Sáng 24/11, nhiệt độ trên địa bàn huyện Sa Pa (Lào Cai) xuống thấp và tiếp tục giảm sâu. Trên đường tới huyện Sa Pa, dù chúng tôi đã mặc 5 lần áo, nhưng cái rét vẫn len lỏi vào cơ thể như gai nhọn.
Nhìn vào biểu đồ thời tiết, nhiệt độ tại khu vực lưng đèo Quốc lộ 4D lúc 9h sáng là 5 độ C, nhưng cảm nhận rõ cái lạnh còn hơn thế, bởi gió rất mạnh. Trước nguy cơ xảy ra băng giá, ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn gia súc rất lớn, nên ngay trong sáng 24/11, người dân các xã Sa Pả, Tả Phìn, Trung Chải… đã lùa trâu xuống xã Cốc San, Tòng Sành (Bát Xát) tránh rét hại, nhằm giảm nguy cơ hao hụt đàn trong mùa đông 2017.
Một số hộ dân đầu tiên đã đưa đàn trâu về xã Cốc San (Bát Xát) tránh rét.
Theo ghi nhận của phóng viên, trong sáng 24/11, dọc tuyến Quốc lộ 4D từ Lào Cai đi Sa Pa, hàng chục đàn trâu của các hộ dân huyện Sa Pa đã được di chuyển về địa phận xã Cốc San để tránh rét hại. Do đã có kinh nghiệm đưa trâu đi tránh rét, nên người dân không gặp nhiều khó khăn trong việc liên hệ tìm nơi tránh trú cho đàn trâu.
Anh Châu A Di, thôn Chu Lìn II, xã Trung Chải là một trong những hộ đầu tiên đưa đàn trâu của gia đình về xã Cốc San tránh rét. Anh Di cho biết: “Tôi nghe dự báo thời tiết mấy ngày tới sẽ rất lạnh, có thể có băng giá, nên sáng nay phải dậy từ 5 giờ sáng, cho trâu ăn, chuẩn bị cả thức ăn dự phòng và bạt mang theo để quây chuồng giúp trâu không bị rét lạnh. Năm ngoái, do chủ quan, gia đình tôi có 2 con trâu bị chết rét, thiệt hại gần 30 triệu đồng. Năm nay, tôi quyết tâm không để con trâu nào bị chết rét trong mùa đông.”
Nhiều hộ cùng tập trung đưa trâu về vùng thấp tránh rét.
Cũng đang đuổi trâu về vùng thấp tránh rét, anh Má A Dế, thôn Má Tra, xã Sa Pả chia sẻ: “Nhà tôi có 3 con trâu, mùa đông năm 2016 có 2 con bị chết rét. Tài sản lớn nhất của gia đình là con trâu, nên lần này tôi quyết tâm phải giữ, không thể để bị chết được. Tôi đã liên hệ với người quen ở xã Cốc San để gửi trâu và mang theo cả bạt, thức ăn, quần áo… để đồng hành với “tài sản” lớn nhất của gia đình trong mùa đông năm nay. Bao giờ hết rét tôi mới cho trâu trở về nhà.”
Theo thống kê, hiện trên địa bàn huyện Sa Pa có 4.890 hộ nuôi gia súc với tổng đàn hơn 13.000 con (11.194 con trâu, 2.286 con bò và 250 con ngựa). Mùa đông năm 2016, toàn huyện Sa Pa có 170 con gia súc bị chết rét (156 con trâu, 14 con bò).
Nhiều hộ dân cũng di chuyển đàn bò về vùng thấp để đảm bảo an toàn.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, mùa Đông năm 2017 có khả năng xảy ra tình trạng rét đậm, rét hại và băng giá kéo dài. Ngành nông nghiệp huyện khuyến cáo người dân nên có những biện pháp chủ động để đảm bảo sức khỏe cho đàn gia súc trong mùa đông. Trong đó, cần triển khai sớm việc che chắn chuồng nuôi nhốt; đối với các xã vùng cao, người dân cần chủ động đưa gia súc xuống vùng thấp để tránh rét, dự trữ củi để sưởi ấm; trữ thức ăn cho gia súc trong mùa rét; tránh chăn thả ngoài trời khi nhiệt độ xuống thấp khiến gia súc kiệt sức vì rét… Những hộ dân đưa trâu đi tránh rét cần chú ý đảm bảo an toàn, tránh gây tai nạn giao thông trên đường di chuyển.
Với sự chủ động, khẩn trương của ngành chức năng và người dân, mùa Đông năm 2017, huyện Sa Pa sẽ hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do rét gây ra trên đàn gia súc.
Đức Phương
Nguồn: Báo Lào Cai
- chăn nuôi mùa rét li>
- phòng chống rét li>
- chăm sóc vật nuôi mùa rét li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất