Ngày 22/11, tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa, Lào Cai), Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ Nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Hội nghị tổng kết mô hình nuôi dúi thương phẩm.
Mô hình nuôi dúi thương phẩm triển khai tại xã Liên Minh triển khai từ tháng 7/2024 có quy mô đàn 200 con giống, với 4 hộ ở thôn Nậm Than và 6 hộ ở thôn Nậm Cang tham gia. Đây là những hộ có hoàn cảnh khó khăn, chịu ảnh hưởng do thiên tai gây ra; các hộ được hỗ trợ giống miễn phí.
Mục tiêu mô hình nhằm đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất, giúp người dân tiếp cận phương thức chăn nuôi mới, góp phần thực hiện công tác giảm nghèo tại địa phương.
Quá trình triển khai, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ Nông nghiệp phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và một số cơ quan chuyên môn của thị xã Sa Pa trong việc xây dựng mô hình, kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh; cử cán bộ kỹ thuật phối hợp với địa phương theo dõi sát sao sự sinh trưởng.
Sau 5 tháng triển khai mô hình, số lượng dúi giống ban đầu tăng bình quân từ 0,5 – 0.7kg/con lên 1,5 kg/con; tăng tổng đàn lên 246 con.
Đánh giá hiệu quả ban đầu, các hộ tham gia cơ bản tuân thủ quy trình nuôi, đảm bảo kỹ thuật như xây dựng chuồng trại chắc chắn, ấm về mùa đông, mát về mùa hè; xử lý chất thải chăn nuôi bằng men vi sinh để bảo vệ môi trường, hạn chế dịch bệnh; đàn dúi sinh trưởng, phát triển tốt. Vì vậy, mô hình hoàn toàn có khả năng nhân ra diện rộng.
Tham quan mô hình nuôi dúi của người dân.
Tại hội nghị, các hộ nuôi dúi đã chia sẻ những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc về kỹ thuật nuôi dúi, đặc biệt khâu chăm sóc con non; vệ sinh chuồng nuôi hiệu quả; việc phòng chống rét và dịch bệnh.
Lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ Nông nghiệp đã giải đáp, trao đổi tháo gỡ những khó khăn và chia sẻ kiến thức, kỹ năng nuôi dúi sinh sản; mong muốn người dân tiếp tục quan tâm, nhân rộng mô hình trong thời gian tới.
Hữu Huỳnh
Nguồn: Báo Lào Cai
- kỹ thuật nuôi dúi li>
- nuôi dúi thương phẩm li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất