 nghìn liều vaccine, ASF được khống chế

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Từng là điểm nóng bùng phát Dịch tả lợn châu Phi (ASF), đến nay, sau khi triển khai các biện pháp phòng chống theo quy định, đặc biệt là mạnh dạn tiêm phòng vaccine nên dịch đã được khống chế.

    FAO và Philippines: Khảo sát hiệu quả vaccine dịch tả lợn châu Phi trên lợn nái tại Việt Nam

     

    Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Nam Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Lạng Sơn với đoàn làm việc của Bộ Nông nghiệp Philippines do ông Contante Palabrica, Cục trưởng Cục Thú y làm trưởng đoàn.

    Đoàn làm việc của Bộ Nông nghiệp Philippines trao đổi với Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Lạng Sơn

     

    Từng phải tiêu hủy trên 16.000 con lợn

     

    Theo ông Nguyễn Nam Hùng, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 175.116 con lợn, giảm 3,36% (giảm -9.096 con) so với cùng kỳ. Đầu con giảm so với cùng kỳ chủ yếu là do ảnh hưởng của ASF.

     

    Từ đầu năm đến ngày 4/12/2024, ASF xảy ra tại 4.541 hộ/790 thôn/162 xã/11 huyện, thành phố. Số lượng lợn phải tiêu hủy đã tăng 6,5 lần so với năm 2023, với tổng số lợn chết và tiêu hủy lên tới 16.658 con lợn, với tổng trọng lượng 724.373 kg. Năm 2024, bệnh xảy ra nhanh và có chiều hướng lây lan từ trung tuần tháng 5, đến trung tuần tháng 8 phát sinh 146/200 xã, phường, thị trấn mới phát sinh, số ổ dịch tăng 2,5 lần so với năm 2023, bình quân mỗi ngày tiêu hủy khoảng 290 con/ngày.

    Ông Contante Palabrica, Cục trưởng Cục Thú y Philippines trao đổi với TS. Nguyễn Văn Điệp, Tổng giám đốc AVAC tại trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

     

    Đã tiêm được trên 60.000 con lợn

     

    Cụ thể, ngay sau khi nhận được vaccine từ nhà cung cấp, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã cấp 55.360 liều vaccine cấp cho tất cả các huyện, thành phố theo số lượng lợn trong diện tiêm phòng đã đăng ký. Trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố đã cấp phát vaccine cho nhân viên thú y các xã, phường, thị trấn kịp thời, đảm bảo kỹ thuật theo đúng kế hoạch. Kết quả triển khai tiêm đồng loạt vaccine ASF từ ngày 22/7-2/8/2024 trên địa bàn tiêm được 43.943/49.135 con, đạt 88,38% so với tổng đàn trong diện tiêm phòng, có 17 con lợn phản ứng chết trong vòng 72 giờ sau tiêm phòng, chiếm tỉ lệ 0,039%. Kết thúc đợt tiêm phòng đồng loạt, Sở NN&PTNT chỉ đạo UBND các huyện, thành phố tiếp tục rà soát tiêm bổ sung cho đàn lợn đến tuổi tiêm phòng phát sinh. Đến nay, đã tiêm được 61.434 con.

     

    Đến nay, sau khi triển khai các biện pháp phòng chống dịch theo quy định (sàng lọc diện tiêm phòng và thực hiện tiêm phòng bao vây ổ dịch, phun tiêu độc khử trùng ổ dịch, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi..) dịch bệnh đã được khống chế giảm số ổ dịch mới phát sinh và số con tiêu hủy trong ngày. Đến nay, trên địa bàn tỉnh còn 02 (đến ngày 5/12 đã qua 20 ngày)/162 xã/02 huyện (Hữu Lũng, Bình Gia) chưa qua 21 ngày.

     

    Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Nam Hùng,  ASF trên địa bàn tỉnh có nguy cơ tiếp tục phát sinh và lây lan. Do chăn nuôi trên địa bàn tỉnh chủ yếu là nhỏ lẻ, việc vệ sinh tiêu độc khử trùng chưa được triệt để nên vi rút đã phát tán ra diện rộng (vi rút ASF có đặc điểm là có sức đề kháng cao với môi trường), bệnh chưa có thuốc điều trị. Đối với vaccine ASF còn giới hạn đối tượng tiêm (chỉ tiêm cho lợn thịt trên 04 tuần tuổi), vì vậy, các đối tượng như nái, đực giống, lợn sắp giết thịt, lợn mới phát sinh chưa được tiêm phòng.

     

    Vì vậy, ông Nguyễn Nam Hùng đề nghị Cục Thú y quan tâm, chỉ đạo sát sao trong công tác phòng chống dịch bệnh động vật trên địa bàn; đề nghị công ty AVAC Việt Nam nghiên cứu vaccine để có thể triển khai tiêm phòng cho mọi loại lợn và mọi lứa tuổi để hiệu quả phòng chống dịch được cao.

     

    Cần tiếp tục tăng cường giải pháp cấp bách để ngăn chặn dịch bện lây lan. Đẩy mạnh tuyên truyền để để nâng cao nhận thứ của người chăn nuôi về dịch bệnh và các biện pháp phòng ngừa. Theo dõi sát sao tình hình dịch bệnh và có kế hoạch ứng phó kịp thời khi có dấu hiệu bùng phát.

    Ông Nguyễn Nam Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Lạng Sơn

     

    Đồng bộ các biện pháp chống dịch ASF

     

    Cũng theo chia sẻ của Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Lạng Sơn, để tình hình ASF được khống chế như hiện nay, tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện đồng bộ các biện pháp. Cụ thể như:

     

    Công tác tham mưu

     

    UBND tỉnh, Sở NN&PTNT đã ban hành các văn bản chỉ đạo công tác phòng chống dịch kịp thời, các biện pháp kỹ thuật phù hợp với tình hình dịch bệnh tại địa phương.

     

    Lãnh đạo UBND tỉnh, Sở NN&PTNT đã thành lập các đoàn đi kiểm tra thực tiễn ở địa phương có chiều hướng lây lan và phát sinh. Ngày 2/7/2024, trước diễn biến chống dịch phức tạp và việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch không đồng bộ tại địa phương. UBND tỉnh đã thực hiện cuộc họp trực tuyến 3 cấp về công tác phòng chống ASF trên địa bàn do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lương Trọng Quỳnh và Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long đồng chủ trì.

     

    UBND cấp huyện, xã thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật để chỉ đạo và điều phối các hoạt động phòng, chống dịch;

     

    Thông tin tuyên truyền

     

    Cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện, xã đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân một về một số nội dung: tuyên truyền tác hại, nguy cơ, tính chất lây lan và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; nâng cao nhận thức của người dân về việc kiểm soát việc vận chuyển và giết mổ lợn ra khỏi thôn, bản có dịch; Tuyên truyền người dân thực hiện 5 không: không giấu dịch, không mua bán vận chuyển và đặc biệt tuyên truyền cho người dân tiêm phòng vaccine Dịch tả lợn châu Phi.

     

    Tăng cường các biện pháp kỹ thuật đã thực hiện

     

    Tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm khi có lợn ốm, chết tổ chức lấy mẫu xét nghiệm; triển khai các biện pháp chống dịch theo quy định (tiêu hủy lợn ốm, chết do ASF, tổ chức phun tiêu độc khử trùng…); Thực hiện phun tiêu độc khử trùng theo quy định; Tuyên truyền khuyến cáo cho người dân chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học để phòng ASF; Cập nhật thường xuyên, đầy đủ  thường xuyên bệnh…

     

    Tiêm vaccine AVAC ASF LIVE tại trại lợn của anh Nong anh Nong Văn Pai, thôn Hợp Tiến, xã Thống Nhất, Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn

     

    Là một trong số những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ được thụ hưởng từ chương trình tiêm vaccine của tỉnh, anh Nong Văn Pai, thôn Hợp Tiến, xã Thống Nhất, Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn cho biết, với quy mô 10 nái và đàn lợn thịt hiện có 60 con, cao điểm hơn 100 con, chăn nuôi lợn là sinh kế của gia đình anh.

     

    Đàn lợn gia đình anh chưa bao giờ bị nhiễm bệnh Dịch tả lợn châu Phi. Tuy nhiên, từ cuối tháng 9 và đầu tháng 10, anh cũng đã mạnh dạn tiêm vaccine và đàn lợn phát triển bình thường. Sau khi tiêm vaccine, gia đình anh vẫn đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học bằng các biện pháp như hạn chế người  lạ vào chuồng lợn (vào phải đi ủng và mặc đồ ảo hộ), giữ cho chuồng trại sạch sẽ, sử dụng con giống khỏe mạnh và chú ý tiêm phòng các loại vaccine khác đầy đủ…

    Trang trại lợn của anh Nong Văn Pai phát triển khỏe mạnh sau khi tiêm vaccine AVAC ASF LIVE

     

    Hà Ngân

    Philippines muốn mua thêm 500.000 liều vắc xin tả lợn châu Phi của Việt Nam

     

    Chiều ngày 6/12/2024, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến và ông Contante Palabrica, Cục trưởng Cục Thú y, đại diện Bộ Nông nghiệp Philippines đã có buổi gặp gỡ, trao đổi.

    Buổi gặp gỡ giữa Thứ trưởng Phùng Đức Tiến và ông Contante Palabrica, Cục trưởng Cục Thú y Philippines

     

    Ông Contante Palabrica cho biết, trước khi là Cục trưởng Cục Thú y, ông đã là chủ tịch của doanh nghiệp chăn nuôi lợn lớn thứ 2 của Philippines với quy mô 25.000 nái, mỗi ngày giết mổ 1.000 con lợn thịt.

     

    Trước khi chưa có ASF, Philipines có tổng đàn lợn 1 triệu nái, sau đó có dịch chỉ còn một nửa, thiệt hại vô cùng lớn, đặc biệt người chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm số đông thì vô cùng khó khăn. Công ty của ông Contante Palabrica lúc đầu đã từng tổn thất 200 triệu USD vì ASF. 

     

    Tháng 11/2023, doanh nghiệp của ông đã tiêm 10.000 liều, kết quả rất tốt và sang năm dự kiến sử dụng 50.000 liều nữa.

     

    Hiện nay vaccine này cũng đã được sử dụng tại 1 số trang trại khác cho kết quả tương tự. Vì thế, tôi đã đi tất cả các tỉnh của Philippines để cung cấp thông tin chi tiết về vaccine cho người chăn nuôi. Nhiều trang trại đã bày tỏ mong muốn được sử dụng vaccine để phòng bệnh cho đàn lợn của mình”.

     

    Khi nhận được thông tin từ Việt Nam rằng loại vaccine này có hiệu quả trên cả lợn nái và đực giống, trong khi Philippines cũng đang tiến hành thử nghiệm tiêm trên lợn nái nên đoàn công tác đến Việt Nam để tiến hành khảo sát.

     

    Sau khi thu thâp dữ liệu từ chuyến đi thực tiễn tại Việt Nam, ông Contante Palabrica sẽ báo cáo lên Bộ Nông nghiệp Philipines về tình hình sử dụng vaccine. Philippines có một hội đồng khoa học xem xét, nghiên cứu về vaccine này. Tuy nhiên, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (The Food and Drug Administration – FDA) mới là đơn vị là quyết định cho lưu hành vaccine rộng rãi hay không.

     

    Ông mong muốn Việt Nam cũng sẽ sớm hoàn thành cấp phép cho vaccine AVAC ASF Live tiêm trên lợn nái và đực giống để Bộ Nông nghiệp Philippines làm căn cứ đề xuất cho Chính phủ. 

     

    Ông Contante Palabrica cũng chia sẻ, hiện nay tại Phillpines cũng có nhiều nhóm với quan điểm không sử dụng vaccine, tuy nhiên, khi FDA phê duyệt để sử dụng vaccine rộng rãi thì các đơn vị, doanh nghiệp sẽ tiêm nhiều. Dự kiến, năm 2025, phía Phillippines sẽ mua thêm 500. 000 liều vaccine AVAC ASF LIVE.

     

    Trao đổi với đoàn làm việc của Philippines, Thứ trưởng  Phùng Đức Tiến cho biết, trên nền tảng quan hệ sâu sắc Việt Nam-Philippines và kết quả thử nghiệm vaccine tại Philippines, cũng như thực tế sử dụng tại Việt Nam, thì nên mạnh dạn mua vaccine để tiêm cho đàn lợn. Điều này sẽ giúp đảm bảo sinh kế, an toàn thực phẩm, duy trì và phát triển ngành chăn nuôi lợn. Thứ trưởng  giao cho Cục Thú y và đơn vị thuộc Cục cũng như đầu doanh nghiệp là Công ty Cổ phần AVAC đáp ứng các yêu cầu quan trọng để tăng cường xuất khẩu vaccine sang. Đây là dấu mốc quan trọng nhằm tăng cường hợp tác quan trọng giữa Việt Nam và Philippines.

     

    H.N

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Ngô Thị Phương
  • Xin giá ạ

  • Diệp thị bich
  • 0988952608

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.